200. Tham luận Hội thảo về Tội phạm liên quan đến hoạt động ngân hàng

(ANVI) – Hội thảo VNBA – CLB Pháp chế NH                                     SG 30-10, HN 01-11-2013    

PHÒNG CHỐNG, TRÁNH NÉ, CHE ĐỠ TỘI PHẠM NGÂN HÀNG

 

  1. Chúng ta đang chung sống với những loại tội phạm nào?
  • Nhìn chung có 5 loại vi phạm:
  • Đạo đức, lao động, dân sự, hành chính, hình sự.
  • Buổi hôm nay chỉ là một phần của tội phạm hình sự liên qua trực tiếp đến hoạt động ngân hàng.
  • Ngân hàng là mảnh đất màu mỡ để tội phạm cày xới. Tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng tuy chỉ chiếm 0,22% tổng số vụ, nhưng chiếm tới 60,2% giá trị.
  • Các dạng tội phạm:
  • Ngoài: Trộm; Cướp: Lừa đảo: Lạm dụng tín nhiệm;…
  • Trong: Tham ô; Nhận hối lộ; Vi phạm các quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng gây hậu quả nghiêm trọng; Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng;…
  • Một số tội phạm khác cũng cần quan tâm, dễ dính đến ngân hàng: Lưu hành tiền giả; Rửa tiền; Trốn thuế; Truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác;…
  1. Thấy tình hình tội phạm nhan nhản và nham hiểm như thế là tốt hay xấu?
  • Quá tốt, vì biết tội phạm để cảnh giác, phòng ngừa tội phạm. Trước và sau buổi hôm nay, tội phạm cũng như rủi ro vẫn bao vây chúng ta và “tăng trưởng” thế thôi, chứ không vì nghe thấy khiếp thế mà tăng hơn. Chúng ta càng sợ, thì càng tốt, kiểu như ra đường sợ nhất xe ca. Về nhà sợ nhất vợ già khoả thân
  • Sợ để tránh, trước hết là tránh tai hoạ cho cá nhân mình và sau đó là tránh cho ngân hàng.
  1. Tại sao chúng ta dính “đòn” pháp luật?
  • Sai nguyên tắc, chủ quan dễ dãi, nhẹ dạ cả tin,…
    • Cả tuần không kiểm quỹ, bị rút lõi lúc nào không hay;
    • Cho rút tiền của người khác nhiều lần không có uỷ quyền, mãi không sao, vào một ngày đẹp giời mới lòi ra kiện cáo, MSB NT từ 2008, nay đang nguy cơ tù tội;
    • Ngồi nhà định giá: Vụ nhà Lệ Chi, Gia Lâm, mô tả vị trí nhà cách thực địa hơn chục cây số.
  • Không hiểu biết pháp luật. Riêng phần này, chúng tôi có thể hỗ trợ tốt cho các anh chị
  • Pháp luật và cơ chế quản lý sơ hở, bất cập; rối như mớ boòng bong, trông tựa như rừng rậm, thâm hiểm như đánh bẫy
  • Xã hội gian lận, lừa đảo tràn lan, khủng khiếp: Tiền giả, hoá đơn giả, sổ sách giả, đăng ký giả, sổ đỏ giả, bão lãnh ngân hàng cũng giả
  • Tiêu cực, lợi dụng, tranh thủ kiếm chác, vẽ đường cho hươu chạy, cõng rắn cắn gà nhà, quỷ tha ma bắt, nối giáo cho giặc, đẩy nhau vào chỗ chết
  1. Làm gì để phòng chống, tránh né, che đỡ tội phạm?
  • Đối với dịch vụ:
    • Làm đúng quy trình, nguyên tắc, bất trắc loại trừ 95%
    • Nếu nghi ngờ, cứ đề nghị lăn tay hay xin chụp 1 kiểu ảnh làm kỷ niệm, thì tội phạm sẽ chuồn ngay.
  • Đối với tín dụng:
    • Hoạt động cho vay giống như thể đánh bạc với tương lai, rủi ro nhiều lắm
    • Làm kỹ thủ tục và quy định, đặc biệt là về tài sản bảo đảm. Chỉ xuất tiền, chúng ta chỉ xuất ra khi đã có vòng tránh tai an toàn. Ngân hàng mà làm ẩu, làm dối thì sớm không tù, muộn cũng tội.
    • Tràn lan cái giả, mà chúng ta lại làm ẩu nữa, thì ẩu giả gặp nhau, không dính đau mới tài. Quá nhiều cái gian, mà chúng ta lại làm dối nữa, thì gian dối chập nhau, không chết mau mới lạ!
  • Tổng hợp:
    • Đối với nghề kinh doanh làm tiền của ngân hàng, tiền là bạc. Đề nghị gọi lại như xưa để nhắc nhở mọi người: Tiền bạc, giấy bạc, đồng bạc, kho bạc, bạc giả,… 10 vụ đại án hiện nay thì 9 vụ dính đến ngân hàng.
  • Làm sai tất tật, nhưng chẳng mất mát gì, thì cứ việc vô tư. Làm đúng mọi nhẽ, mà tiền tỷ ra đi, thì vẫn đầy tội lỗi! Vì cả 4 tội đáng sợ nhất, luôn là kẻ thù “đồng hành” rình rập chúng ta, là Vi phạm các quy định về cho vay; Cố ý làm trái; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn và Thiếu trách nhiệm, đều có chung 1 cái đuôi là “gây hậu quả nghiêm trọng”.
  • Nhiều trường hợp bị lừa đảo rành rành, nhưng chỉ vì hậu quả mất tiền lớn, mà phải chịu “oan ức” mà tôi được biết như anh Toàn PTGĐ G.P-Bank; anh Lâm GĐ TCB HCM; chị Mai GĐ MSB Sài Gòn; chị Thái PGĐ BIDV Đông Đô; rất nhiều cán bộ tín dụng toàn ngành (tù nhân dự bị); chị Nga, chị Oanh kế toán, giao dịch viên MSB HCM.
    • Vì vậy, có thể làm đúng, làm sai gì gì đó, nhưng trong mọi trường hợp, cần phải bảo đảm an toàn tiền bạc một cách thực chất:
  • Nhận thế chấp xe ô tô mà cứ làm đúng luật, thì đúng là nắm nguồn nguy hiểm cao độ, rủi ro cao ngất.
  • Bình thường thì cãi, không biết không có tội, nhưng cứ đụng đến tiền bạc ngân hàng, thì không biết là có tội.
    • Ai luôn nghĩ đến rủi ro lớn nhất, thì thường sẽ chỉ gặp rủi ro nhỏ nhất.

—————————–

Luật sư Trương Thanh Đức

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,975