221. Sở hữu Ngân hàng

(DN&PL) – Sở hữu chéo: đường đi “sân sau” của dòng vốn ngân hàng

  1. Pháp luật quy định thế nào về sở hữu ngân hàng?

Hiện nay, có tới 4 nhóm giới hạn về sở hữu ngân hàng như sau:

Thứ nhất, sở hữu giữa các ngân hàng với nhau. Theo đó, một ngân hàng được phép sở hữu 100% vốn của ngân hàng khác (đối với ngân hàng TNHH 1 thành viên – tức là ngân hàng 100% vốn nước ngoài), sở hữu dưới 100% vốn điều lệ của ngân hàng khác (đối với ngân hàng TNHH 2 thành viên trở lên – tức ngân hàng liên doanh) và được phép sở hữu không quá 11% vốn điều lệ của một ngân hàng cổ phần khác. Thậm chí đã từng có thời kỳ bắt buộc ngân hàng thương mại cổ phần phải có vốn cổ phần của ngân hàng thương mại nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước.

Thứ hai, sở hữu giữa các ngân hàng với doanh nghiệp theo Luật Các TCTD năm 2010. Theo đó, một ngân hàng được sở hữu không quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp (trừ công ty con) hoặc một doanh nghiệp không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ của một ngân hàng. Một cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn điều lệ của một ngân hàng. Đồng thời, một cổ đông và những người có liên quan không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của một ngân hàng. Tuy nhiên, vì đến nay chưa xác định được thời hạn bắt buộc phải thực hiện theo giới hạn này, nên vẫn còn tình trạng sở hữu các tỷ lệ theo các quy định khác dưới đây.

Thứ ba, sở hữu giữa các ngân hàng với doanh nghiệp và cá nhân. Theo đó, một doanh nghiệp không được sở hữu quá 20%, một cá nhân không được sở hữu quá 10% vốn điều lệ của một ngân hàng. Đồng thời một cổ đông và những người có liên quan không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của một ngân hàng. Đây là quy định tại Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN ngày 07-6-2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế Cấp giấy phép thành lập và hoạt động cảu ngân hàng TMCP (như Ngân hàng Tiên Phong, Ngân hàng Liên Việt).

Thứ tư, sở hữu giữa các ngân hàng với doanh nghiệp và cá nhân. Theo đó, một doanh nghiệp không được sở hữu quá 40%, một cá nhân không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ của một ngân hàng. Đồng thơi một cá nhân và những người có liên quan không được sở hữu quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng. Đây là quy định đối với các ngân hàng được thành lập trước Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN (như Ngân hàng Xăng dầu, trong đó Petrolimex sở hữu 40%).

Ngoài ra còn ngoại lệ được Thủ tướng Chính phủ cho phép như Tập đoàn Bảo Việt sở hữu 52% vốn của Ngân hàng Bảo Việt (thay vì giới hạn 20%).

Tất cả các trường hợp trên, chỉ được phép sở hữu theo 1 chiều, bên này đã sở hữu bên kia, thì bên kia không được phép sở hữu ngược lại.

  1. Các ngân hàng sở hữu chéo cổ phần của nhau có vi phạm Luật Các TCTD không? 

Sở hữu chéo là nói đến câu chuyện sở hữu lẫn nhau, nhưng không dừng lại ở chỗ ngân hàng này sở hữu vốn điều lệ của ngân hàng khác, mà có sự đan xen, sở hữu qua lại lẫn nhau, trực tiếp hay gián tiếp. Sở hữu chéo trực tiếp giữa 2 ngân hàng với nhau, kiểu như ngân hàng A sở hữu ngân hàng B, rồi ngân hàng B lại sở hữu ngân hàng A thì không được phép, vì nó vi phạm quy định tại khoản 5, Điều 129 Luật Các TCTD: ”Tổ chức tín dụng không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính tổ chức tín dụng đó.”

Sở hữu chéo gián tiếp kiểu như ngân hàng A sở hữu ngân hàng B, ngân hàng B sở hữu ngân hàng C và ngân hàng C lại sở hữu ngân hàng A, thì pháp luật không cấm.

Trên thực tế, sở hữu chéo ngân hàng thường ẩn dưới dạng bắc cầu, thông qua các tổ chức, cá nhân trung gian.

  1. Hậu quả của hoạt động lách luật trong sở hữu chéo ngân hàng?

Các trường hợp ngân hàng sở hữu vốn điều lệ của nhau một chiều và công khai như nói trên thì không phạm luật và không gây ra hậu quả gì đáng kể, vì phần phần vốn sỡ hữu lẫn nhau này sẽ được loại trừ khi tính các giới hạn an toàn của ngân hàng. Tuy nhiên, việc sở hữu chéo trong trường hợp này cũng không có lợi, vì vô hình trung tổng số vốn điều lệ của toàn hệ thống Ngân hàng có một phần trùng lặp, dẫn đến dễ bị ảnh hưởng xấu khi một ngân hàng bị đổ vởx. Vì vậy, trong quá trình xây dựng Luật Các TCTD, chủ trương là hạn chế hạn chế tối đa việc sở hữu chéo ngân hàng, kể cả trực tiếp và gián tiếp.

Còn sở hữu chéo lách luật thì không ai biết đâu là số thật, nên sẽ gây ra hậu quả về nhiều mặt, trong đó rõ nhất là dẫn tới tình trạng không xác định được đâu là vốn điều lệ thật của ngân hàng, dẫn đến không bảo đảm các chỉ số an toàn vốn, hay nói cách khác là vốn ảo, nhưng tăng trưởng thật sẽ làm cho mất cân đối ngay trong từng ngân hàng và gián tiếp ảnh hưởng đến toàn hệ thống Ngân hàng.

Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI

—————

Doanh nghiệp và pháp luật, báo in 04-10-2012: 

(225/1.000)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.362. Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến...

Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến quảng cáo trá hình thông qua...

Trích dẫn 

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ...

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ 'hút cạn' dòng tiền của...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 224,306