218. Bình luận Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004.

(ANVI) – VCCI                                                                                                                Hà Nội 05-6-2014    

  1. Về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu:
  • Khoản 3, Điều 159 về “Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu”, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011, quy định: Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thông thường là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Thời hiệu khởi kiện này là quá ngắn, không bảo đảm quyền lợi của người có quyền. Vì vậy, cần tăng thời hiệu khởi kiện lên 3 – 5 năm.
  • Đồng thời cần cần quy định thời hiệu khởi kiện đòi quyền sở hữu đối với động sản là 10 năm, đối với bất động sản là 30 năm, thay vì vô hạn như hiện nay.
  • Cần quy định rõ việc Thẩm phán và Toà án không được từ chối thụ lý và xét xử vụ án dân sự vì lý do hết thời hiệu khởi kiện hoặc quan hệ dân sự chưa có quy định của pháp luật điều chỉnh.
  1. Về việc ký đơn khởi kiện:

Khoản 3, Điều 164 về “Hình thức, nội dung đơn khởi kiện”, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011, quy định: “3. Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn”. Quy định này đã hạn chế quyền tự do định đoạt của đương sự.

Vì vậy cần sửa theo hướng chấp nhận cả người uỷ quyền được khởi kiện, nhất là đối với các giao dịch tại Chi nhánh của pháp nhân, thì người đứng đầu chi nhánh ký tên, đóng dấu chi nhánh thay vì phải yêu cầu Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ký tên  và đóng dấu pháp nhân.

  1. Về hòa giải trong tố tụng:

Cần quy định rõ, đối với các giao dịch dân sự có thoả thuận về việc giải quyết tranh chấp bằng hoà giải, thì có bắt buộc phải tiến hành thủ tục hoà giải trước khi Toà thụ lý vụ án hay không.

Đồng thời cần quy định về việc hoà giải đó được hiểu và thực hiện như thế nào?

  1. Về việc giải quyết vụ án khi bị đơn vắng mặt:

Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 36 về “Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu”, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán, nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì “nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”. Tuy nhiên, trên thực tế các Tòa án thường không thụ lý vụ án hoặc thụ lý rồi thì lại trả lại đơn khởi kiện, tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Việc này đã gây ra nhiều khó khăn, bế tắc trên thực tế.

Vì vậy, đề nghị cần quy định rõ là Toà án được xử vắng mặt bị đơn sau khi đã thực hiện một số thủ tục cần thiết, kể cả trường hợp chưa tống đạt và lấy được lời khai báo của bị đơn.

  1. Về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời:
  • Khoản 1 và 2, Điều 99 về “Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời”, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011, quy định: Chỉ được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp đã khởi kiện vụ án dân sự hoặc đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện. Việc này không bảo đảm được mục đích “để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án”. Vì vậy, cần chấp nhận những trường hợp có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như một việc dân sự. Theo đó có thể giải quyết trước khi khởi kiện hoặc chỉ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, mà không phải bắt buộc gắn liền với yêu cầu giải quyết vụ án dân sự.
  • Khoản 1, Điều 120 về “Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm”, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011, quy định: “ Người yêu cầu Toà án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 102 của Bộ luật này phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Toà án ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu.” Điều này đã gây ra khó khăn cho người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thậm chí nhiều trường hợp không thể bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình. Vì vậy cần sửa đổi theo hướng rộng hơn để bảo đảm giá trị phán quyết của Toà án trên thực tế.
  1. Về việc tham gia tố tụng của Viện kiểm sát:
  • Khoản 2, Điều 21 về “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự”, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011, quy định:

2. Viện kiểm sát nhân dân tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần.

  1. Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.”

Và Điều 39 về “Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng” quy định, Viện kiểm sát nhân dân là một trong 2 cơ cơ quan tiến hành tố tụng.

  • Quy định như vậy là không hợp lý, cần hạn chế tối đa việc tham gia của Viện Kiểm sát vào quá trình tố tụng dân sự vì các lý do sau đây:
  • Việc dân sự cốt ở đôi bên;
  • Tiến tới chuyển Viện Kiểm sát thành cơ quan công tố;
  • Hội nhập với pháp luật các nước;
  • Nâng cao vai trò của Luật sư và việc giám sát Toà án bằng các cơ chế khác.
  1. Về thủ tục giải quyết rút gọn:

Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành chưa có quy định về thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn. Vì vậy, cần có quy định về thủ tục giải quyết vụ án cũng như việc dân sự theo thủ tục rút gọn để giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, đỡ tốn kém đối với những tranh chấp tương đối rõ ràng, đơn giản hoặc có giá trị thấp (ví dụ, chỉ một vài triệu đồng trở xuống), hoặc những tranh chấp đã được các bên đương sự đồng ý lựa chọn giải quyết theo thủ tục rút gọn, trong đó đặc biệt lưu ý đến việc xử lý tài sản thế chấp, việc thoả thuận của các bên trong các hợp đồng đã được công chứng.

  1. Về án phí, chi phí tố tụng:

Khoản 2, Điều 144 về “Chi phí cho người phiên dịch, luật sư”, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, quy định: “2. Chi phí cho luật sư là khoản tiền phải trả cho luật sư theo thoả thuận của đương sự với luật sư trong phạm vi quy định của Văn phòng luật sư và theo quy định của pháp luật.” Tuy nhiên, trên thực tế các Toà án không chấp nhận chi phí Luật sư do bên thua kiện chịu, dù đã được các bên thoả thuận (và đã được quy định cụ thể trong Luật Sở hữu trí tuệ). Vì vậy cần quy định rõ việc chấp nhận chi phí thuê luật sư là một trong những loại chi phí hợp lý để yêu cầu bên thua kiện phải thanh toán. Ngoài ra, quy định chỉ nhắc đến Văn phòng luật sư là đã bỏ sót hai hình thức hành nghề luật sư khác là Công ty luật và Luật sư hành nghề độc lập.

  1. Về vấn đề án lệ:

Pháp luật không bao giờ hoàn thiện, đầy đủ, cụ thể cho mọi tình huống thực tế và luôn có sự mâu thuẫn, chồng chéo, xung đột nhất định. Vì vậy rất cần phải công nhận án lệ để bảo đảm việc giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, thuận lợi, công bằng, hợp lý, chính xác và hiệu quả.

  1. Về mối quan hệ với Luật Trọng tài thương mại năm 2010:
  • Cần có các quy định hạn chế tối đa việc huỷ phán quyết trọng tài.

Đồng thời cần có cơ chế giám đốc thẩm Quyết định huỷ phán quyết trọng tài để sửa chữa sai lầm, tránh tình trạng Toà án dễ dàng huỷ phán quyết trọng tài vì không bao giờ bị xem xét xét lại.

  • Trong một vụ tố tụng trọng tài, cả Hội đồng Trọng tài và Toà án có thể cùng có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Vì vậy cần xác định rõ thẩm quyền chỉ thuộc một cơ quan đối với một vụ việc đang giải quyết.
  1. Về một số nội dung khác:

Cần bảo đảm sự thống nhất về khái niệm: Toà kinh tế nhưng lại không giải quyết tranh chấp kinh tế, mà lại là  tranh chấp kinh doanh, thương mại.

 

—————————–

Luật sư Trương Thanh Đức

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.414. Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực...

Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực tuyến tiền ảo, tài chính, chứng...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,717