(XD) – Đây là một trong những nội dung được thảo luận tại tọa đàm “Doanh nghiệp tư nhân cùng Chính phủ bứt phá” diễn ra chiều 15/3 tại Hà Nội.
Theo đó, đối với vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Hoàng – Chủ tịch HĐQT Cty tư vấn Y dược IMC nhận định rằng: “Doanh nghiệp (DN) tư nhân muốn bứt phá thì sự cạnh tranh của DN rất lớn và áp lực, công nghệ 4.0 thay đổi cơ bản cách kinh doanh, vận hành và tiếp cận thị trường. Chính phủ cần phải đồng hành và công tâm thì DN tư nhân mới phát triển được. Còn quá nhiều đoàn thanh kiểm tra, gây mất thời gian, giảm năng lực cạnh tranh và cơ hội của DN. Thái độ thanh tra cũng ảnh hưởng tinh thần DN”, ông Hoàng cho biết.
Ở góc nhìn khác, Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI – đưa ra một số ý kiến cho rằng: “Hiện nay, cần phải giảm thiểu doanh nghiệp Nhà nước về số lượng và quy mô. Đồng thời, Nhà nước điều tiết thị trường nhưng đừng tranh kinh doanh với thị trường”.
Có 2 cái thừa hiện nay, đó là, kinh doanh là của tư nhân chứ không phải của Nhà nước; thứ 2, phải thừa nhận văn phòng ảo. Ông Thanh cũng đưa ra 7 cái xóa từ Nhà nước, đó là, Nhà nước cần phải xóa bỏ đó là xóa bỏ con dấu doanh nghiệp; xóa bỏ điều kiện kinh doanh, xóa bỏ ít nhất 1/3 các ngành nghề kinh doanh và ít nhất 1/2 điều kiện kinh doanh; xóa bỏ đăng ký ngành nghề kinh doanh; xóa bỏ ranh giới giữa Cty TNHH và Cty CP nước ngoài; xóa bỏ Luật Đầu tư; xóa bỏ hộ kinh doanh và cuối cùng là xóa bỏ kiểu cách đổi mới. “Nếu không có những đột phá chính sách thực sự thì sẽ không có chuyện bứt phá đúng nghĩa” – Luật sư Trương Thanh Đức khẳng định.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: “Cả Nhà nước và doanh nghiệp cần có những bứt phá nhưng bứt phá như thế nào? Chính phủ bứt phá không đủ mà còn có cả Nhà nước”. Đối với doanh nghiệp, vị chuyên gia này cho rằng cần có 3 bứt phá. Thứ nhất là bứt phá về tiêu chuẩn, quy chuẩn mang tính quốc tế hóa; thứ hai là bứt phá trên cơ sở bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng; thứ ba là bứt phá mạnh mẽ trong tính cộng đồng và liên kết chuỗi, đặc biệt là tính dân tộc.
Còn đối với Nhà nước, TS Nguyễn Minh Phong nhận định cần bứt phá ba điểm: Thứ nhất là về giá trị chuẩn quốc gia (giá trị tốt nhất của CNXH, giá trị tốt nhất của dân tộc và giá trị tối nhất của thế giới). Thứ hai là về cơ chế bảo vệ lợi ích quốc gia. Thứ ba là bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp, người dân và cán bộ.
Ngọc Hà
(206/556)
Xây dựng (Kinh tế) 19-3-2019: