2.977. Nếu không luật hóa, nợ xấu nguy cơ trở thành ‘cục máu đông’ treo lơ lửng trên đầu các nhà băng

(DNT) – Theo các chuyên gia, nợ xấu là vấn đề luôn hiện hữu của ngành Ngân hàng. Vài tháng nữa, Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu hết hiệu lực. Nếu không gia hạn hoặc luật hóa, nợ xấu có nguy cơ trở thành “cục máu đông” tiếp tục treo lơ lửng trên đầu các nhà băng.

Nợ xấu có nguy cơ trở thành “cục máu đông” tiếp tục treo lơ lửng trên đầu các nhà băng. Ảnh minh họa.

Liên quan đến câu chuyện xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, luật sư Trương Thanh Đức – Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, cho rằng, Nghị quyết 42 đã sắp hết hiệu lực, thời hạn thực hiện chỉ còn 6 tháng (đến 15/8/2022). Nếu không được tiếp tục xử lý nợ xấu theo Nghị quyết này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho ngành Ngân hàng, nhất là trong bối cảnh nợ xấubùng phát sau hậu quả của đại dịch Covid-19.

Theo ông Đức, Luật Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng cần được tiếp tục duy trì trong khoảng tối thiểu 5 – 10 năm nữa, cho đến khi nào tòa án thực sự bảo đảm được trên thực tế yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm nói riêng, các vụ án đòi nợ nói chung một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả.

Ông Phan Thanh Hải, Phó tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho biết bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình xử lý nợ xấu và vướng mắc trong thực hiện Nghị quyết 42 cũng phát sinh một số khó khăn, như dịch bệnh Covid-19 bùng phát trong khoảng 2 năm trở lại đây đã ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến hoạt động xử lý thu hồi nợ của các ngân hàng.

Trong đó, kinh tế chịu thiệt hại nặng nề từ đại dịch Covid-19 dẫn tới suy giảm khả năng tài chính, giảm nhu cầu mua tài sản, mua khoản nợ của các đối tác, đồng thời nhiều nhà đầu tư có tâm lý e ngại, không dám mua tài sản vì sợ rủi ro do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh. Các dịch vụ liên quan đến hoạt động xử lý nợ tại một số địa bàn bị tạm dừng hoạt động trong nhiều tháng, như bán đấu giá, thẩm định giá, thừa phát lại… đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động, khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

Ngoài ra, còn khó khăn trong công tác thi hành án. Bởi hiện nay, đối với các khoản nợ có nhiều tài sản thế chấp tọa lạc tại các huyện, tỉnh khác nhau, theo quy định của pháp luật về thi hành án thì không được phát mại đồng thời các tài sản mà phải thực hiện cuốn chiếu từng tài sản theo từng địa bàn, dẫn tới thời gian thu hồi nợ kéo dài, không xử lý tổng thể, dứt điểm được toàn bộ tài sản biến động tại cùng thời điểm, gây thiệt hại cho ngân hàng.

Từ những khó khăn đó, ông Phan Thanh Hải kiến nghị cần luật hóa Nghị quyết 42 để ban hành Luật Xử lý nợ xấu trong giai đoạn hiện nay. Theo ông hải, việc luật hóa sẽ giải quyết xung đột pháp luật; bổ sung cơ chế, chính sách pháp luật cần thiết. Bởi các quy định trong Nghị quyết 42 được điều chỉnh hoặc liên quan đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác, như: Bộ Luật dân sự, Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Quản lý thuế… Trong đó, một số văn bản pháp luật được ban hành sau thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực.

Thứ hai, cần đồng bộ hệ thống luật và các văn bản dưới luật về xử lý nợ xấu: Trong trường hợp Quốc hội xem xét, thông qua việc luật hóa Nghị quyết 42 thì sau khi Luật Xử lý nợ xấu được ban hành và triển khai áp dụng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cũng như các cơ quan chức năng có liên quan sẽ có cơ sở để tổng kết thực tiễn, nghiên cứu và đề xuất ban hành đồng bộ các Nghị định, Thông tư quy định, hướng dẫn cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề, vướng mắc phát sinh xoay quanh việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

“Việc đồng bộ hệ thống luật và các văn bản dưới luật liên quan đến xử lý nợ xấu sẽ là tiền đề quan trọng để xây dựng hành lang pháp lý cần thiết, hình thành một môi trường kinh tế lành mạnh, hoạt động cấp tín dụng và xử lý nợ chuyên nghiệp, bài bản cho Việt Nam, góp phần nâng cao mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam”, ông Hải nêu.

Thạch Hương 

——————

Doanh nhân trẻ (Tài chính – Thị trưởng) 20-02-2022 (156/877):
https://doanhnhantrevietnam.vn/neu-khong-luat-hoa-no-xau-nguy-co-tro-thanh-cuc-mau-dong-treo-lo-lung-tren-dau-cac-nha-bang-d13613.html

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.392. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao. (TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.908. Truy quét hàng giả cuối năm.

Truy quét hàng giả cuối năm. (NLĐ) - Các cơ quan chức năng sẽ tập trung...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,984