232. Pháp luật về Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước

(VTV2) – PGS, TS Nguyễn Văn Nam & Luật sư Trương Thanh Đức tham gia chương trình VTV2 Kinh doanh & Pháp luật.

Quay ngày 28-10-2012 tại Trường quay S9, 43 Nguyễn Chí Thanh, phát ngày 11-11-2012.

Thời lượng 15’

Kịch bản chương trình truyền hình. KINH DOANH VÀ PHÁP LUẬT Số 17

Chủ đề: Pháp luật về Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước

STTHình ảnhThời lượngNội dungGhi chú
1Hình hiệu chương trình10” 
2MC dẫn tại trường quay30’’MC dẫn:

– Chào mừng Quý vị và các bạn theo dõi Chương trình Kinh doanh và Pháp luật nằm trong khuôn khổ Chương trình 585.

– Hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong những loại hợp đồng phổ biến nhất hiện này vì bất cứ doanh nghiệp nào khi kinh doanh đều phải thực hiện các hoạt động mua, bán thông qua Hợp đồng  để tìm kiếm lợi nhuận và phục vụ cho chính nhu của mình. Mặc dù pháp luật hiện hành đã quy định rất rõ về Hợp đồng mua bán hàng hóa, tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được đầy đủ các quy định này, vì vậy, trên thực tế do thiếu hiểu biết nên nhiều doanh nghiệp khi soạn thảo, đàm phán, ký kết, thực hiện Hợp đồng đã xảy ra những sai sót và gây ra những thiệt hại đáng tiếc. Chương trình hôm nay trang bị cho quý doanh nghiệp các quy định cơ bản liên quan đến pháp luật về Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, từ đó, giúp các doanh nghiệp hiểu và áp dụng các quy định một cách đúng pháp luật, chủ động phòng ngừa được những rủi ro có thể xảy ra.

 

3MC giới thiệu khách mời tại trường quay30’’MC:  Thưa quý vị và các bạn Tham dự buổi tọa đàm chương trình, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu;

Khách mời 1: Luật sư, Tiến sĩPhạm Liêm Chính – Trưởng Văn phòng Luật sư Chính và Công sự; Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

 

Khách mời 2: TS. Phan Chí Hiếu, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội; Trọng tài viên Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam.

Xin cảm ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình của chúng tôi. Trước hết, xin mời các vị khách mời và quý vị khán giả cùng theo dõi phóng sự của chương trình

4Phóng sự ghi hình tại hiện trường, doanh nghiệp

 

2’Nội dung: Thực tiễn ký kết các Hợp đồng mua bán hàng hóa trong doanh nghiệp hiện nay

 

 

5Ghi hình bàn tròn tại trường quay9-10’Tọa đàm:

Câu hỏi 1: Câu hỏi đầu tiên xin dành cho Ông Phạm Liêm Chính cho biết?

Pháp luật về Hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định ở những văn bản pháp luật nào? các văn bản này quy định như thế nào về hình thức và nội dung của Hợp đồng mua bán hàng hóa ?

Dự kiến trả lời

1.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng thương mại và được điều chỉnh tại Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (LTM).

Chúng ta biết rằng Hợp đồng mua bán hàng hóa cùng với Hợp đồng cung ứng dịch vụ là hai loại hợp đồng cơ bản của Hợp đồng thương mại và được điều chỉnh tại  LTM 2005.

1.2 Về hình thức Hợp đồng mua bán hàng hóa (Đ.24 LTM):

– Bằng lời nói (khách mời sẽ phân tích, lấy thí dụ khi trình bày)

– Bằng văn bản  (khách mời sẽ phân tích, lấy thí dụ khi trình bày)

– Bằng hành vi cụ thể (khách mời sẽ phân tích, lấy thí dụ khi trình bày)

3. Về nội dung Hợp đồng mua bán hàng hóa:

– Hàng hóa: Chủng loại (đặc chủng hay không đặc chủng); Xuất xứ (sẽ cụ thể hóa); Chất lượng (sẽ cụ thể hóa); Số lượng hay khối lượng.

– Giá cả (khách mời sẽ phân tích khi trình bày).

– Thanh toán: tiền mặt, chuyển khoản, LC .

– Lắp đặt (khách mời sẽ phân tích khi trình bày).

– Bảo hành (khách mời sẽ phân tích khi trình bày).

– Chuyên chở (khách mời sẽ phân tích khi trình bày).

– Rủi ro, chuyển rủi ro (từ người bán sang người mua)

– Bảo hiểm hàng hóa (khách mời sẽ phân tích khi trình bày).

– Luật áp dụng (khách mời sẽ phân tích khi trình bày).

– Xử lý tranh chấp bằng Tòa án hay Trọng tài ( khách mời sẽ phân tích khi trình bày).

Câu hỏi 2: Xin Ông Phan Chí Hiếu cho biết, để đảm bảo tính chặt chẽ của Hợp đồng mua bán hàng hóa, tránh những tranh chấp không đáng có xảy ra thì trong Hợp đồng thì các bên cần phải thỏa thuận những điều khoản gì ?

Dự kiến trả lời

Cả BLDS 2005, Luật Thương mại năm 2005 đều không quy định Hợp đồng mua bán hàng hóa bắt buộc phải có những điều khoản nào. Nhưng để đảm bảo tính chặt chẽ của Hợp đồng mua bán hàng hóa, tránh những tranh chấp không đáng có xảy ra thì trong Hợp đồng thì các bên cần phải chú ý thỏa thuận những điều khoản sau đây:

1. Đối tượng của Hợp đồng: các bên thỏa thuận mua bán hàng hóa gì. Lưu ý hàng hóa mua bán phải là những loại hàng hóa không bị cấm mua bán;

2. Số lượng, khối lượng hàng hóa;

3. Chất lượng;

4. Điều kiện giao nhận; chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa;

5. Giá cả, phương thức thanh toán, thời gian thanh toán;

6. Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng.

Ngoài ra, phụ thuộc vào từng loại hàng hóa mua bán mà các bên có thể thỏa thuận thêm một số nội dung như: Bảo hành; các biện pháp bảo đảm thực hiện Hợp đồng; giải quyết tranh chấp…

 

Câu hỏi 3: Xin Ông Phạm Liêm Chính cho biết, quyền và nghĩa vụ của bên mua và bên bán trong Hợp đồng mua bán hàng hóa được pháp luật quy định như thế nào ?

Dự kiến trả lời

Hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng song vụ, quyền của bên này trở thành nghĩa vụ của phía bên kia. Thí dụ quyền của người bán là được nhận tiền hàng, thì đối với bên mua đó là nghĩa vụ thanh toán

3.1. Nghĩa vụ cơ bản của người bán:

– Giao hàng và chứng từ liên quan (Đ.34 LTM) (khách mời sẽ phân tích khi trình bày).

– Bảo hành (Đ.49 LTM) (khách mời sẽ phân tích khi trình bày).

3.2.Nghĩa vụ cơ bản của người mua:

– Nhận hàng (Đ.56 LTM) (khách mời sẽ phân tích khi trình bày).

– Thanh toán (Đ.50 LTM) (khách mời sẽ phân tích khi trình bày).

 

Câu hỏi 4:  Xin Ông Phan Chí Hiếu cho biết rõ những lỗi, sai sót  doanh nghiệp thường mắc phải trong quá trình soạn thảo, ký kết, thực hiện Hợp đồng mua bán hàng hóa ?  những lỗi đó có thể gây ra những hậu quả, rủi ro pháp lý gì ?

Dự kiến trả lời

1. Hợp đồng xác lập không đúng luật nên bị vô hiệu (từng phần hoặc toàn bộ).

2. Nội dung Hợp đồng không chặt chẽ nên tiềm ẩn nguy cơ bị vi phạm và khi bị vi phạm thì không bảo vệ được quyền lợi của bên bị vi phạm (điều khoản về chất lượng, thanh toán, giao nhận).

3. Không biết cách xử lý khi có hành vi vi phạm xảy ra; không khiếu nại hoặc khiếu nại không đúng thời hạn.

4. Thỏa thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp không đúng nên khó thực hiện.

5. Hết thời hiệu khởi kiện nên không khởi kiện được tại Tòa án hoặc trọng tài.

6. Không biết tạo dựng và lưu giữ những chứng cứ liên quan đến vụ việc nên khó thực hiện nghĩa vụ chứng minh.

 

Câu hỏi 5: Xin Ông Phạm Liêm Chính cho biết, vậy để phòng ngừa những rủi ro pháp lý đó, khi soạn thảo, ký kết, thực hiện hợp đồng thì doanh nghiệp cần phải lưu ý những gì ?

Dự kiến trả lời:

Để phòng ngừa những rủi ro pháp lý đó, khi soạn thảo, ký kết, thực hiện Hợp đồng thì doanh nghiệp cần phải lưu ý:

5.1 Lựa chọn đối tác: đó là khâu quan trọng hàng đầu (khách mời sẽ phân tích khi trình bày).

5.2. Soạn thảo kỹ lưỡng hợp đồng:

+ Tham khảo hợp đồng mẫu.

+ Tham khảo tư vấn luật.

+ Tránh nhầm lẫn, sai sót.

+ Chế tài: Phạt hợp đồng và Đền bù thiệt hại.

+ Cơ chế xử lý tranh chấp: thương lượng, hòa giải, Tòa án hoặc

Trọng tài .

5.3. Ký kết:

Kiểm tra kỹ thẩm quyền ký kết của đối tác để tránh trường hợp hợp đồng sau khi ký phải hủy vì bên ký kết không có thẩm quyền ký kết, không có ủy quyền hợp lệ (khách mời sẽ phân tích khi trình bày).

5.4. Thực hiện hợp đồng:

Tôn trọng cam kết, không tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không được sự đồng ý của phía bên kia. Đây là khâu yếu cần hết sức lưu ý của doanh nghiệp Việt Nam. (khách mời sẽ phân tích khi trình bày).

–  Thời hạn khởi kiện: 2 năm khá ngắn, đừng để mất thời hiệu khởi kiện.

 

Câu hỏi 6: Xin ông Phan Chí Hiếu cho biết, trên thực tế cho thấy, vì những nguyễn nhân khách quan hàng hóa có thể bị mất mát, hư hỏng trên đường vận chuyển, trước hay trong khi giao nhận hàng thì trách nhiệm chịu rủi ro đó được pháp luật quy định như thế nào ? trường hợp nào bên bán phải chịu rủi ro ? trường hợp nào bên mua phải chịu rủi ro ?

Dự kiến trả lời

Trong HĐ mua bán hàng hóa thì các bên có thể thỏa thuận cụ thể về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa và thời điểm chuyển rủi ro.

Trường hợp các bên không thỏa thuận thì thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa được xác định như sau:

1. Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định: nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá. (Chuyên giá sẽ lấy thí dụ khi trình bày).

2. Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định: nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên  (Chuyên giá sẽ lấy thí dụ khi trình bày).

3. Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển: nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây: (i) Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá; (ii) Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua (Chuyên giá sẽ lấy thí dụ khi trình bày).

4. Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển: nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. (Chuyên giá sẽ lấy thí dụ khi trình bày).

  30’’MC : tóm lược nội dung và chào kết

Trân trọng cảm ơn Ban quản lý Chương trình 585 đã hỗ trợ chúng tôi thực hiện chương trình này.

Pháp luật Hợp đồng

Số 16, Chuyên mục Kinh doanh & Pháp luật – VTV2

(Quay S9 – VTV2 ngày 28-10-2012)

  1. Câu hỏi 1: PGS, TS Nguyễn Văn Nam, Phó CN Khoa Pháp luật Kinh doanh, Đại học KTQD
  2. Câu hỏi 2:

Hợp đồng được có thể được giao kết dưới những hình thức nào; trong trường hợp nào thì hợp đồng phải được giao kết bằng văn bản?

2.1. Hợp đồng được giao kết dưới các hình thức sau:

– Lời nói: Dùng ngôn ngữ lời nói để giao kết thoả thuận và thống nhất nội dung hợp đồng.

Ví dụ: 2 bên gọi điện cho nhau để thỏa thuận, thống nhất việc mua bán hàng hóa.

– Bằng hành vi: Được giao kết bằng các hành động cụ thể.

Ví dụ: một người vào siêu thị nhặt hàng bỏ vào giỏ và thanh toán tại quầy thu ngân.

– Bằng văn bản: Xác lập bằng các hình thức văn bản như ký vào 1 bản hợp đồng, fax, giao dịch điện tử Ví dụ: Các bên soạn thảo văn bản để ghi nhận lại những nội dung đã thống nhất được với nhau dưới dạng các điều khoản.

2.2. Các trường hợp Hợp đồng phải ký kết bằng văn bản

– Do pháp luật quy định rõ; nếu pháp luật không quy định hợp phải được ký kết dưới hình thức văn bản thì hợp đồng có thể được ký kết bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể.

– Theo quy định của pháp luật hiện hành, một số loại hợp đồng phải ký kết dưới hình thức văn bản như: Tín dụng, khuyến mại, quảng cáo, uỷ thác, đấu giá, ký quỹ,…

2.3. Một số loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng và đăng ký:

– Công chứng: Mua bán nhà ở, cho thuê nhà ở trên 6 tháng, chuyển nhượng đất

– Đăng ký: Thế chấp nhà ở, đất, chuyển giao công nghệ

2.4. Tóm lại, về hình thức:

– > 130 loại trong đó

– > 70 bằng văn bản;

– > 50 lập theo mẫu;

– > 10 công chứng

– > 8 đăng ký

  1. Câu hỏi 3: PGS, TS Nguyễn Văn Nam, Phó CN Khoa Pháp luật Kinh doanh, Đại học KTQD
  2. Câu hỏi 4:

Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ trong Hợp đồng, thì căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia Hợp đồng là gì ?

Luật thương mại năm 2005 (các điều 12, 13) đã quy định khá rõ về các căn cứ xác định quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong quan hệ hợp đồng, cụ thể như sau:

4.1. Áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại:

– Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không trái với quy định của pháp luật.

– Là quy tắc 2 bên, lặp đi lặp lại

– Ví dụ: Thuê xe 4 chỗ

4.2. Áp dụng tập quán thương mại:

– Là quy tắc chung

– Mua 1 chục trứng.

4.3. Áp dụng theo quy định của pháp luật.

– Là quy định

– Ví dụ: Lãi suất cho vay không quá 150% LSCB

  1. Câu hỏi 5: PGS, TS Nguyễn Văn Nam, Phó CN Khoa Pháp luật Kinh doanh, Đại học KTQD
  2. Câu hỏi 6:

Khi thực hiện Hợp đồng mà một bên vi phạm Hợp đồng thì có thể bị áp dụng những chế tài nào? các trường hợp áp dụng chế tài và nội dung của các chế tài đó ?

6.1. Khi hợp đồng trong hoạt động kinh doanh được giao kết hợp pháp sẽ phát sinh nghĩa vụ ràng buộc các bên giao kết. Các bên phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng. Bên nào vi phạm bên đó phải chịu trách nhiệm đối với bên vi phạm dưới những hình thức khác nhau.

6.2. Pháp luật quy định về các hình thức trách nhiệm hợp đồng như:

– Buộc thực hiện đúng hợp đồng;

– Tạm ngừng thực hiện hợp đồng

– Đình chỉ hợp đồng

– Huỷ bỏ hợp đồng

– Phạt hợp đồng (phạt vi phạm);

– Bồi thường thiệt hại

– Trả lãi suất do vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

6.3. Buộc thực hiện đúng Hợp đồng

– Bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khách để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh.

– Đề áp dụng chế tài này, bên có quyền lợi bị vi phạm có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ của mình và trong thời gian này, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì bên có quyền lợi bị vi phạm không được áp dụng các chế tài phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hoặc hủy hợp đồng.

6.4. Tạm ngừng thực hiện Hợp đồng

– Một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn có hiệu lực.

– Bên bị vi phạm dẫn tới việc phải tạm ngừng thực hiện hợp đồng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dưới các hình thức khác nhau

6.5. Đình chỉ hợp đồng (đơn phương)

– Là việc một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi hợp đồng đó đang được thực hiện.

– Việc đình chỉ hợp đồng được áp dụng khi có các căn cứ sau:

+ Có hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng

+ Một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của Hợp đồng

– Các bên thực hiện nốt nghĩa vụ đã phát sinh.

6.6, Hủy bỏ hợp đồng

– Bãi bỏ thực hiện tất cả (hủy toàn bộ) hoặc một phần (hủy bỏ một phần) nghĩa vụ hợp đồng.

– Việc hủy bỏ hợp đồng được áp dụng khi có các căn cứ sau:

+ Có hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng

+ Một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của Hợp đồng

6.7. Phạt hợp đồng

– Bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng.

– Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 thì chế tài phạt vi phạm chỉ có thể được áp dụng nếu trong Hợp đồng có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định; nếu hợp đồng không thỏa thuận, pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng đó không quy định cụ thể về phạt hợp đồng thì không được áp dụng chế tài này. Luật Thương mại 2005 quy định mức phạt hợp đồng tối đa là 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm (Điều 301), xây dựng 12%

– Căn cứ để áp dụng chế tài phạt hợp đồng là:

+ Có hành vi vi phạm hợp đồng

+ Có lỗi của bên vi phạm

6.8. Bồi thường thiệt hại

– Trách nhiệm tài sản, theo đó bên vi phạm hợp đồng dẫn tới gây thiệt hại phải trả một khoản tiền bồi thường cho bên bị vi phạm nhằm khôi phục lợi ích vật chất cho bên bị vi phạm.

– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được áp dụng khi có các căn cứ sau:

+ Có hành vi vi phạm hợp đồng

+ Có thiệt hại xảy ra

+ Có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất

– Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý trong khả năng của mình để hạn chế tổn thất do sự vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu bên bị vi phạm không áp dụng biện pháp để hạn chế tổn thất trong khi có thể áp dụng được thì bên vi phạm hợp đồng có quyền cầu giảm bớt tiền bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đãng lẽ có thể hạn chế được.

6.9. Trả lãi suất do vi phạm nghĩa vụ thanh toán

– Phạt chậm trả và bồi thường

– Chế tài này áp dụng riêng cho hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Trong trường hợp một bên chậm thanh toán tiền hàng, tiền dịch vụ thì bên kia được quyền yêu cầu bên vi phạm trả lãi suất theo mức các bên thỏa thuận hoặc theo quy định

– BLDS quy định: Theo lãi suất cơ bản. Luật thương mại lãi suất cho vay bình quân trên thị trường ngân hàng.

6.10. Trong các chế tài nêu trên thì có 3 chế tài được áp dụng phổ biến nhất là:

– Phạt vi phạm;

– Bồi thường thiệt hại;

– Trả lãi suất do vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

Kịch bản chương trình truyền hình

KINH DOANH VÀ PHÁP LUẬT Số 16

Thời lượng 15’

Chủ đề: Pháp luật về Hợp đồng

STTHình ảnhThời lượngNội dungGhi chú
1Hình hiệu chương trình10” 
2MC dẫn tại trường quay30’’MC dẫn:

– Chào mừng Quý vị và các bạn theo dõi Chương trình Kinh doanh và Pháp luật nằm trong khuôn khổ Chương trình 585.

– Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại giữa các doanh nghiệp với với các tổ chức cá nhân khác ngày càng phát triển, tùy từng loại giao dịch mà được thực hiện thông qua các hợp đồng cụ thể, hợp đồng vừa là phương tiện để thực hiện các giao dịch, vừa là cơ sở pháp lý để xác lập, ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ kinh doanh thương mại, vì vậy, việc nắm vững các quy định pháp luật  hợp đồng là điều hết sức quan trọng để đảm bao an toàn pháp lý trong hoạt động kinh doanh, thưc tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp doanh nghiệp do không nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật hơp đồng, tầm quan trọng của việc vận dụng các quy định pháp luật hợp đông khi giao kết với đối tác, khách hàng nên đã xảy ra những rủi ro pháp lý đáng tiếc, gây thiệt hại kinh tế không nhỏ cho doanh nghiệp. Vì vậy, chương trình hôm này sẽ giúp quý doanh nghiệp nhận thức thức rõ ràng các quy định pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh, từ đó có thể áp dụng đúng quy định pháp luật khi giao kết hợp đồng.

3MC giới thiệu khách mời tại trường quay30’’MC:  Thưa quý vị và các bạn Tham dự buổi tọa đàm chương trình, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu;

Khách mời 1 PGS.TS Trần Văn Nam, Trưởng Bộ môn Pháp luật kinh doanh, Khoa Luật, Đại học Kinh tế Quốc dân, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

Khách mời 2: : Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam.

Xin cảm ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình của chúng tôi. Trước hết, xin mời các vị khách mời và quý vị khán giả cùng theo dõi phóng sự của chương trình

4Phóng sự ghi hình tại hiện trường, doanh nghiệp2’Nội dung: Ghi hình tại một doanh nghiệp để đánh giá nhận thức của người quản lý doanh nghiệp về pháp luật Hợp đồng, thực tiễn ký kết Hợp đồng trong doanh nghiệp
5Ghi hình bàn tròn tại trường quay9-10’Tọa đàm:

Câu hỏi 1: Câu hỏi đầu tiên xin dành cho ông  Trần Văn NamXin ông cho biệt pháp luật hợp đồng được quy định bởi những văn bản pháp luật nào, nguyên tắc phối hợp khi áp dụng các văn bản pháp luật đó ?

Dự kiến trả lời:

Văn bản pháp luật chung điều chỉnh tất cả các loại hợp đồng nói chung và hợp đồng trong kinh doanh, thương mại nói riêng là Bộ luật Dân sự được Quốc hội khoá 11 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Những quy định có tính chất nguyên tắc của Bộ luật Dân sự về các chủ thể, giao dịch dân sự, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự (nghĩa chung) được áp dụng cho các quan hệ hợp đồng dân sự (nghĩa hẹp), quan hệ hợp đồng kinh doanh, thương mại cũng như quan hệ hợp đồng lao động. Trên cơ sở chế độ pháp lý của hợp đồng dân sự (nghĩa chung), có các văn bản cho riêng từng loại hợp đồng như Luật thương mại cho hợp đồng kinh doanh, thương mại, Bộ luật lao động cho hợp đồng lao động.

Phần lớn hợp đồng kinh doanh, thương mại là những hợp đồng trong các hoạt động thương mại và được điều chỉnh bằng Luật Thương mại được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005. Hợp đồng trong hoạt động thương mại (hợp đồng thương mại) được hiểu là thoả thuận giữa các thương nhân để thực hiện các hoạt động thương mại.

Trong những lĩnh vực kinh doanh, thương mại đặc thù, lại có các văn bản pháp luật chuyên ngành để quy định những nội dung cụ thể của quan hệ hợp đồng trong từng lĩnh vực đó như: Luật Dầu khí 1993, sửa đổi, bổ sung năm 2000, 2008; Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi năm 2010; Luật Xây dựng 2003, sửa đổi năm 2009; Luật Điện lực 2004; Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005; Luật Đấu thầu 2005, sửa đổi năm 2009; Luật Kinh doanh bất động sản 2006; Luật Chứng khoán 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2010; Luật Viễn thông năm 2009, Luật Bưu chính năm 2010 v.v…

Điều 4 Khoản 2 Luật Thương mại 2005 xác định: Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó. Như vậy Luật Thương mại 2005 được hiểu là luật chung so với các luật chuyên ngành kể trên

Câu hỏi 2: Xin Ông  Trương Thanh Đức cho biết, Hợp đồng được có thể được giao kết dưới những hình thức nào; trong trường hợp nào thì hợp đồng phải được giao kết bằng văn bản?

Dự kiến trả lời

2.1. Hợp đồng có thể được ký kết dưới các hình thức sau:

– Hîp ®ång ký kÕt b»ng lêi nãi: Dïng ngôn ngữ (lêi nãi) ®Ó tho¶ thuËn vµ thèng nhÊt néi dung hîp ®ång. Ví dụ: 2 giám đốc cty gọi điện cho nhau để thỏa thuận, thống nhất việc mua bán hàng hóa.

– Hîp ®ång b»ng hµnh vi: Hîp ®ång ®­îc ký kÕt b»ng c¸c hµnh vi cô thÓ. Ví dụ: một người vào siêu thị nhặt hàng bỏ vào giỏ và thanh toán tại quầy thu ngân.

– Hîp ®ång b»ng v¨n b¶n (hîp ®ång viÕt): Hîp ®ång ®­îc c¸c bªn x¸c lËp d­íi h×nh thøc b¶n hîp ®ång, c«ng v¨n, tµi liÖu giao dÞch. Ví dụ: Các bên soạn thảo văn bản để ghi nhận lại những nội dung đã thống nhất được với nhau dưới dạng các điều khoản.

2.2. Các trường hợp Hợp đồng phải ký kết bằng văn bản

– Hợp đồng nào bắt buộc phải ký bằng văn bản sẽ do pháp luật qui định rõ; nếu pháp luật không quy định hợp phải được ký kết dưới hình thức văn bản thì hợp đồng có thể được ký kết bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể, hoặc dưới một hình thức khác.

– Theo quy định của pháp luật hiện hành, một số hợp đồng sau đây phải ký kết dưới hình thức văn bản (chuyên gia sẽ nêu tên một số loại hợp đồng khi trình bày).

Nh÷ng hîp ®ång ký b»ng v¨n b¶n cã thÓ chia thµnh hîp ®ång ký b»ng v¨n b¶n th«ng th­êng, hîp ®ång ký b»ng v¨n b¶n cã c«ng chøng, chøng thùc (Chuyên gia sẽ nêu ví dụ một số hợp đồng phải công chứng, chứng thực)

Câu hỏi 3: Xin ông Trần Văn Nam cho biết, các điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng?  trong những trường hợp nào Hợp đồng bị coi là vô hiệu? cách xử lý khi Hợp đồng bị vô hiệu ?.

Dự kiến trả lời

 3.1. Các điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng:

Về chủ thể: các bên trong hợp đồng phải đảm bảo tư cách pháp lý của chủ thể (cá nhân có đăng ký kinh doanh, pháp nhân)

Nội dung của hợp đồng: phù hợp với quy định của Điều 402 Bộ luật dân sự 2005

Hình thức của hợp đồng: tuân theo các quy định của pháp luật về từng loại hợp đồng: ví dụ HĐ xuất nhập khẩu buộc phải được thiết lập dưới dạng văn bản

3.2. Trong những trường hợp nào Hợp đồng bị coi là vô hiệu?

– Vi phạm điều cấm của pháp luật;

– Do giả tạo; do nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ;

– Do bên không có năng lực đầy đủ để thực hiện;

– Do không tuân thủ quy định về hình thức.

– Do ký sai thẩm quyền;

– Do một bên không có đăng ký kinh doanh

3.3. Cách xử lý khi Hợp đồng bị vô hiệu:

Nếu HĐ chưa được thực hiện: Không được phép tiếp tục thực hiện

Nếu HĐ được thực hiện 1 phần: Phải chấm dứt việc thực hiện và bị xử lý về tài sản; Nếu HĐ đã thực hiện xong: Bị xử lý về tài sản

Câu hỏi 4: Xin ông Trương Thanh Đức cho biết, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ trong Hợp đồng, thì căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia Hợp đồng là gì ?

Dự kiến trả lời

Luật thương mại năm 2005 (các điều 12, 13) đã qui định khá rõ về các căn cứ xác định quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong quan hệ hợp đồng, cụ thể như sau:

– Áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại:

+ Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không trái với quy định của pháp luật.

+ Giải thích làm rõ về thói quen trong hoạt động thương mại theo Khoản 3 Điều 3 Luật thương mại. Nêu ví dụ để làm rõ thói quen trong hoạt động thương mại.

– Áp dụng theo qui định của pháp luật. Nêu ví dụ để chứng minh.

– Áp dụng tập quán thương mại:

+ Giải thích về tập quán thương mại

+ Nêu ví dụ để làm rõ việc áp dụng theo tập quán thương mại.

Câu hỏi 5: Xin ông Trần Văn Nam cho biết để đảm bảo tính chặt chẽ của Hợp đồng thì khi giao kết Hợp đồng, các bên cần phải thỏa thuận về những nội dung/điều khoản gì?

Dự kiến trả lời

Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:

1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;

2. Số lượng, chất lượng;

3. Giá, phương thức thanh toán;

4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

5. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

7. Phạt vi phạm hợp đồng;

8. Các nội dung khác

Tuy nhiên, người thực hiện soạn thảo và thực thi hợp đồng cũng cần :

– Tiên liệu về các thay đổi sau khi giao kết có thể gây bất lợi cho mình

– Dự báo trước và đưa ra các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát cụ thể (có kế hoạch ứng phó)

– Có cơ hội để các bên giám sát việc thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro; tổ chức kiểm tra và đánh giá tiến độ thực hiên hợp đồng đã giao kết

Ví dụ: đưa vào hợp đồng điều khoản nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa của người mua hàng; giải thích về mục đích của Hợp đồng

Câu hỏi 6: Xin ông Trương Thanh Đức cho biết, khi thực hiện Hợp đồng mà một bên vi phạm Hợp đồng thì có thể bị áp dụng những chế tài nào? các trường hợp áp dụng chế tài và nội dung của các chế tài đó ?

Dự kiến trả lời:

Khi hợp đồng trong hoạt động kinh doanh được giao kết hợp pháp sẽ phát sinh nghĩa vụ ràng buộc các bên giao kết. Các bên phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng. Bên nào vi phạm bên đó phải chịu trách nhiệm đối với bên vi phạm dưới những hình thức khác nhau. Pháp luật quy định về các hình thức trách nhiệm hợp đồng như: buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt hợp đồng (phạt vi phạm), bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, hủy (hoặc đình chỉ hợp đồng), trả lãi suất do vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Trong các chế tài nêu trên thì có 03 chế tài được áp dụng phổ biến nhất là bồi thường thiệt hai, phạt vi phạm và trả lãi suất do vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

6.1 Buộc thực hiện đúng Hợp đồng

– Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khách để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh.

– Đề áp dụng chế tài này, bên có quyền lợi bị vi phạm có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ của mình và trong thời gian này, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì bên có quyền lợi bị vi phạm không được áp dụng các chế tài phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hoặc hủy hợp đồng.

6.2. Phạt hợp đồng

Phạt hợp đồng là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 thì chế tài phạt vi phạm chỉ có thể được áp dụng nếu trong Hợp đồng có thỏa thuận hoặc pháp luật cso quy định; nếu hợp đồng không thỏa thuận, pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng đó không quy định cụ thể về phạt hợp đồng thì không được áp dụng chế tài này. Luật Thương mại 2005 quy định mức phạt hợp đồng tối đa là 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm (Điều 301)

Căn cứ để áp dụng chế tài phạt hợp đồng là có hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm

6.3. Bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm tài sản, theo đó bên vi phạm hợp đồng dẫn tới gây thiệt hại phải trả một khoản tiền bồi thường cho bên bị vi phạm nhằm khôi phục lợi ích vật chất cho bên bị vi phạm

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được áp dụng khi có các căn cứ sau:

– Có hành vi vi phạm hợp đồng

– Có thiệt hại xảy ra

– Có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất

– Cỗ lỗi của bên vi phạm

Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý trong khả năng của mình để hạn chế tổn thất do sự vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu bên bị vi phạm không áp dụng biện pháp để hạn chế tổn thất trong khi có thể áp dụng được thì bên vi phạm hợp đồng có quyền cầu giảm bớt tiền bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đãng lẽ có thể hạn chế được.

6.4. Tạm ngừng thực hiện Hợp đồng

Tạm ngừng thực hiện Hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn cso hiệu lực. Bên bị vi phạm dẫn tới việc phải tạm ngừng thực hiện hợp đồng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dưới các hình thức khác nhau

6.5. Hủy bỏ hợp đồng, đình chỉ hợp đồng

– Hủy bỏ hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện tất cả (hủy toàn bộ) hoặc một phần (hủy bỏ một phần) nghĩa vụ hợp đồng.

– Đình chỉ hợp đồng là việc một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi hợp đồng đó đang được thực hiện.

Việc hủy bỏ hợp đồng và đình chỉ hợp đồng được áp dụng khi có các căn cứ sau:

– Có hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng

– Một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của Hợp đồng

6.6. Trả lãi suất do vi phạm nghĩa vụ thanh toán

Chế tài này áp dụng riêng cho hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Trong trường hợp một bên chậm thanh toán tiền hàng, tiền dịch vụ thì bên kia được quyền yêu cầu bên vi phạm trả lãi suất theo mức các bên thỏa thuận hoặc theo quy định

  30’’MC : tóm lược nội dung và chào kết

Trân trọng cảm ơn Ban quản lý Chương trình 585 đã hỗ trợ chúng tôi thực hiện chương trình này.

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.974. Chính thức ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu...

Chính thức ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng. (VOVGT) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,124