(VOV2) – Luật sư Trương Thanh Đức đối thoại với MC Thu Hà về việc thanh toán không dùng tiền mặt trong bối cảnh Dịch COVID-19, phát trực tiếp trên VOV2 Cuộc sống muôn màu, chuyên mục Chuyện hôm nay từ 17h14 – 17h28.
—————-
Kịch bản:
CHƯƠNG TRÌNH 30 PHÚT CÙNG VOV2
CHUYỆN HÔM NAY
Phát sóng: 17h00 PL 21h00 – VOV2 thứ tư06/05/2020
Thực hiện: Thu Hà
Tổ chức sản xuất: Thanh Tâm
Duyệt: Lãnh đạo phòng Lãnh đạo Ban
THỜI GIAN | NỘI DUNG | T ĐỘNG/ ÂM THANH/ Q. BÁ |
Nhạc TM Chuyện hôm nay
|
| |
1. Hà: Thưa quý vị, xin được trân trọng giới thiệu với quý thính giả, khách mời cùng tham gia bàn luận với chúng ta ngày hôm nay là luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI. Khách mời: Chào giao lưu thính giả và MC…. 2. Hà:Thưa luật sư, trước đây, dù đã có nhiều phương tiện thanh toán như chuyển khoản qua ngân hàng, dùng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng rồi các ứng dụng khác dùng cho ví điện tử, thế nhưng những phương tiện này vẫn chưa được phổ biến và dùng một cách rộng rãi trong xã hội Việt Nam. Việc sử dụng tiền mặt chiếm đến 90% chi tiêu, 99% cho các mặt hàng dưới 100.000 đồng, gần 85% giao dịch tại ATM là rút tiền. Vậy thì việc thanh toán không dùng tiền mặt có điểm lợi nào cho các bên so với hình thức thanh toán truyền thống trước đây? LS trả lời: 3. Hà:Kể từ khi dịch Covid 19 bùng phát, luật sư có nhìn nhận như thế nào trước thói quen thanh toán không dùng tiền mặt của người dân? LS trả lời: 4. Hà:Vâng, như nhận xét của luật sư thì không ít người đã thay đổi thói quen khi mua xắm. Phóng sự của phóng viên ĐTNVN phản ánh vấn đề này, mời luật sư và quý thính giả cùng nghe: PS: Thay đổi thói quen dùng tiền mặt. 5. Hà:Thưa luật sư, như những nhân vật trong phóng sự đã nói thìsự tiện lợi khi thanh toán không dùng tiền mặt đã rõ ràng, đặc biệt khi dịch bệnh xảy ra. Liệu có thể nói rằng, đây là thời cơ phù hợp, thuận lợi để Việt Nam có thể “tăng tốc” hơn nữa trong cuộc đua không tiền mặt hay không, thưa luật sư? LS trả lời: 6. Hà:Trong phóng sự thì một nhân vật cũng đã nói khi dùng tiền mặt thì lo chẳng may gặp cướp sẽ kéo theo bao rắc rối còn khi thanh toán qua thẻ, nếu chẳng may mất ví, mất thẻ thì nạn nhândễ dàng bảo toàn tài sản với thao tác rất đơn giản, đó là gọi điện đến ngân hàng yêu cầu khóa thẻ lại ngay lập tức để ngăn chặn những giao dịch không mong muốn xảy ra và họ sẽ được hỗ trợ giải quyết nhanh nhất có thể. Tất nhiên, điều này không thể làm được với tiền mặt, nếu không tìm được kẻ cắp thì bạn sẽ phải mất luôn số tiền đó. Dù là rất nhiều tiện ích như vậy hiện mới có khoảng 20% người dân sử dụng hình thức thanh toán này. Vì sao lại như vậy? Có phải là do họ chưa biết về công nghệ giao dịch không dùng tiền mặt, do họ vẫn phải trả một khoản phí trong giao dịch này hay còn vì những lý do gì khác? LS trả lời: 7. Hà:Có người cho rằng, đây là “cơ hội vàng” cho lĩnh vực thanh toán của Việt Nam vì ý thức của người dân đã được nâng cao, nhưng liệu rằng ý thức của người dân có là yếu tố chính để lĩnh vực này phát triển hay còn phụ thuộc vào những điều gì nữa? LS trả lời: 8. Hà:Hệ thống thanh toán điện tử của Việt Nam mới đáp ứng một phần nhu cầu của người dân khu vực thành thị, còn khu vực nông thôn, hầu như mọi người vẫn không biết hoặc không sử dụng hình thức thanh toán này. Ông có thể phân tích, vì sao bà con ở vùng nông thôn lại từ chối sử dụng loại hình thanh toán này? LS trả lời: 9. Hà:Theo đánh giá của ông thì hiện nay, hành lang pháp lý đã đủ mạnh để phát triển lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt chưa? LS trả lời: 10. Hà:Có phải là do sự thay đổi của công nghệ, sự phát triển chóng mặt của các loại hình kinh doanh khiến hành lang pháp lý về lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt chưa theo kịp hay không, thưa ông? LS trả lời: 11. Hà:Để thanh toán không dùng tiền mặt phát triển theo đúng với xu hướng của thế giới thì các bên là Nhà nước, các ngân hàng hay các nhà cung cấp hàng hóa cần phải làm gì? LS trả lời: Vâng, xin cám ơn luật sư Trương Thanh Đức! 12. Hà:Thưa quý vị và các bạn! Dù thời gian qua, chúng ta đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức và triển khai phương thức thanh toán điện tử, tuy nhiên để lĩnh vực này phát triển hơn nữa, bên cạnh nâng cao nhận thức của người dân, những ưu đãi của đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ… Nhà nước cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, có như vậy thanh toán không dùng tiền mặt thời gian tới mới đạt như kỳ vọng./.
|
Thay đổi thói quen dùng tiền mặt khi mua sắm, tiêu dùng
Bấy lâu nay, bất cứ lúc nào ra khỏi nhà, chị Nguyễn Thu Thủy ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội đều phải “phòng thủ” tiền ở trong ví, khi vài trăm ngàn, lúc lên tới hàng chục triệu đồng. Chị Thủy cho rằng, điều này rất bất tiện vì là một tín đồ thời trang, nhiều lúc nhìn thấy một món đồ mà chị yêu thích, săn tìm bấy lâu nhưng chẳng may ví lại “rỗng”, đành phải chia tay món đồ chỉ vì một nguyên nhân “lãng xẹt”. Vậy là gần 1 năm nay,hầu hết mọi chi tiêu, mua sắm chị đã thay đổi hình thức thanh toán từ trả tiền trực tiếp bằng thanh toán qua thẻ:
Băng: Thanh toán không dùng tiền mặt rất là tiện lợi, khi mua bỉm, sữa cho con chỉ có cầm cái thẻ đi không thôi. Ví dụ có những món hàng có giá trị như cái túi xách hay đồng hồ chẳng hạn mình chỉ muốn cầm thẻ chứ không muốn cầm tiền vì nó rất nhiều tiền.
Những ngày vừa qua khi dịch Covid – 19 bùng phát, Tổ chức y tế thế giới đã khuyến cáo, tiền mặt có thể là vật trung gian gây bệnh, chị Thủy cho rằng lựa chọn của mình chính xác vì khi không dùng tiền mặt, không cần phải đếm tiền nữa sẽ không phải tiếp xúc với không lo ngại lây nhiễm virus corona và nhiều loại vi khuẩn khác nữa:
Băng: Trong dịp Covid này rất là tiện vì là hạn chế cầm các đồ vật, nhất là tiền được đưa đi đi lại rất nhiều người nên không sử dụng tiền mặt
Cũng giống như chị Thủy, mấy tháng qua, chị Nguyễn Nga ở quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội cũng thay đổi thói quen từ thanh toán bằng tiền mặt sang trả tiền qua thẻ tín dụng. Chị Nga cho rằng, hình thức thanh toán này vừa đơn giản, tiện lợi nhưng lại rất văn minh:
Băng: Giờ em không mấy khi có tiền mặt trong người vì mọi thứ từ đi siêu thị, làm đẹp, tiền điện, tiền nước, hay là còn mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn đều có thể thanh toán qua thẻ hoặc là thanh toán online. Khi trả tiền đỡ phải đếm đếm, rồi lại đỡ phải mang tiền trong người, có khi đi chơi cầm cái ví mà gặp bọn cướp thì lại còn mang họa vào thân. Rồi có lúc quên không mang tiền nữa, bất tiền lắm.
—————————–
VOV2 (Chuyện hôm nay) 06-5-2020: