(ANVI) Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC bình luận tại Hội thảo Hội thảo “Một số vấn đề lý luận & thực tiễn về uỷ quyền lập pháp tại Việt Nam hiện nay” do Viện Khoa học Pháp lý tổ chức.
Quá nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật. Quá nhiều văn bản cùng quy định về 1 vấn đề. Đây là mấu chốt bất cập. Thực tế, nghị định quy định chi tiết thi hành mà không trái, không mâu thuẫn, không khác với luật thì ban hành làm gì & cần gì phải ban hành
1. Đặt vấn đề:
1.1. Xây 1 thành phố, thì phải có quy hoạch, mở đường mà không quản lý thiết kế đến từng căn nhà thì còn lâu mới ra thành phố quy củ, ngăn nắp, đẹp mắt.
1.2. Xây 1 ngôi nhà mà chỉ làm mỗi cái khung rồi để cho người khác toàn quyền muốn đục phá, vẽ vời, tô đắp gì cũng được thì chẳng bao giờ có cái nhà ra hồn.
1.3. Tình trạng lập pháp của chứng ta giống như xây thành phố tự phát, xây nhà không kiểm soát.
2. Thực trạng lập pháp, lập quy:
2.1. Hiến pháp quy định chỉ có luật mới được hạn chế quyền của công dân, nhưng lại loại trừ quyền biểu tình có thể hạn chế bằng thông tư trở lên. Hậu quả là tối qua hàng chục triệu người vi phạm rất nghiêm trọng quy định nghiêm cấm tập trung đông người & gây tiếng ồn sau 10 đêm gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng theo Nghị định 38/2005/NĐ-CP & Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
2.2. Nguyên tắc là Luật thì sống lâu, nghị định vừa vừa, thông tư thay đổi liên tục chẳng còn đúng thực tế thì cần thay đổi. Quy chế cho vay, quy chế gửi tiền tiết kiệm của NHNN sống 15 năm, trong khi luật gốc của nó là Luật các TCTD & Bộ luật Dân sự chỉ có trên dưới 10 năm. Gần đây nhiều luật chỉ 1 vài năm đã phải sửa, trong khi một số quy chuẩn xây dựng từ 40 năm trước đã vô cùng lạc hậu mà không sửa. Cả nhanh & chậm đều hỏng, đều như xiềng xích ở Sân Mỹ Đình cần phải chặt bỏ.
2.3. Quá nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật. Quá nhiều văn bản cùng quy định về 1 vấn đề. Đây là mấu chốt bất cập. Thực tế, nghị định quy định chi tiết thi hành mà không trái, không mâu thuẫn, không khác với luật thì ban hành làm gì & cần gì phải ban hành?
3. Quy định chi tiết thi hành:
3.1. Luật Ban hành yêu cầu nội dung quy định chi tiết phải trình cùng & ban hành cùng có hiệu lực. Thế thì đưa luôn vào luật cho rồi, sao phải để dành, né tránh?
3.2. Văn bản dưới luật chỉ được phép hướng dẫn quy trình, thủ tục, phối hợp cho nó chạy, cấm quy định chi tiết dẫn đến vô hiệu hoá luật. Chỉ quy định chi tiết đối với vấn đề mới phát sinh, mà chưa kịp sửa luật.
3.3. Về nguyên tắc, phải cấm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành. Đừng lo vướng mắc, bê tắc. Có quy định như vậy, thì ông Chính phủ & các bộ buộc phải trình dự luật loại trừ kiểu luật khung, luật ống, luật rỗng, luật hở, luật ú ớ, luật khẩu hiệu, luật kiểu trên trời.
3.4. Tuy nhiên cốt yếu là phải nâng cao chất lượng & quy định cụ thể luật đến mức không cần phải hướng dẫn bằng văn bản pháp quy, mà hướng dẫn bằng án lệ, luật sư, giải thích khoa học,… Nếu Luật không làm được như vậy thì tốt nhất là không ban hành luật nữa, mà ban hành Nghị định không đầu. Tóm lại là lựa chọn luật đơn, mỗi vấn đề chỉ 1 văn bản thay vì luật kép kiểu 3 – 4 văn bản điều chỉnh 1 vấn đề.
3.5. Nghị sĩ không làm luật là chính, mà toàn làm cái khác là chính. Cần nâng từ 1/4 lên ít nhất 1/2 nghị sỹ chuyên trách. Và nuôi vài trăm chuyên gia chuyên làm luật.
4. Đề xuất, kiến nghị:
4.1. Nếu cứ chấp nhận kéo dài việc uỷ quyền lập pháp kiểu như hiện nay thì cần phải sửa Hiến pháp 2013, Luật Đầu tư 2014, Bộ luật Dân sự 2015, với những quy định quyền dân sự chỉ bị hạn chế theo quy định của luật. Nếu không thì sẽ dẫn đến tình trạng luật đá luật, dân không sống được bằng luật:
- Quốc tang các công ty tha hồ tổ chức vui chơi, giải trí, vì chỉ có Nghị định, chứ không hề có luật cấm;
- Hay tha hồ chuyển giá, vì chỉ có nghị định chứ không hề có luật quy định về giao dịch liên kết. Trong khi về bản chất, giao dịch liên kết tương tự với giao dịch với pngười có liên quan. Nhưng khải niệm “người có liên quan” được quy định khác nhau tại 4 đạo luật (Luật Chứng khoán 2006, Luật Các công cụ chuyển nhượng 2006, Luật Các TCTD 2010 & Luật Doanh nghiệp 2014) nhưng lại hoàn toàn không có ở trong 9 luật thuế;
- Hoặc mua bán, thậm chí chỉ là ghi tham khảo giá bằng ngoại tệ, tuy không hề phạm luật, tức không hề bị hạn chế theo quy định của Điều 2.2, Bộ luật Dân sự 2015, nhưng lại bị cấm theo Pháp lệnh Ngoại hối & bị xử phạt từ 80 – 500 triệu đồng.
4.2. Tóm lại, tôi vẫn đồng tình với việc phải tiếp tục uỷ quyền lập pháp, với các điều kiện sau đây:
- Bỏ bớt loại văn bản quy phạm pháp luật, chẳng hạn như pháp lệnh, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước,…;
- Phải thu hẹp, thậm chí cấm việc uỷ quyền thì may ra mới hạn chế được tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo;
- Bỏ Nghị định không đầu, vì rất dễ vi Hiến, trái luật;
- Chỉ hướng dẫn thi hành, không quy định chi tiết, trừ các trường hợp ngoại lệ đặc biệt, rất cần thiết;
- Chỉ chọn 1 loại văn bản hoặc pháp lệnh hoặc nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng hoặc thông tư hướng dẫn thi hành luật, không cùng hưỡng dẫn và hướng dẫn lẫn nhau;
- Sửa đầu tiên là các nguyên tắc xây dựng & áp dụng pháp luật; khôi phục lại cụm từ hướng dẫn thi hành luật trong Luật ban hành…;
- Có thời gian chuyển tiếp để làm những việc trên, là 5 năm chẳng hạn./.
Hà Nội 07-12-2018
Ghi chép Hội thảo:
- GS TS Hoàng Thế Liên, Chủ tịch Hội đồng Khoa học:
- Đáng lẽ phải đi chung đường với nhân loại, có tính đến yếu tố đặc thù, thì chúng ta cứ đi ngược lại;
- Luật ta cứ lý luận 1 đường, thực tế 1 nẻo & thường né tránh những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm;
- Uỷ quyền lập pháp còn tràn lan, tuỳ tiện & thiếu sự kiểm soát;
- Một cái cối xay cho ra gạo toàn thóc, lại cứ đi nhặt thóc, mà không sửa cối xay.
- GS TS Trần Ngọc Đường, nguyên PCN VPQH:
- Cần tăng cưởng uỷ quyền, nhất là Nghị định không đầu.
- TS Hoàng Thị Ngân, Vụ trưởng TCHC, VPCP:
- Đề nghị giảm dần, dẫn đến chấm dứt.
- ThS Nguyễn Phước Thọ, Vụ phó Vụ PC VPCP:
- Uỷ quyền lập pháp vẫn tràn lan, cứng nhắc & không kiểm soát được;
- Nguyên tắc Luật quy định chi tiết thi hành được ngay là sai, mâu thuẫn với nguyên tắc ổn định lâu dài;
- Không thể phân biệt giữa biện pháp thi hành và quy định chi tiết thi hành;
- Không thể phân biệt giữ lập pháp với lập quy, lẫn lộn hết.
- ThS Lê Thị Thiếu Hoa:
- TS Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Dân Kinh:
- Luật giao cho CP nhiều;
- NĐ quy định nhiều nội dung khác luật.
- TS Nguyễn Thanh Mai, nguyên Viện trưởng KHPL.
- PGS TS Lê Hồng Hạnh, nguyên Viện trưởng KHPL:
- Xây dựng & thực thi pháp luật không giống ai cả, chơu riêng 1 góc
- Uỷ quyền lập pháp của các nước khác hoàn toàn mình.
- TS Đồng Ngọc Ba, Cục trưởng Kiểm soát văn bản:
- Nhiều văn bản của các tỉnh thành dựa vào Nghị quyết, rất khó xử lý.
- Một số chuyên gia khác.
- LS Trương Thanh Đức: Như trên.
- & lại chuẩn bị sửa Luật làm luật 2015.