201. Dự thảo Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch đảm bảo: Thiếu chi tiết, yếu chế tài

(ĐĐK) – Chưa quy định chi tiết về “Tài sản bảo đảm”

Giao dịch đảm bảo đang trở thành rào cản đối với doanh nghiệp

Nghị định số 163 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. Ví như, quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì Nghị định 163 chưa có quy định về vấn đề tài sản được hình thành (chuyển hóa) từ quyền tài sản đã được thế chấp có đương nhiên trở thành tài sản thế chấp không. Điều này đã gây ra một số vướng mắc trong thực tiễn thi hành liên quan đến vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng quyền tài sản. Theo Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Trưởng Ban pháp chế, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), về nghĩa vụ được bảo đảm hình thành trong tương lai, tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 163 quy định nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ trong tương lai. “Tuy nhiên, khi ngân hàng yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm đối với hợp đồng có điều khoản bảo đảm cho nghĩa vụ hình thành trong tương lai thì một số cơ quan công chứng từ chối công chứng với lý do phạm vi bảo đảm và thời hạn bảo đảm không rõ ràng”. Ông Huỳnh cũng cho rằng, về cầm cố tài sản bảo đảm là cổ phiếu hình thành trong tương lai theo quy định của Điều 321 Bộ Luật dân sự 2005 và khoản 2 Điều 4 Nghị định 163, cổ phiếu hình thành trong tương lai có thể được dùng làm tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, Dự thảo Nghị định chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

 

“Bí” trong xác định “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai”

Cũng theo Luật sư Trương Thanh Đức: “Trường hợp tài sản hình thành trong tương lai đang trong quá trình hình thành mà bị xử lý theo quy định, thì cơ quan có thẩm quyền căn cứ kết quả xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng cho người mua, người nhận tài sản đó sau khi tài sản đã hình thành” là rất cần thiết. Tuy nhiên, đề nghị cần xem xét quy định rộng hơn, để tránh tình trạng vướng mắc trong trường hợp tài sản bảo đảm là nhà ở hình thành trong tương lai vẫn có thể bị xử lý khi còn đang xây dở dang, không thể hoàn thành được, thì cũng cần được công nhận để xử lý tài sản bảo đảm này.

Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam Bùi Văn Mai cho rằng, tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ trong tương lai. Tuy nhiên, khi ngân hàng yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm đối với hợp đồng có điều khoản bảo đảm cho nghĩa vụ hình thành trong tương lai thì một số cơ quan công chứng từ chối công chứng với lý do phạm vi bảo đảm và thời hạn bảo đảm không rõ ràng. Do đó, đề nghị làm rõ khái niệm “nghĩa vụ trong tương lai”.

Luật gia Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Công ty tư vấn VFAM Việt Nam phân tích, Nghị định 163 và Dự thảo Nghị định sửa đổi không có quy định nào về việc xác định giá trị của tài sản được sử dụng để thực hiện các giao dịch bảo đảm. Thực tế hiện nay đã và đang xảy ra trường hợp, bên nhận bảo đảm đồng thời là bên quyết định giá trị của tài sản bảo đảm dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, bên có tài sản bảo đảm luôn bị thiệt. Ông Tiền lý giải: “Chẳng hạn, một căn nhà bao gồm cả diện tích đất có căn nhà đó có giá thị trường là 10 tỷ đồng nhưng khi đem thế chấp để vay vốn từ ngân hàng, bản thân ngân hàng cho vay lại có quyền định giá. Khi đó, căn nhà chỉ được đánh giá ở mức 7 đến 8 tỷ. Hạn mức vay chỉ bằng 70% giá trị tài sản thế chấp, gây thiệt hại cho người có nhu cầu vay. Người vay không có quyền thỏa thuận vì nếu không chấp nhận thì không được vay” và kiến nghị, cần có một hoặc một số điều khoản theo hướng “Giá trị tài sản được sử dụng trong giao dịch bảo đảm (thế chấp, cầm cố) phải là giá thị trường, giá do hai bên thỏa thuận hoặc giá do tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp xác định”. Theo LS Tiền, nên ban hành một Nghị định mới thay cho Nghị định 163. Nếu ban hành một Nghị định bổ sung, sửa đổi sẽ dẫn đến tình trạng chắp vá quá nhiều, gây khó khăn cho việc thực hiện.

———————————–

Đại Đoàn kết  07/07/2011

http://daidoanket.vn/PrintPreview.aspx?ID=33929

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.973. Nợ xấu tiếp tục là thách thức đối với...

Nợ xấu tiếp tục là thách thức đối với ngành ngân hàng. (CT) –...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,112