(ANVI) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, đối đáp với Vietinbank về 4 vấn đề:
1. Về luận điểm: 32 hợp đồng gửi tiền tại Vietinbank là hình thức, chưa có hiệu lực, chưa được thực hiện
1.1. Không thể là hợp đồng hình thức, vì tiền bạc và lợi ích đều có thật và Vietinbank hưởng thật.
1.2. Vụ này, việc gửi tiền tại VietinBank tất cả đều là thật, giao dịch thật, hợp đồng thật, nội dung thật, con người thật, chữ ký thật, con dấu thật, tư cách thật, thẩm quyền thật, tài khoản thật, tiền gửi thật, chuyển tiền thật, hạch toán thật, số dư thật tại ngân hàng, nhưng VietinBank thì lại không chịu trách nhiệm? Không thể có chuyện sự thật mất tiền.
1.3. Đến giờ này, tiền vẫn còn đang nằm trong tài khoản của khách hàng tại VietinBank, nhưng vẫn chưa được VietinBank công nhận là khách hàng.
2. Về luận điểm: Hợp đồng gửi tiền tại Vietinbank nhằm che giấu thỏa thuận ngầm giữa Huyền Như và Ngọc:
2.1. Huyền Như phải chịu trách nhiệm về thoả thuận ngầm, đó là lãi suất vượt trần. Vietinbank phải chịu trách nhiệm về thoả thuận với 19 khách hàng gửi tiền về toàn bộ số tiền gốc và lãi không vượt quá trần lãi suất.
2.2. Kể cả trường hợp các hợp đồng gửi tiền có vô hiệu, thì Vietinbank vẫn phải có trách nhiệm trả lại đầy đủ tiền gốc cho khách hàng.
3. Về luận điểm: Các nhân viên ACB đã thiếu trách nhiệm, phó mặc cho HN, nên mất tiền gửi tại Vietinbank:
3.1. Nguyên nhân của hậu quả mất tiền không xuất phát từ việc uỷ thác gửi tiền, từ việc gửi đúng hay sai.
3.2. Nguyên nhân trực tiếp, quan hệ nhân quả là do Huyền Như tham ô, chiếm đoạt tiền của VietinBank.
3.3. Qua nhiều tháng, nhiều khâu, nhiều thủ tục, nhiều cán bộ, nhân viên VietinBank mới có thể thực hiện được việc rút tiền, chuyển đổi tiền, của khách hàng gửi tiền sang tài khoản của người khác trái pháp luật. Đặc biệt chính Vietinbank đã khấu trừ tiền gửi của khách hàng để trả nợ cho các khoản vay, cầm cố (thế chấp) trái pháp luật.
3.4. Từ trước đến nay, tiền gửi đã và vẫn ở trong tài khoản tiền gửi hợp pháp của khách hàng tại VietinBank. Huyền Như không bao giờ chiếm đoạt được tiền của nhân viên ACB, vì đơn giản là số tiền đó từ kho két của ACB chuyển thẳng vào kho két của Vietinbank và VietinBank là “Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.” theo quy định tại Điều 472 về “Quyền sở hữu đối với tài sản vay”, Bộ luật Dân sự năm 2005.
3.5. Nhân viên ACB chỉ mất tiền nếu bị Huyền Như lèo lái, lừa đảo chuyển tiền đi đâu đó, không vào sổ sách, kho quỹ, tài khoản của Vietinbank, vượt ngoài khả năng và trách nhiệm quản lý của VietinBank.
4. Về luận điểm: Khách hàng gửi tiền, không theo dõi số dư, nên mất tiền thì tự chịu:
4.1. Không theo dõi thì không phát hiện kịp thời bị mất, chứ không có nghĩa là không mất.
4.2. Tiền thuộc phạm vi quản lý và sở hữu của Vietinbank. Trách nhiệm theo dõi, quản lý, nếu tính là 100%, thì người gửi 1%, ngân hàng 99% trách nhiệm.
4.3. Ví dụ, có những quy định thế này: Điều 101 về “Thông tin cho chủ tài khoản”, Luật Các TCTD năm 1997:
4.4. “Tổ chức tín dụng phải thông tin định kỳ cho chủ tài khoản về những giao dịch và số dư trên tài khoản của họ tại tổ chức tín dụng.”
4.5. Trách nhiệm của Vietinbank là như nhau đổi với tiền gửi của khách hàng, dù là tiền gửi tiết kiệm hay tiền gửi tài khoản khác.
5. Tóm lại:
5.1. Bác bỏ toàn bộ luận điểm của Vietinbank cho rằng, do khách hàng gửi tiền có một số sai sót nào đó trước khi gửi tiền và sau khi đã xảy ra hậu quả, nên việc gửi tiền không được ngân hàng nhận tiền, sử dụng tiền chịu trách nhiệm và không trả lại tiền gửi.
5.2. Nếu chỉ chịu trách nhiệm với số dư tiền gửi tiết kiệm, không chịu trách nhiệm về số dư tiền gửi có kỳ hạn như vị đại diện Vietinbank, thì chẳng khác nào tuyên bố Vietinbank không chịu trách nhiệm về sự mất còn của cỡ 70% số tiền gửi tại ngân hàng mình.
* Cơ bản nói hết ý chính trong tình trạng Hội đồng xét xử liên tục cắt. Luật sư Phải vặn lại, tôi có được đối đáp với VietinBank không thì mới cho nói tiếp, nhưng vẫn tiếp tục cắt./.
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI
Trọng tài viên VIAC.
(842)