(ANVI) – Tham luận tại Hội thảo do Văn phòng Chính phủ tổ tức tại Hà Nội 21-01-2014
Theo đề nghị của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức Hội thảo tham vấn chuyên gia về phạm vi, đối tượng điều chỉnh của các luật liên quan đến đầu tư, quản lý vốn Nhà nước, gồm các Luật: Đầu tư vốn và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Đầu tư công, Doanh nghiệp, Đầu tư, Ngân sách nhà nước, Xây dựng, tôi xin tham gia một số ý kiến như sau:
- Nhận xét chung về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
- Tình trạng trùng lặp, mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật đã ban hành và sẽ ban hành
- Không có thiết kế, hoạch định tổng thể (xây dựng luật theo kiểu cơi nới, vá víu, không có quy hoạch, không có tổng công trình sư). Cần xem lại việc hình thành 3 đạo luật về đầu tư, đó là Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công và Luật Đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp. Đó là chưa kể các Luật còn lại Luật Xây dựng, Luật Doanh nghiệp, Luật Ngân sách và Luật Đấu thầu cũng đều có quy định về đầu tư.
- Cách viết các điều về phạm vi điều chỉnh và dối tượng áp dụng rất khác nhau, không thống nhất.
- Khắc phục các bất cập:
- Khoản 2 và 3, Điều 83 về “Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật”, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định 2 nguyên tắc áp dụng pháp luật là: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.” Và “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.”
- Hai nguyên tắc áp dụng pháp luật trên là thiếu chính xác, hợp lý, khoa học và thực tế, nên không những không khắc phục được được các bất cập, mà còn càng làm việc xung đột pháp luật trở lên phức tạp hơn. Cần phải thừa nhận một nguyên tắc quan trọng nhất để hạn chế trình trạng này, đó là ưu tiên áp dụng theo các quy định riêng, cụ thể, chuyên sâu, chuyên ngành.
- Vấn đề phạm vi điều chỉnh:
TT | Luật | Phạm vi điều chỉnh | Đề xuất |
1. | Luật Xây dựng 2003 – Dự thảo 2014 | – Hoạt động đầu tư xây dựng; – Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động đầu tư xây dựng. | – Phần về đầu tư xây dựng cần được quy định thống nhất trong Luật này thay vì đề cập tại Luật Đầu tư và Luật đầu tư công. – Dự án đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng dự án (BT, BOT, BTO) và hợp đồng đối tác công tư (PPP) có sử dụng vốn Nhà nước thì đồng thời phải được thực hiện theo Luật này và Luật đầu tư công. |
2. | Luật Đầu tư 2005 | – Hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh; – Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; – Khuyến khích và ưu đãi đầu tư; – QLNN về đầu tư tại VN và đầu tư từ VN ra nước ngoài. | – Luật này chỉ nên quy định về khuyến khích và ưu đãi đầu tư (nếu cần thiết); – Các nội dung sau chuyển sang luật khác: + Hoạt động đầu tư gắn với xây dựng: Chuyển sang Luật Xây dựng; + Hoạt động đầu tư tư: Chuyển sang Luật Doanh nghiệp; + Hoạt động đầu tư khác: Chuyển sang Luật đầu tư công. – Luật Đầu tư không nên điều chỉnh hoạt động đầu tư công. |
3. | Luật Doanh nghiệp 2005 | – Thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và DNTN thuộc mọi thành phần kinh tế; – Quy định về nhóm công ty. | – Ngoài việc áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cần điều chỉnh hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn của DNNN (không nên tách thành 2 Luật riêng). – Chế định chung về thành lập, tổ chức, quản lý, hoạt động của các DNNN cần áp dụng Luật Doanh nghiệp. |
4. | Luật Ngân sách nhà nước 2002 – Dự thảo 20141.1.1 | – Lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước; – Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực ngân sách nhà nước. | – Nên chuyển các nội dung liên quan đến đầu tư công sang Luật Đầu tư công. |
5. | Luật Đầu tư công – Dự thảo 2014 | – Quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; – Quản lý NN về đầu tư công; – Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công. | – Điều chỉnh tất cả các chương trình dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, không phân biệt mục tiêu lợi nhuận hay phi lợi nhuận. – Dự án đầu tư công không nên bao gồm đầu tư vốn NN vào DN. – Dự án đầu tư công có phần xây dựng thì phần xây dựng cần được thực hiện theo Luật Xây dựng. – Các loại dự án: BOT, BT, BTO, PPP, BOO, O&M, BTL có sử dụng vốn nhà nước, thì phải đồng thời thực hiện theo Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng,…; – Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, lập, thẩm định, giám sát dự án (dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C,..) cần thống nhất với các Luật Đầu tư, Xây dựng và chỉ quy định những nội dung nào chưa có hoặc khác với 2 Luật này. |
6. | Luật Đầu tư vốn và quản lý vốn NN đầu tư vào DN – Dự thảo 2014 | – Đầu tư và quản lý vốn NN vào DN, quản lý vốn NN đầu tư vào DN; – Giám sát các hoạt động đầu tư và quản lý vốn NN đầu tư vào DN. | – Đây là những quy định chỉ liên quan đến doanh nghiệp, vì vậy cần xem xét chuyển thành 1 chương trong Luật Doanh nghiệp. – Không nên tách hoạt động “Giám sát các hoạt động đầu tư và quản lý vốn NN đầu tư vào DN” thành một nội dung, mà đó chính là một phần trong nội dung “quản lý vốn NN đầu tư vào DN”. – Chỉ nên quy định việc đầu tư vốn nhà nước vào DN để hình thành tài sản tại DN. – Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước vào công trình quan trọng của quốc gia để hình thành tài sản hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên thực hiện theo Luật Đầu tư vốn vào Doanh nghiệp. |
—————————–
Luật sư Trương Thanh Đức
ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN
FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)
E-mail: duc.tt @anvilaw.com
Web: www.anvilaw.com
ĐT: 090.345.9070