2.901. Rộng mở cơ hội giao thương Việt Nam – Hoa Kỳ nhìn từ đường bay thẳng

(ĐT) – Dự kiến vào ngày 28/11, Vietnam Airlines sẽ bắt đầu khai thác đường bay thẳng thương mại thường lệ đầu tiên từ TP.HCM (Việt Nam) đến San Francisco (Hoa Kỳ). Thông tin này được ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Vietnam Airlines chính thức công bố tại Diễn đàn Thúc đẩy giao thương Việt Nam – Hoa Kỳ trong hoàn cảnh mới diễn ra chiều ngày 16/11, tại Hà Nội.

Ảnh Internet

Theo ông Hà, dịch Covid-19 chính là chất xúc tác làm đẩy nhanh hơn tầm nhìn và đón nhận cơ hội trong tương lai của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, việc triển khai đường bay thẳng sẽ hạn chế được điểm dừng, sự tiếp xúc. Với thời gian 13 tiếng chiều đi và 16 tiếng chiều về, việc đi lại của các doanh nhân sẽ được rút ngắn 5 – 6 tiếng so với thời điểm hiện nay.

Sau khi đưa đường bay thẳng thương mại thường lệ này vào khai thác, ông Hà cho biết, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục nghiên cứu, khảo sát đường bay thẳng tới các thành phố khác của Mỹ như Los Angeles, Newton…

Theo nhiều doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp, việc phát triển các đường bay thẳng cũng như xây dựng chuỗi cung ứng, dịch vụ logistics là một trong những giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu mạnh mẽ hơn vào thị trường đầy tiềm năng hợp tác giao thương này trong thời gian tới.

Năm 2020, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ đạt 90 tỷ USD. Dự kiến, năm nay sẽ vượt mốc 100 tỷ USD. Trong 10 tháng năm 2021, Hoa Kỳ trở thành bạn hàng lớn nhất của ngành nông nghiệp của Việt Nam. Trong 5 năm gần nhất, trung bình mỗi năm, hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng 230%, và nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam tăng 175%. Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Hoa Kỳ, trong khi Hoa Kỳ cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Riêng đối với ngành gỗ, theo ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam qua Hoa Kỳ và nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ Hoa Kỳ để chế biến sâu có mức tăng trưởng đáng kể. Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều nhất sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ (tương đương 40%). Năm 2020, giá trị xuất khẩu mặt hàng này sang Hoa Kỳ đạt 7,3 tỷ USD. Nhập khẩu từ Hoa Kỳ về Việt Nam là trên 300 tỷ USD.

Năm nay, do tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19 làm giá cước vận tải tăng mạnh, giá nguyên liệu đầu vào tăng…, khả năng khó đạt được mục tiêu 10 triệu USD xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ. Do đó, Chính phủ và doanh nghiệp hai nước đang rất cố gắng gỡ bở các trở lực để vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đều nhận định, Covid-19 chỉ là khó khăn tạm thời, mang tính thời vụ và tin tưởng rằng kim ngạch xuất, nhập khẩu sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi dịch bệnh được kiểm soát.

Bà Phan Thị Thanh Xuân – Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso) cũng cho biết, trong 10 năm gần đây, tăng trưởng xuất khẩu của ngành da giày, túi xách vào thị trường Hoa Kỳ liên tục tăng, trung bình là 20%. Mỗi năm người Mỹ sử dụng 6 đôi giày, trong đó 1,3 đôi giày có xuất xứ từ Việt Nam. Đại dịch Covid-19 bùng phát khiến cho đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhưng gần đây, các doanh nghiệp đã nhận được nhiều đơn hàng từ thương vụ và khách hàng trực tiếp. Nhiều nhà đầu tư bắt đầu dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam.

Mặc dù Hoa Kỳ được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng để hợp tác giao thương, nhưng đây cũng là thị trường khá khó tính, với tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe.

Theo bà Xuân, với thị trường rộng lớn hơn 300 triệu dân, đơn hàng thường rất lớn, chỉ có doanh nghiệp quy lớn, đủ năng lực mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, cho nên cơ hội cho những doanh nghiệp nhỏ và vừa bị hạn chế, giảm bớt cơ hội. Bên cạnh đó, thị trường Hoa Kỳ còn đòi hỏi cao về việc thực hiện trách nhiệm xã hội, người dùng thích sử dụng những thương hiệu lớn.

Để thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, theo bà Xuân, các doanh nghiệp cần hợp tác, tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhãn hàng lớn như Nike… Đây cũng là giải pháp được nhiều doanh nghiệp Việt Nam thực hiện thành công thời gian qua. Xây dựng chuỗi cung ứng, hạ tầng, dịch vụ logistics như mở đường bay thẳng sang Hoa Kỳ được cho là một trong những giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nhanh hơn.

Một trong những vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý, theo Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, các doanh nghiệp cần cẩn trọng đối với các quy định pháp luật của Hoa Kỳ như phòng vệ thương mại (bao gồm 4 biện pháp: Chống bán phá giá, Chống trợ cấp, Biện pháp tự vệ và Chống lẩn tránh phòng vệ thương mại); hậu quả của việc tiếp tay xuất nhập khẩu cho hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng…

Lê Xuân

—————

Đấu thầu (Kinh doanh) 16-11-2021:

https://baodauthau.vn/rong-mo-co-hoi-giao-thuong-viet-nam-hoa-ky-nhin-tu-duong-bay-thang-post116458.html

(94/1.011)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.392. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao. (TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.908. Truy quét hàng giả cuối năm.

Truy quét hàng giả cuối năm. (NLĐ) - Các cơ quan chức năng sẽ tập trung...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,018