210. Luật chuyên ngành làm khó Luật Doanh nghiệp

(HQ) – Chồng chéo các quy định giữa Luật Doanh nghiệp 2005 với các luật chuyên ngành khác cũng như với các văn bản dưới luật là một trong những nội dung chính được thảo luận tại hội thảo “Hoàn thiện Báo cáo rà soát Luật Doanh nghiệp” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Phát triển Anh quốc tổ chức ngày 16-8 tại Hà Nội.

Quang cảnh buổi Hội thảo

Với 4 tiêu chí: “Minh bạch– Thống nhất– Hợp lý và Khả thi”, Ban soạn thảo Báo cáo rà soát Luật Doanh nghiệp đã chỉ ra những bất cập, chồng chéo giữa Luật Doanh nghiệp với các luật chuyên ngành.

Đơn cử, ngay trong khâu đầu tiên là cấp phép đăng ký kinh doanh, Luật Doanh nghiệp quy định, việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế áp dụng theo quy định của luật này, nhưng với những ngành nghề đặc thù được quy định tại luật khác thì áp dụng theo quy định của luật đó.

Trong khi đó, theo ông Phan Vũ Anh, Giám đốc Ban Pháp chế, Tổng công ty cổ phần XNK và xây dựng Việt Nam (Vinaconex), một số luật chuyên ngành như Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán lại cũng quy định cấp phép thành lập doanh nghiệp gây chồng chéo và khó khăn cho doanh nghiệp.

Do đó, Ban soạn thảo kiến nghị, cần hiểu là mọi doanh nghiệp được thành lập, tổ chức quản lý theo Luật Doanh nghiệp còn hoạt động thì theo luật chuyên ngành nếu như hoạt động đó liên quan đến luật chuyên ngành. Tức là tất cả doanh nghiệp đều được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, còn nếu doanh nghiệp mở rộng hoạt động sang lĩnh vực đầu tư hoặc chứng khoán, bảo hiểm thì mới xin giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực đó. Văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp cũng cần được thống nhất theo tinh thần này.

Về xác định người có liên quan đến người quản lý doanh nghiệp, ông Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI nêu, việc không xác định trong Luật Doanh nghiệp khái niệm người có liên quan của cá nhân người quản lý doanh nghiệp là một trong những thiếu sót của Luật Doanh nghiệp và tạo ra một số hệ quả pháp lý khó giải quyết, nhất là khi có tranh chấp xảy ra. Do đó, cần sửa Điều 4.17 của Luật Doanh nghiệp về khái niệm người liên quan một cách rõ ràng, như trong Điều 6.34 của Luật Chứng khoán.

Không chỉ các luật chuyên ngành mà ngay các văn bản dưới luật cũng đang có nhiều mâu thuẫn với Luật Doanh nghiệp như quy định trong Nghị định 01/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chào bán cổ phần riêng lẻ áp dụng đối với tất cả công ty cổ phần. Ông Phạm Chí Công, Luật sư điều hành Công ty Luật Khai Phong thì kiến nghị loại bỏ hẳn công ty cổ phần chưa đại chúng ra khỏi Nghị định 01/2010/NĐ-CP về chào bán cổ phần riêng lẻ vì những hạn chế không phù hợp với Luật Doanh nghiệp.

Các chuyên gia tại Hội thảo cũng đưa ra nhiều ý kiến xung quanh một số vấn đề khác như có nên đưa Tập đoàn vào đối tượng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp, các vấn đề về chào bán cổ phần riêng lẻ…

Như vậy, sau 5 năm triển khai, Luật Doanh nghiệp 2005 đã nảy sinh nhiều điểm thiếu sót, hạn chế cần chỉnh sửa. Điều quan trọng là qua rà soát Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành, cần nhanh chóng đề ra được các giải pháp tháo gỡ những khó khăn và tồn tại, đang “làm khó” cho cả hoạt động doanh nghiệp và quản lý của Nhà nước.

Song Trân

———————————–

Hải Quan 17-08-2011

http://www.baohaiquan.vn/Pages/Luat-chuyen-nganh-gam-nham-Luat-DN.aspx

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.393. Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp...

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu phát...

Trích dẫn 

3.913. Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ...

Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ dài hạn? (KTCK) - Giá vàng tăng...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,509