232. Bình luận Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

(ANVI) – Bộ Tư pháp                                                                                                    Hà Nội 14-11-2014   

Phát biểu tại cuộc họp Hội đồng Thẩm định Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Về việc cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

  1. Về Phạm vi và đối tượng áp dụng (Điều 1):
  • Cả Quyết định chỉ thấy đối tượng chính sách này sẽ được vay vốn, nhưng không hề đề cập đến việc họ thuộc đối tượng nào, được vay thế nào, vay làm gì, vay ra sao,…?
  • Vì vậy, cần quy định rõ trong Điều này là được vay vốn theo “Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04-10-2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;”. Trong khoản 1, Điều 1 của Nghị định này đã quy định rõ: “1. Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo, ổn định xã hội.
  • Đồng thời cũng cần quy định rõ là việc vay và cho vay này được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP. Tránh Quyết định có gốc nhưng lại bị mất gốc.
  • Đề nghị xem xét phương án sửa đổi Nghị định số 78/2002/NĐ-CP thay cho việc ban hành Quyết định này.
  1. Về Mức cho vay và thời hạn cho vay (Điều 2):

Đề nghị bở quy định tại khoản 2, Điều này “2. Hộ thoát cận nghèo không phải thực hiện bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội.” vì Điều 3, Nghị định số 78/2002/NĐ-CP đã quy định rõ: “Người nghèo và các đối tượng chính sách khác (sau đây gọi là Người vay) khi vay vốn theo quy định của Nghị định này không phải thế chấp tài sản, trừ các tổ chức kinh tế thuộc các đối tượng quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 2 Nghị định này. Riêng đối với hộ nghèo, được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính trong việc vay vốn.”

  1. Về sử dụng từ ngữ:
  • Đề nghị xác định lại chủ thể pháp lý vay vốn là gì, “người”, “hộ”, hay “hộ gia đình”. Trong Dự thảo sử dụng từ hộ, thì không đúng với quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác là “hộ gia đình”, “hộ kinh doanh”.
  • Đề nghị xem lại cụm từ “hộ mới thoát nghèo” tại tên Quyết định và “hộ thoát cận nghèo” tại Điều 1 về “Phạm vi và đối tượng áp dụng” không thống nhất và không hợp lý lắm. Có thể chọn tên khác, như hộ có thu nhập thấp. Thực chất cận nghèo, thoát cận nghèo cũng đều là nghèo
  • Đề nghị sửa cụm từ “không vượt quá mức cho vay tối đa phục vụ sản xuất kinh doanh” thành “không vượt quá mức cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh” (bỏ từ “tối đa” vì trùng lặp với từ “không quá”) tại khoản 1, Điều 2 về “Mức cho vay và thời hạn cho vay”.
  • Đề nghị sửa cụm từ “tối đa không quá” thành “không quá một chu kỳ sản xuất, kinh doanh” (bỏ từ “tối đa” vì trùng lặp với từ “không quá”) tại Điều 3 về “Thời hạn cho vay”.
  • Đề nghị sửa từ “hàng năm” thành “hằng năm”, “hàng tháng” thành “hằng tháng” tại điểm b, điểm c, khoản 1 và điểm a, khoản 4, Điều 6 về “trách nhiệm của các đơn vị liên quan”.
  1. Về Trách nhiệm của các đơn vị liên quan (Điều 6):
  • Điểm a, khoản 1, Điều 6 về “Trách nhiệm của các đơn vị liên quan” quy định: Ngân hàng Chính sách xã hội: có trách nhiệm: “Hướng dẫn quy trình, thủ tục và các nghiệp vụ liên quan đến việc vay vốn của hộ thoát cận nghèo.”

Đề nghị xem lại, NHNN xây dựng thay vì Ngân hàng Chính sách;

  • Điểm c, khoản 1, Điều 6 về “Trách nhiệm của các đơn vị liên quan” quy định: “Định kỳ ngày 15 hàng tháng, Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính về kết quả thực hiện cho vay đối với các chương trình tín dụng chính sách, trong đó có chương trình cho vay đối với hộ thoát cận nghèo.

Đề nghị xác định rõ ngày 15 hằng tháng báo cáo kết quả tính đề ngày 15 hay báo cáo vào ngày 15. Nếu tính đến ngày 15 thì thời hạn báo cáo là thế nào. Nếu ngày 15 báo cáo, thì báo cáo theo kỳ hạn nào.

—————————–

Luật sư Trương Thanh Đức

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,984