217. Lãi suất biến động 13%/năm

(HQ) – Lần đầu tiên sau 6 tháng, lãi suất huy động lại được niêm yết ở mức 13%/năm sau  nỗ lực đáng kể của Ngân hàng Nhà nước và cả hệ thống ngân hàng.

Biểu lãi suất huy động của Ngân hàng Bắc Á ngày 21-9

Mở đầu cuộc tăng lãi suất này là Ngân hàng Á Châu (ACB). Ngày 11-9, ACB là ngân hàng đầu tiên áp mức 13%/năm trên biểu lãi suất huy động VND.

Ngay sau đó, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng nhập cuộc với các mức lãi suất cao nhất từ 12,8 – 13%/năm. 13% cũng hiện là mức lãi suất cao nhất tại Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank).

Một số ngân hàng nhỏ khác cũng nhập cuộc như Ngân hàng Bắc Á (BacABank), Ngân hàng Đại Á (DaiABank). Tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank),  sản phẩm tiết kiệm “2 trong 1” kỳ hạn 12 tháng, mức cao nhất là 12,9%/năm…

Hiện những mức lãi suất cao nói trên chỉ tập trung ở hai kỳ hạn là 12 và 13 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ. Đây cũng là những kỳ hạn không bị khống chế trần lãi suất theo quy định hiện hành. Các kỳ hạn dài hơn vẫn ở dưới 12%/năm, các kỳ hạn dưới 12 tháng tối đa là 9%/năm.

Trao đổi về vấn đề này, ông Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Hàng hải (Maeritimebank) cho biết, có ba nguyên nhân khiến một số ngân hàng đẩy biểu lãi suất lên 13%/năm.

Thứ nhất, hiện nay một số ngân hàng đang có nhu cầu tín dụng để giải ngân các khoản vay trung và dài hạn của khách hàng.

Thứ hai, các kỳ hạn lãi suất 9% bị hạn chế, không huy động được nhiều. Do vậy, các ngân hàng buộc phải thu hút khách hàng ở kỳ hạn trên 12 tháng, là kỳ hạn không bị áp trần lãi suất 9%/năm của Ngân hàng Nhà nước.

Thứ ba, với dự báo lãi suất các kỳ hạn trung và dài có chiều hướng tăng lên trong những tháng cuối năm nên có thể các ngân hàng này “đi trước đón đầu” dòng tín dụng.

Có thể thấy đợt biến động này đang mở rộng trong hệ thống, với sự tham gia của cả ngân hàng có quy mô. Trong khi doanh nghiệp đang mong chờ sự điều tiết giảm hơn nữa của lãi suất ngân hàng thì chiều hướng này dường như đang đi ngược lại chủ trương cũng như mong muốn chung của xã hội.

Đánh giá tác động của diễn biến này đối với hoạt động của doanh nghiệp, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cho rằng, ngân hàng huy động với lãi suất cao, sau khi cộng những khoản trích lập dự phòng rủi ro và chi phí, lãi suất đầu ra sẽ ở mức khiến cho doanh nghiệp không “với” tới được, bởi ở mức lãi suất cho vay trung bình 13-14%/năm hiện tại cũng đã quá khó khăn với nhiều doanh nghiệp.

Nêu quan điểm của mình về cách điều hành lãi suất hiện nay của Ngân hàng Nhà nước, một số chuyên gia và doanh nghiệp đều đưa ra nhận định, nếu cần phải thực hiện biện pháp hành chính, nên chăng Ngân hàng Nhà nước cần áp trần lãi suất cho vay chứ không phải trần lãi suất huy động. Đây cũng là thực tiễn áp dụng thành công tại một số quốc gia có bối cảnh tương tự Việt Nam.

Huyền Trân

—————

Hải Quan 22-9-2012:

http://www.baohaiquan.vn/pages/lai-suat-bien-dong-13-nam.aspx

(148/625)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.974. Chính thức ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu...

Chính thức ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng. (VOVGT) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,124