209. Quy định về đăng ký kinh doanh: Chỉ nên liệt kê ngành nghề bị cấm

(TT) – “Việc dùng mã ngành kinh tế của VN để kê khai vào hồ sơ đăng ký kinh doanh như hiện nay là không hợp lý” – luật gia Cao Bá Khoát, thay mặt nhóm tác giả báo cáo rà soát Luật doanh nghiệp, khẳng định như vậy tại hội thảo do Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) tổ chức ngày 16-8 ở Hà Nội.

Đồng tình về điểm này, ông Phan Vũ Anh (Công ty Vinaconex) cho rằng việc chọn ngành nghề kinh doanh phụ thuộc ý tưởng của người điều hành, lãnh đạo doanh nghiệp; nhưng nếu khi đăng ký lại không trùng khớp với mã số ngành nghề theo quy định thì xảy ra tình trạng “nắn chân theo giày”, trong khi quy định về đăng ký ngành nghề kinh doanh chỉ nên nêu rõ đâu là ngành nghề bị cấm.

Ông Vũ Anh nêu ví dụ về trường hợp Công ty chứng khoán Kim Long có đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán nhưng khi muốn thay đổi ngành nghề kinh doanh, công ty lại phải làm thủ tục hủy bỏ ngành nghề đã đăng ký và xin phép đăng ký kinh doanh lại từ đầu, rất mất thời gian và cản trở hoạt động của doanh nghiệp.

Bất cập về quy định vốn góp và vốn điều lệ cũng được nêu ra tại hội thảo. “Có doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ hàng ngàn tỉ đồng nhưng sau ba năm mới góp được 10 tỉ đồng, vậy đây là trách nhiệm của ai: doanh nghiệp hay cơ quan quản lý?” – một đại biểu đặt vấn đề.

Ông Trương Thanh Đức (Giám đốc Công ty Luật ANVI) cho rằng hiện nay trong lĩnh vực kinh doanh, riêng khái niệm “người có liên quan” được giải thích trong bốn luật khác nhau với bốn cách hiểu khác nhau. “Điều đó gây nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp vì không nhất quán trong cách hiểu về một khái niệm” – ông Đức nói.

Nhiều ý kiến tại hội thảo cũng đồng tình rằng con dấu chỉ là một dấu hiệu nhận dạng doanh nghiệp, không phải là biểu hiện pháp lý của doanh nghiệp nhưng lại dễ bị làm giả và so với vân tay, chữ ký thì có tính xác thực kém hơn. Do đó, nhiều luật gia, luật sư đề xuất sửa đổi điều 36 Luật doanh nghiệp theo hướng không bắt buộc doanh nghiệp phải có con dấu.

Luật doanh nghiệp ra đời năm 2005 (hiệu lực từ ngày 1-7-2006) là bước tiến lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp tại VN. Tuy nhiên, những hạn chế mới đã phát sinh phần nào cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Đó là lý do VCCI phối hợp với Văn phòng Chính phủ rà soát Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này.

Đây là một hoạt động trong khuôn khổ thỏa thuận giữa VCCI và nhà tài trợ Anh, nhằm rà soát 16 luật tác động lớn nhất tới môi trường đầu tư kinh doanh. Báo cáo tổng hợp cùng các kiến nghị cải thiện môi trường pháp luật kinh doanh sẽ được trình lên Thủ tướng Chính phủ để đưa vào kiến nghị chương trình đề xuất sửa các luật và văn bản pháp luật liên quan.

H.GIANG

Theo Tuoitre

——————————————-

Tuổi Trẻ 17-08-2011

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.974. Chính thức ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu...

Chính thức ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng. (VOVGT) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,120