204. Mấu chốt vẫn là tăng tổng cầu

(TBNH) – Là quan điểm của Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI khi nói về liên kết giữa ngân hàng và DN BĐS.

Luật sư Trương Thanh Đức

Ông nhìn nhận thế nào về việc các ngân hàng đẩy mạnh liên kết với chủ đầu tư BĐS?

Theo tôi, đây không phải là vấn đề gì bất thường. Trước nay, các ngân hàng thường đẩy mạnh cho vay theo tín hiệu thị trường. Và thời điểm này với lĩnh vực BĐS cũng vậy. Sau 2 năm thị trường BĐS gần như đóng băng, giá nhà đất giảm khá mạnh nên nhu cầu của người tiêu dùng bắt đầu tăng lên. So sánh với các lĩnh vực khác, thị trường BĐS có vẻ nhúc nhích hơn nên đương nhiên các ngân hàng tích cực cho vay hơn. Nhưng ở khía cạnh khác, việc kết hợp này sẽ giúp các ngân hàng thu hồi vốn nhanh hơn, xử lý tốt hơn những tài sản đảm bảo bằng BĐS đang “tồn kho” tại ngân hàng.

Trong liên kết này, liệu DN có bị “o ép” không?

DN có lợi nhiều hơn. Vì nếu như không có sự hỗ trợ của ngân hàng thì khó khăn càng chồng chất cho họ. Nhà không bán được hoặc nếu có bán được thì với giá rất thấp. Do vậy, việc phối hợp chia sẻ với ngân hàng, cả hai bên chấp nhận giảm lãi suất cho người mua nhà để đẩy hàng ra sẽ tốt hơn nhiều. Và nếu có ai nói sự liên kết này là “lợi dụng” nhau cũng do hoàn cảnh của thị trường, chứ bản thân không ai muốn như vậy.

Vậy các ngân hàng có nên tiếp tục đẩy mạnh hoạt động này?

Chắc chắn là không. Bản thân các ngân hàng dù muốn đẩy tăng trưởng tín dụng qua hình thức này nhưng phải cân đối bài toán cơ cấu nguồn giữa huy động và cho vay, khả năng thanh khoản… Ngân hàng chỉ nên đẩy vốn vào dự án nhà chất lượng, giá thành hợp lý mới hấp dẫn được những người có nhu cầu mua nhà thực sự, qua đó giúp ngân hàng dễ thu hồi được vốn. Còn những dự án lớn, cao cấp đang xây dựng dở dang có thể vài tháng nữa rất hút khách, nhưng cũng có thể vài năm nữa nó vẫn không suy chuyển gì… Chính vì vậy, ngân hàng cần có sự cân nhắc cẩn trọng khi liên kết với DN BĐS.

Theo ông giải pháp nào có thể kích cầu BĐS?

Đến thời điểm này, mấu chốt của việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS không nằm ở lãi suất. Vì giờ lãi suất chỉ bằng 2/3 so với thời điểm trước, nhưng ngân hàng vẫn không thể cho vay ra và người mua nhà cũng không có nhu cầu vay nhiều. Gốc rễ của vấn đề chính là phải tăng được cầu. Muốn tăng được cầu phải có nguồn tiền đủ lớn. Với người lao động phải tăng thu nhập, giảm thuế. Còn đối với DN cũng nên giảm nghĩa vụ tài chính cho họ thì hoạt động mua bán trên thị trường mới luân chuyển nhịp nhàng hơn. Một giải pháp nữa là nên chia nhỏ diện tích căn hộ cho phù hợp với điều kiện thực tế của người dân nước ta. Như ở Mỹ, trong thời điểm kinh tế khó khăn họ cũng rất ủng hộ xây căn nhà đầy đủ tiện nghi với diện tích siêu nhỏ. Vì khi giá cả tăng cao mà túi tiền của người dân ngày càng giảm đi thì họ phải tiết kiệm, chọn những thứ giá thành thấp nhất. Việc chia nhỏ căn hộ, giảm giá thành mới có thể hấp dẫn người mua nhà. Còn nếu không, với giá nhà vẫn còn cao, diện tích lớn như hiện nay, đối với nhiều người, mua được nhà là điều không tưởng.

Xin cảm ơn ông!

Thanh Huyền thực hiện

————

Thời báo Ngân hàng 17-8-2012:

http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/35-mau-chot-van-la-tang-tong-cau-3761.html

 

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.389. Đổi mới thể chế: Giảm thiểu can thiệp...

Đổi mới thể chế: Giảm thiểu can thiệp hành chính vào thị trường. (VNN)...

Trích dẫn 

3.907. Dự kiến bỏ miễn thuế với hàng nhập...

Dự kiến bỏ miễn thuế với hàng nhập dưới 1 triệu đồng. (VOV GT)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,583