217. Sống trên đống luật

Sống trên đống luật

(ĐTCK) Ngân hàng, với tư cách là một doanh nghiệp, có đầy đủ các quyền tự chủ kinh doanh đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư năm 2014 và Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, từ trước đến nay, ngân hàng luôn bị hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trói chặt gấp nhiều lần các lĩnh vực khác.
Trực tiếp chặt chẽ

Sống trên đống luật

Với hệ thống quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động ngành ngân hàng chịu sự điều chỉnh chặt chẽ gấp hàng chục lần so với các doanh nghiệp khác. Luôn có hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật, từ luật, nghị định cho đến thông tư quy định rất cụ thể về tổ chức và hoạt động của ngân hàng.

Chẳng hạn, Luật Các tổ chức tín dụng quy định tiêu chuẩn, điều kiện đối với các chức danh quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng là phải có bằng đại học chỉ một trong 3 ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc có ít nhất 3 – 5 năm kinh nghiệm là người quản lý hay làm nghiệp vụ trực tiếp của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp hoạt động trong ngành bảo hiểm, chứng khoán, kế toán hoặc kiểm toán và loại trừ người đã bị kết án 5 năm tù trở lên, bất kể đã được xoá án tích.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI

Luật cũng quy định, tổ chức tín dụng phải ban hành ít nhất 9 loại quy định nội bộ đối với các hoạt động nghiệp vụ, bảo đảm có cơ chế kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro gắn với từng quy trình nghiệp vụ kinh doanh như: quy định về cấp tín dụng, quản lý tiền vay; quy định về dự phòng rủi ro; quy định về tỷ lệ an toàn vốn; quy định về quản lý thanh khoản; quy định về kiểm soát nội bộ; quy định về xếp hạng tín dụng; quy định về quản trị rủi ro; quy định về nhận biết khách hàng; quy định về xử lý khẩn cấp.

Cũng có một số quy định dễ thở hơn cho ngân hàng, như có thể được cho vay với mức lãi suất cao hơn so với bên ngoài; tuy nhiên, bên cạnh đó lại buộc phải cho vay lãi suất thấp (có khi thấp hơn cả huy động) trong một số trường hợp như cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn hay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Hay tất cả các doanh nghiệp đều có thể bị phá sản theo Luật Phá sản, nhưng đối với ngân hàng thì cho đến nay, cũng như trong tương lai gần, vẫn chưa thấy có “cơ hội” phá sản.

Mênh mông liên quan

Ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đầu tiên có pháp lệnh và luật quy định riêng từ năm 1989 và 1997. Về nguyên tắc chung Điều 7, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 khẳng định quyền của ngân hàng một cách riêng biệt và mạnh mẽ hơn các doanh nghiệp khác.

Đó là “có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng”.

Tuy nhiên, ngoài việc phải nắm chắc hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động, ngân hàng còn phải nắm bắt và chấp hành (hayít nhất cũng đòi hỏi khách hàng phải tuân thủ) hàng nghìn văn bản thuộc mọi lĩnh vực khác nhau, từ chăn nuôi, trồng trọt, thực phẩm, thương mại, cho đến xây dựng, công nghệ, y tế, giáo dục, môi trường…

Không phải vô cớ mà Thông tư số 39/2016/TT-NHNN lại quy định một trong các nguyên tắc cho vay của các tổ chức tín dụng là phù hợp với “các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường”.

Pháp luật gần như không hạn chế mọi cá nhân, doanh nghiệp, pháp nhân giao dịch, đặc biệt là vay vốn ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng dù không muốn vẫn phải nắm bắt, thẩm định và kiểm soát việc thực thi đúng các quy định pháp luật trong mọi lĩnh vực, ngành nghề liên quan để bảo đảm an toàn cao nhất tiền cho vay của mình và tiền gửi của công chúng.

Trách nhiệm nặng nề

Vì hoạt động của ngân hàng luôn gắn liền với “đồng tiền và rất nhiều tiền”, nên cũng gắn liền với trách nhiệm nặng nề về dân sự, hành chính và hình sự, cho dù làcủa khách hàng hay của ngân hàng. Mua bán hàng cấm lên tới giá trị cả trăm triệu đồng chỉ bị phạt đến 100 triệu đồng theo quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP. Nhưng chỉ cần mua bán vài đô la hay vài chỉ vàng miếng đã có thể bị xử phạt 250 triệu đồng theo quy định tại Nghị định số 94/2015/NĐ-CP.

Trách nhiệm tuân thủ hệ thống pháp luật liên quan gián tiếp đến ngân hàng, trước tiên là của khách hàng, nhưng nếu ngân hàng bỏ ngỏ, thì rủi ro pháp lý có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và nguy cơ nợ xấu, mất lãi, mất vốn vay là rất lớn. Đặc biệt, thực tế nhiều năm qua, cứ xảy ra mất tiền tỷ là kiểu gì cán bộ ngân hàng cũng có nguy cơ trở thành tội phạm.

Vì vậy, yêu cầu nắm bắt, hiểu biết và tuân thủ pháp luật là một đòi hỏi quan trọng sống còn hàng đầu đối với mỗi cán bộ, nhân viên ngành ngân hàng.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC. 

——

Đầu tư Chứng khoán (Pháp luật) 22-5-2017:

http://tinnhanhchungkhoan.vn/phap-luat/song-tren-dong-luat-188401.html

(1.017)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.414. Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực...

Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực tuyến tiền ảo, tài chính, chứng...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,598