205. Bình luận Dự thảo Nghị định về bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.

(ANVI) – Theo đề nghị của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tôi xin góp ý về Dự thảo Nghị định về bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước như sau:

  1. Về phạm vi điều chỉnh (Điều 1):
  • Đề nghị xem lại việc bổ sung các quy định về chuyển giao và hoán đổi doanh nghiệp giữa các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, vì không có mối liên hệ lô gic nào, có quá ít điểm chung với nội dung về giao, bán doanh nghiệp. Vấn đề chuyển giao và hoán đổi doanh nghiệp nên được quy định trong Nghị định về Thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước hoặc một Nghị định riêng.
  • Đề nghị xem lại việc duy trì hình thức giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước cho tập thể người lao động. Chỉ nên coi biện pháp giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động là giải pháp nhất thời, ngắn hạn, trong lúc chờ đợi chuyển đổi chính thức hình thức sở hữu thông qua hình thức cổ phần hoá, bán. Nhà nước không quản lý, khai thác một cách có hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, thì nên chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển hẳn cho thị trường làm, chứ không nên thay đổi nửa vời bằng cách giao doanh nghiệp rồi vẫn tiếp tục thực hiện quyển của chủ sở hữu. Không thấy lợi ích khác biệt và sự cần thiết thật sự của việc giao, bán so với việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
  1. Về Tổ chức bán doanh nghiệp theo phương thức đấu giá (Điều 13):
  • Đoạn 2, Khoản 4, Điều 13 quy định “Các doanh nghiệp còn lại được đấu giá công khai tại Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán.”. Đề nghị xem lại quy định này, vì đã từ mấy năm nay, chỉ còn Sở Giao dịch Chứng khoán, không còn Trung tâm Giao dịch Chứng khoán.
  • Điểm a, khoản 9, Điều 13 quy định “Tổ chức thực hiện bán đấu giá doanh nghiệp quyết định cử người đại diện có thẩm quyền để điều hành phiên đấu giá và mời một công chứng viên tham gia chứng kiến phiên đấu giá.” Đề nghị xem lại quy định này, nên mời một đấu giá viên thực hiện công việc này bảo đảm tính chuyên nghiệp và hiệu quả của phiên bán đấu giá. Đồng thời, trình tự, thủ tục bán đấu giá nên được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá. Nếu cần thiết, thì Nghị định này chỉ quy định them những nội dung khác biệt cần thiết.
  1. Về Phê duyệt kết quả bán, ký kết hợp đồng, bàn giao, thanh toán, thông báo về việc hoàn thành bán doanh nghiệp (Điều 15):

Đề nghị quy định rõ hồ sơ bán đấu giá kèm theo Dự thảo hợp đồng mua bán doanh nghiệp, để tránh việc đàm phán phức tạp, kéo dài, thậm chí bế tắc, sau khi đã có kết quả mua bán doanh nghiệp.

  1. Về Trình tự, thủ tục giao doanh nghiệp (Điều 23):

Khoản 10, Điều 23 quy định “Đại diện của doanh nghiệp thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật về việc giao doanh nghiệp và thay đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.” Đề nghị quy định rõ “Đại diện của doanh nghiệp” là ai, là Chủ tịch, giám đốc hay người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Đồng thời sửa Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho thống nhất với quy định hiện hành về đăng ký kinh doanh.

  1. Về Quyền sở hữu đối với doanh nghiệp sau khi giao (Điều 24):
  • Đề nghị xem lại quy định tại Điều này, vì như vậy thì toàn bộ quyèn sở hữu tài sản của doanh nghiệp, đang thuộc sở hữu của Nhà nước được chuyển giao cho tập thể người lao động. Điều này sẽ là rất bất công bằng so với các trường hợp người lao động tại các doanh nghiệp khác bán, cổ phần hóa doanh nghiệp.
  • Đồng thời trường hợp có trên 50 người lao động trở thành các thành viên tham gia Hội đồng thành viên công ty thì sẽ trái với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 về số lượng thành viên tối đa của công ty TNHH.
  1. Về kỹ thuật soạn thảo:

Đề nghị xử lý bất hợp lý các đoạn văn không thuộc khoản, điểm nào trong các điều luật được bố cục theo khoản, điểm tại Điều 16 về “Quản lý và sử dụng số tiền bán doanh nghiệp” và Điều 18 về “Trách nhiệm của doanh nghiệp bán toàn bộ hoặc bán bộ phận”, Điều 21 về “Điều kiện dối với tập thể người lao động nhận giao doanh nghiệp”.

 

   Hà Nội 10-12-2013    

—————————–

Địa chỉ liên hệ:

Trương Thanh Đức

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.390. Cải cách thể chế bắt đầu từ con người.

Cải cách thể chế bắt đầu từ con người. (VNN) - Thể chế sai không thể...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,683