235. Luật đất đai: Nhiều quy định còn thiếu thực tế!

(InfoTV) – Tại Hội thảo “Hoàn thiện báo cáo rà soát Luật Đất đai” do phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, nhiều đại biểu cho rằng, Luật Đất đai 2003 còn có quá nhiều bất cập với những quy định thiếu thực tế, trong đó sở hữu đất đai được xem là một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay.

50% khiếu kiện liên quan đến giải phóng mặt bằng

Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, việc thu hồi đất có thể bị lạm dụng vì mục đích kinh tế bởi nó liên quan đến định giá đất, bồi thường cho người dân….

Tuy nhiên, theo số liệu của ông Trần Quang Huy, Trưởng bộ môn đất đai, Trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra tại hội thảo cho thấy, trong số 500.000 vụ khiếu kiện đất đai, có tới 276.000 vụ liên quan tới bồi thường giải phóng mặt bằng.

Lý giải về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Thắng, Công ty luật Ba. nhận định, trên thực tế, việc xác định giá đất không phù hợp với ý chí và nguyện vọng của chủ sử dụng đất, trong khi đó pháp luật lại chưa quy định cơ chế giải quyết bất đồng về giá đất nên người dân phải khiếu kiện, khiếu nại, tụ tập về các thành phố lớn để kiến nghị các cơ quan cấp trên.

“Người sử dụng đất cần có quyền đề nghị UBND xác định lại giá đất theo bất kỳ phương pháp định giá nào, họ cũng có quyền thuê tư vấn hoặc đưa ra căn cứ chứng minh phương pháp định giá đất của mình. Các bên cũng có thể nhờ đến hiệp hội ngành nghề định giá làm trung gian để giải quyết bất đồng”, ông Thắng khuyên.

Theo Nghị đinh 69 về đất đai thì hiện việc đền bù giá đất phải theo giá thị trường, trong khi đó theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, Luật Đất đai 2003 đưa ra nhiều điểm bất cập như giá đất phải theo sát giá thị trường.

“Giá đất thì luôn biến động theo hướng tăng lên, do đó nếu cứ “rượt” đuổi theo giá thị trường thì không bao giờ tới đích được. Vì vậy, Nhà nước nên coi quyền sử dụng đất là hàng hóa, có thể mua bán, chuyển nhượng, Nhà nước chỉ thanh tra, kiểm tra chứ không trực tiếp thẩm định giá trên thị trường, tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, ông Tuấn đề nghị.

Nên đa dạng hoá sở hữu đất đai!

Để giải quyết những bức xúc liên quan đến đất đai hiện nay, hầu hết các ý kiến cho rằng phải sửa Luật Đất đai từ gốc vấn đề sở hữu. Đó là phải thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai và hướng đến đa dạng hóa sở hữu đất đai.

Phân tích về vấn đề sở hữu đất đai, đại diện nhóm nghiên cứu, TS Trần Quang Huy, Trưởng bộ môn Đất đai, Trường ĐH Luật Hà Nội cho rằng, cần làm rõ khái niệm “sở hữu toàn dân” vì khái niệm này trừu tượng, không có chủ thể thực. Có thể nên nghiên cứu bỏ khái niệm “sở hữu toàn dân”, thay bằng “sở hữu Nhà nước”.

Tuy nhiên, luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI chẳng có gì thay đổi cả. Trong khi lý luận và thực tế cuộc sống đòi hỏi công nhận sở hữu tư nhân về đất đai.

“Nếu không thừa nhận vấn đề gốc rễ căn bản đó thì dù có sửa Luật Đất đai bao nhiêu lần nữa cũng vẫn không thoát khỏi tù mù, nhập nhằng, bất cập. Sửa đổi Luật Đất đai mà không sửa được cơ bản về quyền sở hữu đất thì cũng không giải quyết được vấn đề gì cả” – ông Đức khẳng định.

Còn theo luật sư Nguyễn Tiến Lập, Công ty Quang và Cộng sự thì tình trạng giá cả đất đai tăng chóng mặt và không bình thường. Xét về mặt chính sách, đất đai hiện nay vẫn nặng nề kiểm soát trong khi không kiểm soát được, thậm chí không có định hướng, mục tiêu rõ ràng trong kiểm soát.

“Chúng ta muốn kiểm soát toàn diện về đất đai từ quy hoạch, cấp đất, sử dụng đất, thu hồi đất đến giá cả thị trường và quyền kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, thực tế cho thấy quy hoạch phải sửa đổi thường xuyên, cấp đất tràn lan, thu hồi đất không bồi thường thỏa đáng dẫn đến khiếu kiện, giá cả tăng và nhiều biến động…” – ông Lập nói.

Chính vì vậy, theo ông Lập, việc sở hữu toàn dân hay trạng thái vô chủ về đất đai đã vô tình tạo điều kiện cho sự lạm dụng tràn lan trong việc sử dụng quỹ đất cho lợi ích của các nhóm tư nhân hơn là lợi ích của toàn dân. “Thay cho sở hữu toàn dân về đất đai sẽ là sự đa dạng hóa sở hữu đất đai như: sở hữu quốc gia do trung ương quản lý, sở hữu của chính quyền địa phương, sở hữu của cộng đồng dân cư, sở hữu của pháp nhân và sở hữu của cá nhân” – luật sư Lập đề xuất.

Đồng tình với ý kiến này, luật sư Đỗ Trọng Hải, Công ty Luật Bizlink, nhấn mạnh: “Đã đến lúc xem xét lại vấn đề sở hữu đất đai theo hướng đa dạng hóa sở hữu. Hầu hết các nước trên thế giới đều công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai. Có đa dạng hóa sở hữu thì mới tránh được những xáo trộn hiện nay và hợp với thông lệ quốc tế. Cho dù có là sở hữu gì, khi đụng đến những vấn đề về an ninh quốc gia thì Nhà nước vẫn đương nhiên được quyền quyết định”.

Hải Yến

————————————–

InfoTV 23-9-2011:  

http://infotv.vn/bat-dong-san/tin-tuc/61300-luat-dat-dai-nhieu-quy-dinh-con-thieu-thuc-te

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.393. Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp...

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu phát...

Trích dẫn 

3.913. Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ...

Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ dài hạn? (KTCK) - Giá vàng tăng...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,520