234. Những bất cập trong việc thực hiện chính sách đất đai

(VTC16) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI đối thoại trên VTC16 ngày 12-11-2012.

VTC16 19h45 ngày 13-11-2012:

(30 phút)

————–

Kịch bản

ĐÀI TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ VTC

KỊCH BẢN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH TAM NÔNG

Ngày ghi hình: 10h150 ngày thứ 2 (12-11-2012)

Ngày phát sóng: 19h 45 ngày thứ 3 (13-11-2012)

(phát lại vào 9h25 thứ 5 và 14h30 thứ 6 trên Kênh VTC16 (và phát song song trên truyền hình trực tuyến tại  địa chỉ: http://www1.vtc.com.vn)

TÊN CHƯƠNG TRÌNH:

NHỮNG BẤT CẬP TRONG TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI

Thời lượng: 30 phút

Tổ chức sản xuất: Lê Hạnh

Dẫn chương trình: Văn Trung

Khách mời:  Luật sư Trương Thanh Đức

  1. NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỐI THOẠI

– Đánh giá lại việc thực hiện chính sách đất đai trong thời gian qua

– Phân tích những điểm bất hợp lý trong việc thực hiện

– Góp ý sửa đổi mới tại Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

  1. KỊCH BẢN CHI TIẾT:
1. MCQuý vị và các bạn đang theo dõi chương trình đối thoại chính sách trên kênh VTC16 Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC

Thưa quý vị và các bạn, nhiều năm qua, vấn đề thực hiện các chính sách pháp luật về đất đai chưa bao giờ hết nóng. Theo một báo cáo mới đây nhất của Thanh Tra Chính phủ được công bố trước Quốc hội, thì trong 7 năm từ 2003-2010, có tới  hơn 1,2 triệu đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, và  70% trong số đó có liên quan đến đất đai, với tỷ lệ khiếu nại, tố cáo đúng rất cao. Đất đai được xác định là thuộc sở hữu toàn dân, tuy nhiên quyền sử dụng đất cũng được coi là quyền tài sản và được thừa nhận trong pháp luật dân sự.

Có rất nhiều những nguyên nhân dẫn tới những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật về đất đai. Và để đưa ra những bình luận dưới góc độ khoa học pháp lý, hôm nay, chúng tôi đã mời  Luật sư ….. Xin được cảm ơn luật sư …. đã nhận lời tham gia chương trình.

ua
2. Dẫn PS 1Thưa quý vị và các bạn, theo báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định hành chính về đất đai, thì 3 nội dung gồm thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là những lĩnh vực bị khiếu nại nhiều nhiều nhất – chiếm tới 70%. Câu chuyện trong phóng sự sau đây sẽ là một ví dụ 

Lê Hạnh

Vào hình:Hình:

Hôm nay những người con bà Phạm Thị Dần lại đến căn nhà sắp bị thu hồi giải phóng mặt bằng này để thăm mẹ. Căn nhà này, bà Dần được cấp  từ năm 1956 khi đang làm việc tại Viện Chăn nuôi. Năm2007, Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương tiếp nhận trại chăn nuôi, và quy hoạch lại toàn bộ khu đất tập thể – trong đó có gia đình bà Dần. Tuy nhiên, khi quy hoạch và thu hồi lại đất, Công ty lại không bố trí  nơi ở mới cho gia đình bà mà không có lý do cụ thể.

Bà Phạm Thị Ghê Hành (con gái bà Dần): Trong thời gian bị thu hồi, họ chưa giải quyết, tôi có đi rất nhiều các cấp, các ban ngành nhờ giải quyết, lên viện vệ sinh dịch tễ họ nói đủ tiêu chuẩn, lên bộ họ lại giả về công ty giải quyết, đi cả thành phố HN, công an, tài nguyên, huyện… họ đều bảo được nhưng riêng công ty vật liệu trung ương 1 họ lại bảo không được…Bây giờ cụ già rồi, chẳng biết sống chết nay mai thế nào? Cụ thì ngày đêm khóc đòi nhà, đòi cửa. cứ bảo: tôi làm nhà nước cớ sao họ không trả.

Gia đình bà Dần chỉ là một ví dụ trong số hơn 70% lượt người đi khiếu nại tố cáo về đất đai. Theo báo cáo giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai, có hơn 47% phản ánh của người dân về đất đai là đúng sự thật…. Theo phó chủ tịch quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, tình trạng khiếu nại gia tăng là do không làm rõ trách nhiệm của những cấp có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại của người dân về đất đai

 Ông Huỳnh Ngọc Sơn – Phó Chủ tịch Quốc hội

 : báo cáo chưa thể hiện rõ được việc ban hành các quyết định hành chính sai. Chắc chắn nó sai mới dẫn đến khiếu kiện, khiếu nại tố cáo, nhiều đến 70%, vậy phải làm rõ sai là bao nhiêu? Chưa chỉ ra được ở cấp nào sai? Thuộc thẩm quyền bên nào? Sai ở khâu nào: thu hồi hay đền bù? Và hơn nữa, từ sai đó, chưa chỉ rõ trách nhiệm ở người ra quyết định đó đến đâu? Và hơn nữa đã xử lý bao nhiêu quyết định sai đó? Để sửa chữa cái sai? Và bao nhiêu quyết định xử lý trường hợp ra quyết định sai đó.

 Những chính sách thật sự công khai, minh bạch từ quy hoạch hay đền bù, giải phóng mặt bằng, đó chính là những gì mà người dân đang mong đợi từ phía cơ quan chức năng.

 
 

3. MC đối thoại với khách mời

(Phần 1)

1. Thưa ông, con số 70% khiếu nại của người dân có liên quan đến đất đai, điều này cho thấy đang có những vấn đề bất cập như thế nào trong chính sách và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về đất đai?

4. Khi thảo luận ở tổ về dự án Luật đất đai sửa đổi vào ngày 6-11 vừa qua, có đại biểu QH cho rằng Hiến pháp quy định, tài sản của cá nhân không bị quốc hữu hóa, trường hợp vì lợi ích quốc gia, phục vụ  an ninh, quốc phòng thì phải trưng dụng, trưng mua có bồi thường. Trong khi theo Luật Đất đai, Nhà nước thu hồi để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội những dự án lớn. Như vậy có vẻ như Luật đã vượt cả Hiến pháp nên cần phải xem xét lại, dưới góc độ khoa học pháp lý, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

5. Và cũng có ý kiến cho rằng Nhà nước chỉ nên  trưng thu, trưng dụng hay tiên mại chứ không thể là thu hồi. Do vậy, có đại biểu QH cho rằng dự luật cần chấm dứt tình trạng giao đất cho doanh nghiệp để họ làm dự án? Ông nghĩ sao về đề xuất này?

 
 

 

Dẫn PS 2: Thưa quý vị và các bạn, gần 1.200 hộ dân với trên 6000 nhân khẩu tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đã phải di dời nhà cửa để nhường đất xây thủy điện sông Tranh 2. Chủ đầu tư cam kết mỗi hộ dân di dời, ngoài được hỗ trợ về nhà ở tại khu tái định cư, còn được hỗ trợ đất để sản xuất. Tuy nhiên, 4 năm trôi qua, những hộ dân nơi đây vẫn chưa ai nhận được đất sản xuất. Thiếu đất sản xuất, người đang phải sống như thế nào, mời quý vị và các bạn theo dõi phóng sự sau đây. 

 

 

Vào hình:

 Ông Hồ Thanh Vân  là một trong những người tiên phong trong việc di dời nhà cửa, giao đất sản xuất để xây dựng thủy điện sông Tranh 2. Thế nhưng, một năm, 4 năm trôi qua, nhà đầu tư cũng mới chỉ bố trí nhà ở tái định cư, chưa hề có đất sản xuất:

 Ông Hồ Thanh Vân, thôn 2, xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam

Họ hưá cấp đất cho chúng tôi nhưng chúng tôi không thấy gì cả..bà con kiến nghị nhiều nhưng người ta vẫn không có phản hổi gì..

Toàn xã Trà Bui có 353 hộ với 1.700 nhân khẩu phải di dời nhường đất cho thủy điện. 7000 ha đất ở, đất sản xuất của bà con bị thu hồi làm hồ chứa. Trung bình mỗi hộ dân mất từ 3-4 ha đất, nhưng nay họ không được cấp đất để sản xuất:

Ông Hồ Văn Tiến, chủ tịch UBND xã Trà Bui, Bắc Trà My, Quảng Nam

(chúng tôi không có giải pháp gì cả. Dân khổ, chúng tôi kêu nhưng người ta không giải quyết…)

Thiếu đất sản xuất  đã làm cho cuộc sống của đồng bào Cà Dong, đồng bào Mơ Nông ở Trà Đốc bao năm bình yên giờ  bị đảo lộn. Là một xã nông nghiệp 100% dân số sống bằng nghề nông, trồng lúa, trồng bắp…Thế nhưng đất giờ không còn, hết kế sinh nhai, cuộc sống vốn đã nghèo còn khó khăn hơn trước.

 Ông Hồ Văn Lợi,chủ tịch UBND xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

 Dân thiếu đất sản xuất,chúng tôi cũng bất lực rồi, không có cách gì giải quyết cả…

Và như một lẽ tất yếu, để có đất sản xuất, nhiều bà con đã bất chấp, lao vào phá rừng phòng hộ.

Nguyễn Thùy Dung – Quách Ngọc Trường – Nguyễn Ngọc Duy
4. MC đối thoại với khách mời

(Phần 2)

1. Vâng, hỗ trợ tái định cư cũng là điểm nóng trong khiếu nại tố cáo. Thưa luật sư, qua phóng sự vừa rồi, có thể thấy vấn đề hỗ trợ tái định cư, trong đó có việc bố trí đất sản xuất, không chỉ ở thủy điện Sông Tranh mà ở nhiều thủy điện khác cũng đang bị các chủ đầu tư hứa suông, không thực hiện. Điều này có phải là do thiếu chế tài trong việc xử phạt vi phạm về đất đai còn yếu?

2. Nguyên tắc bi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất” hiện nay là khi Nhà nước thu hồi đất, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền. Có ý kiến cho rằng quy định này đang gây nhiều thiệt thòi cho người dân, vì khung giá của nhà nước rất thấp so với giá thị trường?

3. Một vấn đề xã hội khác cũng nảy sinh là nếu được đền bù bằng tiền, thì người dân thường đổ vào sắm sanh vật dụng, hoặc xây nhà, kết quả là người dân không còn đất sản xuất, mất kế sinh nhai, thất nghiệp, và còn có thể gia tăng tệ nạn xã hội. Theo ông, cần điều chỉnh cơ chế bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất như thế nào?

4. Có một vấn đề khác nữa, là lâu nay,  nhà đầu tư thường lấy đất của dân với giá bèo, rồi chuyển thành đất thương mại với giá “trên trời”. Lợi nhuận rơi vào túi doanh nghiệp. Mất đất nhưng được đền bù thấp, lại không có việc làm, nên thường sinh ra khiếu kiện. Điều này nên được điều chỉnh lại như thế nào cho phù hợp?

5. Có một vấn đề khác nữa là thời hạn giao đất. Dự thảo luật quy định thời hạn giao đất nông nghiệp sẽ được nâng lên 50 năm. Theo ông thì thời hạn này đã đảm bảo quyền lợi của người được giao đất sản xuất chưa?

6. Theo đánh giá của riêng ông, thì về vấn đề thu hồi, giao đất, bồi thường và tái định cư, dự thảo Luật đất đai sửa đổi đã giải quyết hết được những hạn chế hiện nay chưa?

 
3. Dẫn kết và chào kếtThưa quý vị và các bạn, Dự thảo Luật đất đai sửa đổi đã được đưa ra lấy ý kiến nhiều bộ ngành trong thời gian qua. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, quy định như dự thảo mới, vẫn chưa có bước đột phát khi mà quyền lợi vẫn nghiêng nhiều về phía nhà nước. Một số khía cạnh pháp lý xung quanh vấn đề này cũng đã được luật sư Phạm Thanh Bình phân tích và bình luận trong chương trình đối thoại  hôm nay. Vào ngày 19-11 tới đây, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về Dự án Luật đất đai (sửa đổi). Và chúng ta hi vọng rằng dự thảo Luật mới sẽ có những bước điều chỉnh hợp lý hơn.

Tới đây chương trình đối thoại xin được kết thúc. Xin cảm ơn Luật Sư … đã tham gia chương trình. Xin cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi, xin kính chào và hẹn gặp lại.

 

Đối thoại VTC 10h15 ngày 13-11-2012 (quay 12-11)

  1. Con số 70% khiếu nại liên quan đến đất đai, điều này cho thấy đang có những vấn đề bất cập như thế nào trong chính sách và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về đất đai?

– Không phù hợp

– Trái cuộc sống

– Quá phức tạp

– Quá tiêu cực

– Không hiệu quả

– Nghĩ đến đã thấy lo lắng

  1. Hiến pháp quy định, tài sản của cá nhân không bị quốc hữu hóa, trường hợp vì lợi ích quốc gia, phục vụ an ninh, quốc phòng thì phải trưng dụng, trưng mua có bồi thường. Luật: Nhà nước thu hồi để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội những dự án lớn. Như vậy có vẻ như Luật đã vượt cả Hiến pháp?

– Có 2 loại tài sản đất và bất động sản khác

– Đất không trái, vì của Nhà nước

– TS khác gắn liền, hiểu rộng

– Nếu hiểu chặt chẽ thì trái vì đất và khác đều là tài sản thiêng liêng

  1. Có ý kiến cho rằng Nhà nước chỉ nên trưng thu, trưng dụng hay tiên mại chứ không thể là thu hồi. Do vậy, dự luật cần chấm dứt tình trạng giao đất cho doanh nghiệp để họ làm dự án?

– 3 loại:

+ Đất thuê nếu của NN hoặc chủ khác

+ Đất giao, nếu chỉ của NN

+ Đất mua bán

– Thoả thuận nhà đầu tư giống mua bán.

  1. Hỗ trợ tái định cư cũng là điểm nóng trong khiếu nại tố cáo. Thưa luật sư, qua phóng sự vừa rồi, có thể thấy vấn đề hỗ trợ tái định cư, trong đó có việc bố trí đất sản xuất, không chỉ ở thủy điện Sông Tranh mà ở nhiều thủy điện khác cũng đang bị các chủ đầu tư hứa suông, không thực hiện. Điều này có phải là do thiếu chế tài trong việc xử phạt vi phạm về đất đai còn yếu?

– Không phải do thiếu chế tài

– Do quan điểm, do quy định

– Không phải chủ dự án, mà NN vi phạm

  1. Khi Nhà nước thu hồi đất, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền. Quy định này đang gây nhiều thiệt thòi cho người dân, vì khung giá của nhà nước rất thấp so với giá thị trường?

– Bồi thường bằng đất cũng thiệt

– Bồi thường bằng tiền, 1/3 thậm chí 1/10

  1. Nếu được đền bù bằng tiền, thì người dân thường đổ vào sắm sanh vật dụng, hoặc xây nhà, kết quả là người dân không còn đất sản xuất, mất kế sinh nhai, thất nghiệp, và còn có thể gia tăng tệ nạn xã hội. Theo ông, cần điều chỉnh cơ chế bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất như thế nào?

– Tài sản thì bồi thường bằng tiền

– Nghề nghiệp, mưu sinh thì phải duy trì

– Tiền trả dần bảo đảm kế sinh nhai

  1. Có một vấn đề khác nữa, là lâu nay, nhà đầu tư thường lấy đất của dân với giá bèo, rồi chuyển thành đất thương mại với giá “trên trời”. Lợi nhuận rơi vào túi doanh nghiệp. Mất đất nhưng được đền bù thấp, lại không có việc làm, nên thường sinh ra khiếu kiện. Điều này nên được điều chỉnh lại như thế nào cho phù hợp?

– Không ai ngoài nhà nước hưởng

– Cùng hưởng lợi với nhà đầu tư

– Cùng hưởng lợi với dự án

  1. Dự thảo luật quy định thời hạn giao đất nông nghiệp sẽ được nâng lên 50 năm. Theo ông thì thời hạn này đã đảm bảo quyền lợi của người được giao đất sản xuất chưa?

– Chưa

– Giao vĩnh viễn

– Hoặc thuê, hoặc mua bán

  1. Theo đánh giá của riêng ông, thì về vấn đề thu hồi, giao đất, bồi thường và tái định cư, dự thảo Luật đất đai sửa đổi đã giải quyết hết được những hạn chế hiện nay chưa?

– Gần như vẫn như cũ

– Thu hồi vẫn mở quá rộng

– Giao đất vẫn nhập nhằng giữa sở hữu công và tư

– Bồi thường vẫn vài nguyên tắc chung chung

– Tái định cư vẫn không có gì bảo đảm./. 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.362. Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến...

Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến quảng cáo trá hình thông qua...

Trích dẫn 

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ...

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ 'hút cạn' dòng tiền của...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 224,320