203. Dự thảo Thông tư về mạng lưới hoạt động của Ngân hàng: “Ép” ngân hàng phải lách luật?

(ĐĐK) – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố dự thảo (lần 2) Thông tư quy định về điều kiện, hồ sơ và thủ tục thành lập, thay đổi tên, địa điểm và chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại (gọi tắt là Thông tư về mạng lưới hoạt động của Ngân hàng). Dù bản dự thảo lần 2 đã sửa đổi nhiều dự thảo lần 1, song thực tế cho thấy, nhiều quy định trong bản dự thảo lần này vẫn còn thiếu chi tiết và tạo “kẽ hở” dễ dẫn đến việc các NH lách luật.

Nếu hạn chế trong việc mở rộng mạng lưới của

 các Ngân hàng thì rất dễ dẫn đến tình trạng lách luật

Ảnh: Hoàng Long

Thiếu chi tiết về quy định “chấm dứt hoạt động”

Ông Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, cần xem lại quy định tại khoản 1, Điều 3 quy định: “Chi nhánh có thể thành lập phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở”. Bởi lẽ, phòng giao dịch là bộ phận phụ thuộc chi nhánh của ngân hàng thương mại. Nhưng mọi thủ tục thành lập phòng giao dịch đều do ngân hàng thương mại tiến hành chứ không phải chi nhánh. Tại Điểm a, khoản 1, quy định: “trường hợp có bằng chứng chứng minh hồ sơ đề nghị thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp có thông tin sai sự thật thì bị chấm dứt hoạt động”. Theo ông Đức, nên xác định thông tin sai sự thật đến mức độ nào mới phải chấm dứt hoạt động. “Bởi lẽ, có thể nhiều thông tin tuy sai nhưng chỉ là do sơ xuất hoặc không ảnh hưởng đáng kể đến bản chất vấn đề thì không cần thiết phải bắt buộc chấm dứt hoạt động”-ông Đức nhấn mạnh.

Bà Phùng Bích Vân, Ban pháp chế, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoViet Bank) cũng cho rằng, quy định về “Bắt buộc chấm dứt hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch, ATM, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại (Điều 17) thì cần phải xác định mức độ của thông tin sai sự thật. Bà Vân cho biết: “Trên thực tế, nếu cứ có bất kỳ thông tin sai sự thật nào về hồ sơ đề nghị thành lập chi nhánh, phòng giao dịch mà bắt buộc Ngân hàng phải chấm dứt hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch là… không thực tế. Bà Vân phân tích rằng, bởi nhiều khi có những thông tin sai không cơ bản, không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch thì không nhất thiết phải chấm dứt hoạt động của chi nhánh”.

Nếu “hạn chế” sẽ dẫn đến… lách luật?

Ông Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, dự thảo cũng cần xem lại quy định điều kiện về vốn điều lệ để thành lập chi nhánh ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. “Điều kiện 200 tỷ đồng là phù hợp với các chi nhánh ở nội thành của 2 thành phố này, còn các chi nhánh ở các huyện ngoại thành, đặc biệt là những huyện xa, miền núi thì chỉ nên yêu cầu số vốn như đối với chi nhánh ở các tỉnh, thành phố khác. Nếu không như vậy, thì sẽ là rào cản rất lớn trong việc mở chi nhánh tại khu vực ngoại thành giúp cho việc phát triển kinh tế của các khu vực này cũng như chủ trương giảm áp lực đối với khu vực nội thành”-ông Đức nêu quan điểm.

Theo Luật sư Bùi Thanh Lam, Công ty luật Liên Á và Cộng sự: Điều 3 của Dự thảo quy định: “Mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm: chi nhánh, đơn vị sự nghiệp, văn phòng đại diện ở trong nước; Chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài” mà không đề cập đến Sở giao dịch, Quỹ tiết kiệm hay điểm giao dịch. Như vậy, phần nào hạn chế các loại hình đơn vị trực thuộc chi nhánh ngân hàng so với quy định trước kia. Theo phân tích của ông Lam, nếu quy định như vậy, các chi nhánh của ngân hàng thương mại sẽ không được phép mở rộng mạng lưới của mình, chỉ được hoạt động tại trụ sở chi nhánh hay các Ngân hàng lại phải có phương án “lách luật” với việc áp dụng các tên gọi khác thay cho việc mở Phòng Giao dịch, Quỹ tiết kiệm… trực thuộc chi nhánh. Ngoài ra, nếu chỉ được mở các chi nhánh, hoặc phó giám đốc với tư cách cũng là 1 chi nhánh thì số lượng của các chi nhánh này bị hạn chế, dẫn đến việc trên một địa bàn rộng mà chỉ với số lượng chi nhánh hạn chế (không có các đơn vị con thuộc chi nhánh) sẽ không đáp ứng được mong muốn cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng rộng khắp đến người dân cũng như không phù hợp với một số đặc điểm của hoạt động ngân hàng.

H.Vũ

—————————————–

Đại Đoàn kết 29-07-2011

http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1479&chitiet=34721&Style=1

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.973. Nợ xấu tiếp tục là thách thức đối với...

Nợ xấu tiếp tục là thách thức đối với ngành ngân hàng. (CT) –...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,112