227. Viện Kiểm sát quyết định kháng nghị bản án – Bài 3: Sacombank Phú Yên… có giành được phần thắng

(TBNH) – Người có đầy đủ năng lực dân sự, khi ký giấy tờ liên quan đến thủ tục pháp lý mà không đọc, không biết nhưng vẫn ký là vô lý…

Ông Luật, bà Khái vẫn phải có nghĩa vụ

Theo Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Tuy Hoà (VKS) Lê Minh Chánh, việc vay vốn của anh Hòa, chị Linh với Sacombank Phú Yên xuất phát từ hợp đồng ủy quyền số 67 quyển số 01 TP/CC-SCC/HĐGD ngày 30/9/2009, bên ủy quyền là vợ chồng ông Mai Luật, bà Nguyễn Thị Khái (bên A), bên nhận ủy quyền là anh Mai Hòa (bên B). Phạm vi ủy quyền của hợp đồng này không giới hạn về số tiền, lần vay bao nhiêu. Nhưng vợ chồng ông Mai Luật cho rằng, chỉ ủy quyền cho anh Hòa vay 800 triệu đồng về để sửa nhà và chữa bệnh, do đó vợ chồng anh Hòa, chị Linh vay quá số tiền theo ý định của ông bà và khi vay về thì ông bà không được nhận số tiền vay… Tuy nhiên ông Luật, bà Khái lại không đưa ra được tài liệu, chứng cứ nào chứng minh cho yêu cầu của mình. Hơn nữa, tại giấy cam kết ngày 2/10/2009 được UBND phường 4 chứng thực thì vợ chồng ông cam kết đem tài sản nhà đất số 244, Trần Hưng Đạo để thế chấp, bảo lãnh cho Lê Thị Ngọc Linh, Mai Hòa vay vốn tại Sacombank Phú Yên. Do đó, ngân hàng mới cho vợ chồng anh Hòa, chị Linh vay vốn. Trong suốt thời gian dài anh Hòa, chị Linh vay vốn để kinh doanh, ông Luật, bà Khái đều biết nhưng không có ý kiến gì.


Hiện nhiều khoản vay tại các TCTD được đảm bảo bằng BĐS. (Ảnh: PV)

Đến ngày 30/9/2010, vợ chồng ông Luật, bà Khái tiếp tục ký vào giấy đề nghị vay vốn của Lê Thị Ngọc Linh, nên phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 146 Bộ Luật Dân sự. Do đó, ngày 19/10/2010, ngân hàng tiếp tục cho vợ chồng anh Hòa, chị Linh vay vốn theo hợp đồng tín dụng hạn mức số LD 1029200197 hạn mức tín dụng là 3,7 tỷ đồng. Ngày 25/2/2011, ký thỏa thuận sửa đổi, bổ sung thay đổi hạn mức số BS 01/LD 1029200197 hạn mức tín dụng 4,4 tỷ đồng.

Sau đó, ngày 30/9/2011, ông Luật, bà Khái ký hợp đồng ủy quyền được công chứng số 2680 ngày 30/9/2011, hợp đồng ủy quyền được công chứng số 2682 ngày 30/9/2011 và hợp đồng thế chấp bất động sản của người thứ ba số 194/TC-11 ngày 30/9/2011 được công chứng số 2681 ngày 30/9/2011, ngân hàng chuyển toàn bộ dư nợ của bên vay tại hợp đồng tín dụng hạn mức số LD 1029200197 ngày 19/10/2010 và thỏa thuận sửa đổi bổ sung số BS 01/LD 1029200197 ngày 25/2/2011 sang hợp đồng tín dụng số LD 1127600234 ngày 3/10/2011 với hạn mức tín dụng 3,2 tỷ đồng.

Đại diện VKS cho rằng, đối với hợp đồng ủy quyền được công chứng số 2680, bên A ủy quyền cho bên B được quyền thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất tại địa chỉ số 244, Trần Hưng Đạo cho ngân hàng để vay vốn. Theo đó, bên B được thay mặt bên A ký tên trên các chứng từ liên quan đến việc vay vốn tại ngân hàng: hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và các chứng từ khác của ngân hàng. Từ hợp đồng ủy quyền này, anh Hòa mới ký hợp đồng thế chấp bất động sản của người thứ ba số 194/TC-11. Trong hợp đồng anh Hòa đã nhân danh ông Luật, bà Khái chứ không nhân danh chính mình vì hợp đồng ghi cụ thể bên nhận thế chấp là Sacombank Phú Yên, bên thế chấp là anh Mai Hòa được ủy quyền bởi ông Mai Luật và bà Nguyễn Thị Khái, bên được cấp tín dụng là chị Linh, anh Hòa.

Do đó, anh Hòa hoàn toàn thực hiện đúng nội dung và phạm vi ủy quyền theo quy định tại Điều 144, Bộ Luật Dân sự. Vì vậy, bản án cho rằng anh Hòa nhân danh chính mình để ký hợp đồng thế chấp số 194/TC-11 và hợp đồng tín dụng số LD 234 chỉ phát sinh quyền và nghĩa vụ của ngân hàng Sacombank Phú Yên với anh Hòa, chị Linh chứ không phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh của ông Luật, bà Khái là hoàn toàn không có cơ sở.

Không biết, vẫn ký là… vô lý

Cũng theo VKS, đối với hợp đồng ủy quyền được công chứng số 2682 ngày 30/9/2011, Bản án nhận định ông Luật, bà Khái bị lừa dối là không có cơ sở, vì đến ngày 30/9/2011, dư nợ của hợp đồng LD 1029200197 ngày 19/10/2010 và thỏa thuận sửa đổi bổ sung số BS 01/LD 1029200197 ngày 25/2/2011 còn 3,2 tỷ đồng, mà khoản nợ này ông Luật, bà Khái bảo lãnh cho anh Hòa, chị Linh vay vốn. Sau đó, toàn bộ dư nợ này được chuyển sang hợp đồng tín dụng LD 234 ngày 3/10/2011. Như vậy, không thể cho rằng việc ký vào hợp đồng này không phải là ý chí của ông Luật, bà Khái. Khi ông Luật, bà Khái ký các hợp đồng ủy quyền ngày 30/9/2011, hợp đồng thế chấp số 194 đều biết rõ đây là các loại giấy tờ thủ tục để vay vốn ngân hàng. Nếu không phải là người trực tiếp vay, hay bảo lãnh, thế chấp thì tại sao phải ký, trong khi không có ai ép buộc. Hơn nữa, ông Luật, bà Khái là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm dân sự, lại cho rằng khi ký giấy tờ liên quan đến thủ tục pháp lý mà không đọc, không biết mà vẫn ký là hoàn toàn không có cơ sở.

Đối với hợp đồng tín dụng LD 234 ngày 3/10/2011, bên cho vay là Sacombank Phú Yên được ký trên cơ sở hợp đồng ủy quyền đã được công chứng số 2680 và hợp đồng ủy quyền số 2682, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba số 194/TC-11, đã được đăng ký thế chấp và hiện nay chưa được xóa thế chấp. Do đó, nghĩa vụ bảo lãnh của ông Luật, bà Khái phát sinh theo quy định tại Điều 146 Bộ Luật Dân sự.

Liên quan đến thủ tục công chứng, hợp đồng ủy quyền 2680, hợp đồng ủy quyền 2682, hợp đồng thế chấp 194/TC-11 của Phòng Công chứng Phú Yên đã thực hiện theo đúng thủ tục công chứng, đầy đủ hồ sơ công chứng theo quy định của pháp luật công chứng. Theo VKS, việc phía Sacombank Phú Yên ký trước vào các hợp đồng tranh chấp trên là được pháp luật cho phép.

Về địa điểm công chứng, theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật Công chứng, việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu không thể đi lại được, người bị tạm giữ, tạm giam… Bản án cho rằng, khi lấy chữ ký của ông Luật hoặc điểm chỉ của bà Khái, ông bà không được đọc văn bản, không được công chứng viên đọc cho nghe. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 6 Điều 35 Luật Công chứng, thì người yêu cầu công chứng tự đọc lại hợp đồng, giao dịch viên hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Như vậy, nghĩa vụ đọc các dự thảo hợp đồng là nghĩa vụ của người yêu cầu công chứng, tại sao không đọc hoặc không được đọc cho nghe mà lại ký và điểm chỉ vào từng trang của các hợp đồng, trong khi không bị ai ép buộc và biết rõ đó là các giấy tờ, thủ tục để vay vốn ngân hàng.

Theo thông tin mới nhất Thời báo Ngân hàng nhận được, phiên tòa phúc thẩm vụ án này sẽ diễn ra vào tháng 11 tới. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin đến bạn đọc…

Các bên đã ký hợp đồng đúng luật

Theo tôi, Phòng Công chứng, ngân hàng và bên vay vốn (đồng thời là bên được uỷ quyền thế chấp) đã ký các hợp đồng thế chấp một cách hợp lý, đúng luật và cũng khó có thể làm gì hơn thế. Về pháp luật, không có chuyện phân biệt người được uỷ quyền ký nhân danh họ hay nhân danh người uỷ quyền, mà chỉ có một cách hiểu duy nhất là ký thay mặt người uỷ quyền. Càng vô lý khi cho rằng bên được uỷ quyền chỉ được phép thế chấp để vay vốn cho bên uỷ quyền.

Trong vụ án này, bên uỷ quyền đã ký ít nhất 4 hợp đồng và cam kết thể hiện rõ việc hoàn toàn tự nguyện mang tài sản của mình đi thế chấp để vay vốn ngân hàng, do vậy họ đã biết và buộc phải biết hậu quả pháp lý của việc uỷ quyền thế chấp.

Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI

Dương Công Chiến

—————

Thời báo Ngân hàng 29-10-2012:

http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/2-vien-kiem-sat-quyet-dinh-khang-nghi-ban-an—bai-3–sacombank-phu-yen-co-gianh-duoc-phan-thang-5178.html

(176/1.618)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.974. Chính thức ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu...

Chính thức ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng. (VOVGT) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,124