216. Kẽ hở pháp lý trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Kẽ hở pháp lý trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

(ND) – C phn hóa doanh nghip nhà nước (DNNN) là mt ch trương ln ca Nhà nước nhm chuyn đi sang nn kinh tế th trường, gim dn vai trò tham gia trc tiếp ca Nhà nước vào sn xut, kinh doanh. Tuy nhiên, vn còn nhiu vn đ pháp lý vướng mc, sơ h, dn đến nguy cơ tiêu cc, tham nhũng và gây tht thoát tài sn ca Nhà nước.

Kẽ hở lớn nhất của cổ phần hóa là việc xác định giá trị doanh nghiệp không sát thực tế, dẫn đến thất thoát tài sản của Nhà nước. Các nghị định về cổ phần hóa hiện chưa tính đến yếu tố giá trị lợi thế của quyền sử dụng đất thuê trả tiền hằng năm vào giá trị tài sản cổ phần hóa. Trong khi, đây thường là khoản có giá trị rất lớn, đôi khi là lớn nhất của doanh nghiệp, nhất là giá thuê đất của Nhà nước thường rất thấp so với giá thị trường. Lý do là Luật Ðất đai năm 2013 quy định, doanh nghiệp chỉ được giao đất đối với đất ở, còn các trường hợp khác thì phải thuê đất, với sự lựa chọn hai cách trả tiền thuê đất một lần hoặc hằng năm. Nếu trả tiền thuê đất một lần thì giá trị quyền sử dụng đất sẽ cấu thành vào giá trị tài sản, còn đối với đất thuê trả tiền hằng năm thì không được tính vào giá trị tài sản.

Một vấn đề khác là, quy định về cổ phần hóa lâu nay theo hướng khá chặt chẽ về thẩm quyền, thủ tục và kinh phí triển khai cổ phần hóa nhằm hạn chế việc thất thoát tài sản của Nhà nước. Tuy nhiên, điều này lại mới chỉ nhằm định giá đúng và giữ cho tài sản Nhà nước tránh bị thất thoát, mà không coi trọng yếu tố quan trọng nhất là thị trường, để sao cho đạt giá bán tối đa cho hàng hóa cổ phiếu. Ðiều này dẫn đến tình trạng hạn chế chi phí thỏa đáng cho công tác truyền thông, phổ biến công khai, minh bạch, rộng rãi nhằm mời chào, thu hút được tối đa các nhà đầu tư quan tâm tham gia đấu giá khi cổ phần hóa cũng như khi thoái vốn nhà nước khỏi doanh nghiệp.

Bán cổ phần thiếu sự công khai, minh bạch, đã tạo kẽ hở cho một số cá nhân không chỉ tìm cách đánh giá thiếu khách quan giá trị thực của số tài sản hiện có đối với DNNN thuộc diện cổ phần hóa theo hướng có lợi cho mình mà còn tìm mọi cách để thôn tính dần số cổ phiếu của cổ đông là Nhà nước, mua gom số cổ phiếu khác dưới nhiều thủ đoạn rất tinh vi nhằm thâu tóm quyền lực.

Ngoài ra, pháp luật về cổ phần hóa cũng chưa có nhiều quy định cần thiết, chặt chẽ để khống chế và kiểm soát tình trạng những người quản lý doanh nghiệp lợi dụng quyền hạn của mình gây ảnh hưởng đến tình hình và kết quả sản xuất, kinh doanh, tìm cách khép kín trong nội bộ doanh nghiệp hay phạm vi hẹp, hạn chế sự tham gia rộng rãi để làm giá, điều khiển việc mua vào, bán ra cổ phần của Nhà nước và thâu tóm doanh nghiệp.

Cuối cùng, chuyển sang cổ phần hóa, nhưng Nhà nước vẫn sở hữu vốn chi phối mà lại giao quyền đại diện phần vốn Nhà nước cho chính người trực tiếp quản trị, điều hành doanh nghiệp, thì cũng dễ dẫn đến tình trạng tư lợi, lạm quyền, vừa đá bóng, vừa thổi còi, nếu như các cơ quan đại diện quản lý vốn nhà nước không tăng cường năng lực quản lý, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp.

Ðể bịt những kẽ hở pháp lý nêu trên, cần ban hành luật về cổ phần hóa DNNN nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý chặt chẽ, góp phần ngăn ngừa thất thoát tài sản của Nhà nước trong quá trình cổ phần hóa DNNN.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC

(736/736)

——————-

Bài gốc

Kẽ hở pháp lý trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước[1]

Luật sư Trương Thanh Đức

Giám đốc Công ty Luật ANVI

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một chính sách lớn của Nhà nước nhằm chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, giảm dần vai trò của tham gia trực tiếp của nhà nước vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề pháp lý vướng mắc, sơ hở, dẫn đến nguy cơ tiêu cực, tham nhũng và gây thất thoát tài sản của nhà nước.

Chưa rõ mục tiêu cổ phần hóa

Kể từ năm 1996 đến nay, đã có 6 Nghị định của Chính phủ quy định về việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (số 28/1996/NĐ-CP, 44/1998/NĐ-CP, 64/2002/NĐ-CP, 187/2004/NĐ-CP, 109/2007/NĐ-CP và 59/2011/NĐ-CP), chưa kể còn hàng chục Nghị định sửa đổi, bổ sung.

Tuy nhiên, trong các văn bản nêu trên đều không thấy rõ mục tiêu chính của cổ phần hóa là gì. Do không rõ mục tiêu chính hay nói cách khác là quá nhiều mục tiêu như là để trả lại doanh nghiệp cho thị trường, thu tối đa tiền về cho ngân sách; để huy động nguồn lực từ xã hội; để chuyển đổi và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;… nên các quy định về cổ phần hóa thể hiện kiểu nửa buông, nửa thắt, tỏ ra lúng túng, mâu thuẫn, không hợp lý về tỷ lệ sở hữu, về cổ đông chiến lược, về việc định giá, về ưu đãi cho người lao động, về chi phí cổ phần hóa,… Thậm chí mới chỉ thấy đặt ra các chỉ tiêu về số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa, chứ chưa thấy mục tiêu thực chất là giữ tỷ lệ quy mô doanh nghiệp nhà nước khoảng bao nhiêu trong tổng số vốn, lao động và nguồn lực nói chung của tất cả các doanh nghiệp.

Và kết quả là, sau hai hơn chục năm quyết liệt thực hiện việc cổ phần hóa và tái cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đến nay, số lượng doanh nghiệp nhà nước tuy giảm đáng kể, nhưng vẫn không thật sự thành công ở chỗ: Nhiều doanh nghiệp độc lập được nhập vào thành đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nhà nước (nhất là các tập đoàn và tổng công ty) và còn quá nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ vốn chi phối của nhà nước, thành ra không thay đổi hẳn về thực chất hay nói cách khác, sau quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước nhưng về bản chất vẫn là doanh nghiệp nhà nước.

Vì vậy cần xác định rõ mục tiêu và thiết kế theo hướng cổ phần hóa là giảm thiểu vai trò của Nhà nước tham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, chuyển đổi từ nền kinh tế nhà nước sang tư nhân theo đúng quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường.

Yếu cơ sở pháp lý

Việc cổ phần hóa chỉ là một hình thức chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần. Tuy nhiên, nó không đơn thuần là thay đổi về hình thức pháp lý, mà là sự thay đổi rất lớn về bản chất, thay đổi về chủ sở hữu, là quá trình dịch chuyển rất nhiều tài sản của nhà nước cho tư nhân. Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng và phức tạp, trong đó có những nội dung trái với Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Luật đất đai, Bộ luật lao động,… Chẳng hạn như quy định, trong cổ phần hóa nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng số cổ phần trong thời hạn tối thiểu 5 năm, trong khi Luật doanh nghiệp chỉ quy định cổ đông sáng lập bị hạn chê chuyển nhượng cổ phần trong 3 năm.

Vì vậy cần phải được quy định trong một đạo luật về về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm cơ sở pháp lý và tính chặt chẽ, tránh thất thoát tài sản của Nhà nước. Trong đạo luật này, có thể bao gồm cả các quy định về việc giao, bán, khoán doanh nghiệp nhà nước mà hiện nay cũng mới chỉ được quy định trong Nghị định.

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy triển khai việc này, mà vẫn đang xây dựng dự thảo Nghị định về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Trong khi đó, cả Luật doanh nghiệp năm 2014 cũng như Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 đều không giao cho Chính phủ thẩm quyền hướng dẫn và quy định chi tiết thi hành về việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Nhiều kẽ hở pháp lý

Kẽ hở lớn nhất của cổ phần hóa là việc xác định giá trị của doanh nghiệp không sát thực tế, dẫn đến thất thoát tài sản của nhà nước. Các nghị định về cổ phần hóa đều không tính đến yếu tố giá trị lợi thế của quyền sử dụng đất thuê trả tiền hằng năm vào giá trị tài sản cổ phần hóa. Trong khi, đây thường là khoản có giá trị rất lớn, đôi khi là lớn nhất của doanh nghiệp, nhất là giá thuê đất của Nhà nước thường rất thấp so với với giá thị trường. Lý do là Luật đất đai năm 2013 quy định, doanh nghiệp chỉ được giao đất đối với đất ở, còn các trường hợp khác thì phải thuê đất, với sự lựa chọn hai cách trả tiền thuê đất một lần hoặc hằng năm. Nếu trả tiền thuê đất một lần thì giá trị quyền sử dụng đất sẽ cấu thành vào giá trị tài sản, còn đối với đất thuê trả tiền hằng năm thì không được tính vào giá trị tài sản. Vì vậy, chỉ có ban hành Luật thì mới có thể giải quyết được vấn đề bất cập này, chứ không giải quyết được bằng nghị định về cổ phần hóa.

Một vấn đề khác là, quy định về cổ phần hóa lâu nay theo hướng khá chặt chẽ về thẩm quyền, thủ tục và kinh phí triển khai cổ phần hóa nhằm hạn chế việc thất thoát tài sản của nhà nước. Tuy nhiên, điều này lại mới chỉ nhằm định giá đúng và giữ cho tài sản tránh bị thất thoát, mà không coi trọng yếu tố quan trọng nhất là thị trường, để sao cho đạt giá bán tối đa cho hàng hóa cổ phiếu. Điều này dẫn đến tình trạng hạn chế việc chi phí thỏa đáng cho công tác truyền thông, phổ biến công khai, minh bạch, rộng rãi nhằm mời chào, thu hút được tối đa các nhà đầu tư quan tâm tham gia đấu giá khi cổ phần hóa cũng như mỗi khi thoái vốn nhà nước khỏi doanh nghiệp.

bán cổ phần thiếu sự công khai, minh bạch, đã tạo kẽ hở cho một số cá nhân không chỉ tìm cách đánh giá thiếu khách quan giá trị thực của số tài sản hiện có đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hóa theo hướng có lợi cho mình mà còn tìm mọi cách để thôn tính dần số cổ phiếu của cổ đông là Nhà nước, mua gom số cổ phiếu khác dưới nhiều thủ đoạn rất tinh vi nhằm thâu tóm quyền lực,

Ngoài ra, pháp luật về cổ phần hóa cũng chưa có các quy định cần thiết, chặt chẽ để khống chế và kiểm soát tình trạng những người quản lý doanh nghiệp lợi dụng quyền hạn của mình gây ảnh hưởng đến tình hình và kết quả sản xuất, kinh doanh, tìm cách khép kín trong nội bộ doanh nghiệp hay phạm vi hẹp, hạn chế sự tham gia rộng rãi để làm giá, điều khiển việc mua vào, bán ra cổ phần của nhà nước và thâu tóm doanh nghiệp.

Cuối cùng, chuyển sang cổ phần hóa, nhưng Nhà nước vẫn giữ sở hữu vốn chi phối mà lại giao quyền đại đại diện phần lớn vốn cho chính người trực tiếp quản trị, điều hành doanh nghiệp, thì cũng dễ dẫn đến tình trạng tư lợi, lạm quyền, vừa đá bóng, vừa thổi còi, nếu như các cơ quan đại diện quản lý vốn không tăng cường năng lực quản lý, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC. 

————–

Nhân Dân (Góc nhìn) 27-3-2017:

http://www.nhandan.com.vn/kinhte/thoi_su/item/32427502-ke-ho-phap-ly-trong-co-phan-hoa-doanh-nghiep-nha-nuoc.html

(1.506)

[1]   Đây là bài gửi đi ngày 10-3-2017 theo đặt hàng. Bài đăng Báo đã được biên tập kỹ lưỡng, cắt bớt nhiều, nhưng chưa có trên mạng.

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.414. Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực...

Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực tuyến tiền ảo, tài chính, chứng...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,603