214. Bình luận dự luật bảo vệ môi trường.

(ANVI) – Hội thảo Dự Luật Bảo vệ mội trường                  Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội 03-4-2014    

(DỰ THẢO 3-2014)

 

  1. Về ý nghĩa tác dụng của Dự Luật:
  • Luật Bảo vệ môi trường phải nhằm mục tiêu giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm độc hại từ sản xuất kinh doanh ngày càng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người; phải ngăn chặn được tình trạng rác thải, bụi bẩn (nhất là từ các công trình xây dựng thuộc đầu tư công). Nhưng tình trạng ô nhiễm và hủy hoại môi trường ngày càng trở lên trầm trọng trong khoảng 20 năm nay, tức là từ khi có Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 và 2005 và liệu có thay đổi gì sau khi ban hành Dự thảo Luật này? Ngay Thủ đô Hà Nội, mang danh là một thành phố xanh sạch đẹp, nhưng vẫn kinh khủng khiếp vì bụi bẩn, rác rưởi, ô nhiễm nồng nặc từ nhiều ngõ phố, khu dân cư cho đến các sông hồ, mặc dù có hẳn một điều luật quy định về “Bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch” (Điều 6). Hồ Tây rộng mênh mông như thế, được ví như lá phổi của Hà Nội, nhưng nhiều vùng nước đang bị hôi thối nồng nặc trong sáng nay cũng như nhiều năm qua. Luật Bảo vệ môi trường dường như cũng bất lực trước việc Thủ đô đã nhiều lần bị hun khói rơm rạ như hun chuột trong những ngày hè nóng nực hay buông tha những vụ đặc biệt nhức nhối kiểu như Vedan (Đồng Nai), Hào Dương (TP Hồ Chí Minh), Thanh Thái (Thanh Hóa),…

Với 186 Điều, Dự Luật đưa ra rất nhiều quy định, rất nhiều yêu cẩu, rất nhiều trách nhiệm về việc bảo vệ môi trường trong đủ mọi lĩnh vực, nhưng vẫn còn nặng về hô hào khẩu hiệu chung chung, khó đi vào cuộc sống, kiểu như “Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải.” (khoản 1, Điều 48 về “Tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải”. Hay “Cộng đồng có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.” (khoản 2, Điều 49 về “Quyền hạn và trách nhiệm của cộng đồng đối với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu”). Rồi “Chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại cơ sở” (khoản 3, Điều 65 về “Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất”,… Vậy tại sao Luật không quy định nghiêm khắc, cụ thể như rút giấy phép, đóng cửa các cơ sơ gây ô nhiễm nghiêm trọng (Điều 116 về “Xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”); hay tiêu hủy các phương tiện, máy móc thiết bị gây ô nhiễm môi trường quá mức cho phép,… Nói cách khác, Luật Bảo vệ môi trường đã đặt ra đủ mọi yêu cầu, nhưng lại thiếu các quy định để bảo vệ chính “sức sống” của đạo Luật. Luật càng dài ra, môi trường càng xấu đi. ảo vệ chính “sức sống” của đạo Luật. Luật càng dài ra, môi trường càng xấu đi.

  1. Về Thực hiện đánh giá tác động môi trường (Điều 20):
  • Khoản 4, Điều này quy định như sau:

4. Chủ dự án phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Không triển khai dự án trong thời gian ba mươi sáu (36) tháng, kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  2. b) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;
  3. c) Tăng quy mô, công suất so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;
  4. d) Thay đổi nội dung dự án làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.”
  • Thứ nhất, điểm a khoản trên cần viết rõ là phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi triển khai dự án, nếu triển khai dự án sau 36 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Vì nếu viết như Dự thảo là phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trưởng nếu “Không triển khai dự án trong thời gian ba mươi sáu (36) tháng, kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;” thì vô lý nếu như chủ đầu tư không triển khai dự án nữa hoặc chưa triển khai dự án ngay sau thời hạn 36 tháng.
  • Thứ hai, điểm d quy định “d) Thay đổi nội dung dự án làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.”. Như vậy thì không có cơ sở pháp lý rõ ràng để yêu cầu chủ đầu tư phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường, vì khi chưa làm lại báo cáo, thì chưa biết có hay không việc “làm tăng tác động xấu đến môi trường”.
  1. Về Đối tượng phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường (Điều 32):
  • Đề nghị xem lại đối tượng phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường gồm:

1. Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

  1. Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư.”

Như vậy thì 100% các dự án đầu tư và phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nếu không phải đánh giá tác động môi trường thỉ đều phải đều phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

  • Điều này đã được quy dịnh tương tự trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả các phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đều phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường. Đồng thời, nếu phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi thực hiện dự án đầu tư, triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo như quy định tại khoản 3, Điều 34 về “Thời điểm đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường” của Dự luật, thì đồng nghĩa với việc 100% số doanh nghiệp phải thực hiện ngay tại thời điểm đăng ký kinh doanh. Và nếu như vậy thì cần đưa ngay nội dung này thành một loại hồ sơ bắt buộc khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu tất cả phải làm như thế thì các hộ gia đình cũng phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, vì có thể xả chất thải nhiều hơn một số loại công ty nhỏ và siêu nhỏ.
  1. Về Trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký (Điều 36):

Cũng xảy ra 2 vấn đề tương tự như đã phân tích đối với trường hợp “Thực hiện đánh giá tác động môi trường” (Điều 20).

  1. Về kỹ thuật soạn thảo và từ ngữ:
  • Đề nghị xem lại từ ngữ “Chủ dự án” trong Điều 20 về “Thực hiện đánh giá tác động môi trường” và các điều khác vì Luật Xây dựng năm 2003 (sửa đổi năm 2009) và Luật Đầu tư năm 2005 đều gọi là “Chủ đầu tư”.
  • Đề nghị sửa lại cụm từ “trong thời gian ba mươi sáu (36) tháng” thành “Trong thời hạn 36 (ba mươi sáu) tháng” tại khoản 4, Điều 20 về “Thực hiện đánh giá tác động môi trường”.
  • Đề nghị sửa cụm từ “các điểm 1, 2 và 3 của Điều này” thành “các khoản 1, 2 và 3 của Điều này” tại khoản 4, Điều 25 về “Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường”.
  • Quy định “Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền…” tại khoản 2, Điều 179 về “Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường” là trái với Luật Tố cáo năm 2011 quy định chỉ có cá nhân mới có quyền tố cáo.

—————————–

Luật sư Trương Thanh Đức

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

 

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,980