239. Giải quyết tranh chấp tín dụng

Giải quyết tranh chấp tín dụng

(PL) – Việc giải quyết tranh chấp tín dụng ngoài điểm giống về phương thức giải quyết tranh chấp thì còn có nhiều điểm khác biệt so với các tranh chấp dân sự hoặc kinh doanh, thương mại nói chung, trong đó có các loại lãi suất thời hiện khởi kiện.

1. TÍN DỤNG VÀ TRANH CHẤP TÍN DỤNG

1.1. Hợp đồng tín dụng

Khoản 14, Điều 4 về “Giải thích từ ngữ”, Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010 quy định “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền thao nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Các nghiệp vụ cấp tín dụng khác như tái chiết khấu, ứng trước, mua có bảo lưu quyền truy đòi (trừ các khoản mua có kỳ hạn) công cụ chuyển phát hành thẻ tín dụng, nhượng và giấy tờ có giá khác. Dưới đây gọi là tín dụng và hợp đồng tín dụng thay vì cấp tín dụng và hợp đồng cấp tín dụng không chính xác theo quy định của pháp luật hiện hành (vì trước đây gọi sai riêng hợp đồng cho vay là hợp đồng tín dụng, nên đã buộc phải gọi hợp đồng tín dụng nói chung là hợp đồng cấp tín dụng).

Đối với các TCTD, hợp đồng bảo lãnh ngân hàng được điều chỉnh theo quy định riêng của pháp luật ngân hàng đối với bảo lãnh ngân hàng, đồng thời theo quy định chung tại điều 335 về “Bảo lãnh”, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015. Các quan hệ tín dụng khác ngoài hợp đồng cho vay và bảo lãnh ngân hàng như chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán thì không được quy định trong BLDS năm 2015, mà chủ yếu được hướng dẫn bằng các văn bản dưới luật. Trường hợp TCTD cấp tín dụng không đúng với quy định của luật thì có thể bị vô hiệu theo quy định tại Điều 124 về “Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo”, BLDS năm 2015. Chẳng hạn như việc cấp tín dụng cho vay dưới hình thức đặt cọc hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng để mua, thuê nhà như đã xảy ra trong vụ án tại Ngân hàng Xây dựng.

1.2. Tranh chấp tín dụng

Tranh chấp tín dụng được hiểu là tranh chấp về các hợp đồng tín dụng gồm hợp đồng cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các hợp đồng tín dụng khác.

Đối với hợp đồng cho vay, thì tranh chấp có thể là nợ gốc, nợ lãi, lãi suất, về mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng cho vay như điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và các nội dung khác. Tuy nhiên, trên thực tế hợp đồng cho vay nói riêng, hợp đồng tín dụng nói chung, thường xảy ra các tranh chấp giống nhau tập trung vào số nợ gốc, các loại lãi suất, phí và việc xử lý tài sản bảo đảm.

Đối với các TCTD thì hợp đồng cho vay được điều chỉnh theo các quy định riêng của pháp luật ngân hàng đối với hợp đồng tín dụng, đồng thời theo quy định chung tại Điều 463 về “Hợp đồng vay tài sản”, BLDS năm 2015.

Riêng đối với hợp đồng bảo lãnh ngân hàng, khi các TCTD phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả nợ thay, thì sẽ chuyển sang ghi nợ cho bên được bảo lãnh, do đó trở thành nghĩa vụ như đối với một hợp đồng cho vay. Khi đó lãi suất đối với nợ gốc trong hạn, lãi suất đối với nợ gốc quá hạn, lãi suất đối với nợ lãi quá hạn và lãi suất đối với khoản nợ chậm thi hành án sẽ được xử lý hoàn toàn giống với hợp đồng cho vay của các TCTD.

Trường hợp hợp đồng tín dụng vô hiệu thì hậu quả pháp lý là không tính lãi cho vay hay phí bảo lãnh theo quy định tại Điều 131 về “Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu”, BLDS năm 2015.

1.3. Tranh chấp bảo đảm tín dụng

Ngoài ra, quan hệ tín dụng thường gắn với tài sản bảo đảm tín dụng, nên cũng thường xảy ra tranh chấp về việc bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm. Điều 292 về “Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”, BLDS năm 2015 quy định có 9 bên pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản. Việc bảo lãnh có thể là bảo lãnh ngân hàng hoặc bảo lãnh của pháp nhân hay cá nhân khác.

Tuy nhiên trong quan hệ tín dụng thì chỉ liên quan đến 5 biện pháp bảo đảm là cầm cố, thế chấp, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp và cũng được gọi là các hợp đồng bảo đảm. Hợp đồng tín dụng không liên quan trực tiếp đến 3 biện pháp ký cược, bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản. Riêng biện pháp đặt cọc, có thể áp dụng trong quan hệ tín dụng tuy nhiên gần như không xuất hiện trên thực tế.

Vì bảo lãnh ngân hàng là một biện pháp bảo đảm nhưng đồng thời cũng là một hợp đồng tín dụng, nên có thể lại sử dụng các biện pháp bảo đảm khác như ký quỹ, cầm cố, thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong quan hệ giữa các bên.

1.4. Mối quan hệ giữa tín dụng và bảo đảm

Trường hợp chỉ có tranh chấp về hợp đồng bảo đảm, không có tranh chấp về tín dụng, thì vẫn phải khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, chứ không khởi kiện độc lập hợp đồng bảo đảm, vì tín dụng là hợp đồng chính, bảo đảm là hợp đồng phụ. Hay nói cách khác, hợp đồng bảo đảm phụ thuộc vào hợp đồng tín dụng vì là một bộ phận của hợp đồng tín dụng.

Dù tín dụng là hợp đồng chính, nhưng nếu bị vô hiệu thì không dẫn đến việc vô hiệu hợp đồng bảo đảm là hợp đồng phụ theo quy định tại khoản 2, Điều 407 về “Hợp đồng vô hiệu”, BLDS năm 2015.

  1. CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÍN DỤNG
2.1. Phương thức giải quyết tranh chấp

Cũng giống như các loại tranh chấp hợp đồng khác, các tranh chấp tín dụng có thể là tranh chấp dân sự hoặc tranh chấp kinh doanh, thương mại, đều có thể giải quyết bằng các phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án theo quy định của pháp luật. Không có quy định cụ thể của pháp luật về việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng.

Việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải được thực hiện theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại

2.2. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Riêng với phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì áp dụng đối với trường hợp các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đối với tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại hoặc ít nhất một bên có hoạt động thương mại và tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo quy định tại Điều 2 về “Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài”, Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

Cho đến nay, chưa có quy định nào bắt buộc phải giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, mà chỉ là quy định các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như Luật thương mại năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật các Công cụ chuyển nhượng năm 2006, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Bộ luật hàng hải năm 205, v.v…

Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp theo quy định tại khoản 1, Điều 5 về “Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài”, Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

Kết hợp các điều kiện trên thì thực chất chỉ có duy nhất một trường hợp giải quyết bằng trọng tài, đó là lý do các bên thỏa thuận đối với tranh chấp trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại. Như vậy tranh chấp hợp đồng cho vay tiêu dùng của các TCTD cũng được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận.

Các bên có thể chỉ thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài mà không cần phải ghi chính xác tên của Trung tâm Trọng tài thương mại trên thực tế. Trường hợp các bên vừa có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, vừa có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng Toà án thì có quyền khởi kiện ra trước một trong hai bên Trọng tài hoặc Toà án giải quyết theo quy định tại khoản 4, Điều 2 về “Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa Trọng tài, Toà án theo quy định Luật Trọng tài thương mại”, Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán, TANDTC “Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại”.

Nếu hợp đồng tín dụng có tài sản bảo đảm của bên thứ ba, thì chỉ giải quyết được bằng Trọng tài khi tất cả các bên có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.

2.3. Giải quyết tranh chấp bằng Toà án:

Tranh chấp tín dụng được giải quyết tại Toà án thì thuộc quyền giải quyết của Toà nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định tại điểm a và b, khoản 1, Điều 33 về “Thẩm quyền của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”, Bộ luật tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2004, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 và điểm a và b, khoản 1, Điều 35 về “Thẩm quyền của TAND cấp huyện”, BLTTDS năm 2015, trừ trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Việc giải quyết tranh chấp bằng Toà án không phụ thuộc vào việc thoả thuận của các bên. Luật quy định, Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, hoặc có trụ sở có thẩm quyền giải quyết, trừ trường hợp các bên có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toá án nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết tranh chấp theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 39 về “Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ”, BLTTDS năm 2015.

Riêng đối với Toà kinh tế thì khác với thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài là chỉ giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, theo quy định tại khoản 1, Điều 30 về “Những tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án”, BLTTDS năm 2015.

BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM – Chuyên đề Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp | 28 (182)/7 – 2018 (tr. 41)

(2.064/2064)

 ——————-

Bài gửi đi                                                                                                         Hà Nội 20-5-2018

 

Giải quyết tranh chấp tín dụng

Luật sư Trương Thanh Đức

Giám đốc Công ty Luật ANVI

Trọng tài viên VIAC

Việc giải quyết tranh chấp tín dụng ngoài điểm giống về phương thức giải quyết tranh chấp thì còn có nhiều điểm khác biệt so với các tranh chấp dân sự hoặc kinh doanh, thương mại nói chung, trong đó có các loại lãi suất, thời hiệu khởi kiện.

  1. Tín dụng và tranh chấp tín dụng:
  • Hợp đồng tín dụng:

Khoản 14, Điều 4 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Các nghiệp vụ cấp tín dụng khác như tái chiết khấu, ứng trước, mua có bảo lưu quyền truy đòi (trừ các khoản mua có kỳ hạn) công cụ chuyển phát hành thẻ tín dụng, nhượng và giấy tờ có giá khác. Dưới đây gọi là tín dụng và hợp đồng tín dụng thay vì cấp tín dụng và hợp đồng cấp tín dụng không chính xác theo quy định của pháp luật hiện hành (vì trước đây gọi sai riêng hợp đồng cho vay là hợp đồng tín dụng, nên đã buộc phải gọi hợp đồng tín dụng nói chung là hợp đồng cấp tín dụng).

Đối với các tổ chức tín dụng, thì hợp đồng bảo lãnh ngân hàng được điều chỉnh theo quy định riêng của pháp luật ngân hàng đối với bảo lãnh ngân hàng, đồng thời theo quy định chung tại Điều 335 về “Bảo lãnh”, Bộ luật Dân sự năm 2015.

Các quan hệ tín dụng khác ngoài hợp đồng cho vay và bảo lãnh ngân hàng như chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán thì không được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015, mà chủ yếu được hướng dẫn bằng các văn bản dưới luật.

Tường hợp tổ chức tín dụng cấp tín dụng không đúng với quy định của luật thì có thể bị vô hiệu theo quy định tại Điều 124 về “Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo”, Bộ luật Dân sự năm 2015. Chẳng hạn như việc cấp tín dụng cho vay dưới hình thức đặt cọc hằng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng để mua, thuê nhà như đã xảy ra trong vụ án tại Ngân hàng Xây dựng.

  • Tranh chấp tín dụng:

Tranh chấp tín dụng được hiểu là tranh chấp về các hợp đồng tín dụng gồm hợp đồng cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các hợp đồng tín dụng khác.

Đối với hợp đồng cho vay, thì tranh chấp có thể là nợ gốc, nợ lãi, lãi suất, về mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng cho vay như điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và các nội dung khác. Tuy nhiên, trên thực tế hợp đồng cho vay nói riêng, hợp đồng tín dụng nói chung, thường xảy ra các tranh chấp giống nhau tập trung vào số nợ gốc, các loại lãi suất, phí và việc xử lý tài sản bảo đảm.

Đối với các tổ chức tín dụng, thì hợp đồng cho vay được điều chỉnh theo các quy định riêng của pháp luật ngân hàng đối với hợp đồng tín dụng, đồng thời theo quy định chung tại Điều 463 về “Hợp đồng vay tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2015.

Riêng đối với hợp đồng bảo lãnh ngân hàng, khi các tổ chức tín dụng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả nợ thay, thì sẽ chuyển sang ghi nợ cho bên được bảo lãnh, do đó trở thành nghĩa vụ như đối với một hợp đồng cho vay. Khi đó lãi suất đối với nợ gốc trong hạn, lãi suất đối với nợ gốc quá hạn, lãi suất đối với nợ lãi quá hạn và lãi suất đối với khoản nợ chậm thi hành án sẽ được xử lý hoàn toàn giống với hợp đồng cho vay của các tổ chức tín dụng.

Trường hợp hợp đồng tín dụng vô hiệu, thì hậu quả pháp lý là không tính lãi cho vay hay phí bảo lãnh theo quy định tại Điều 131 về “Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu”, Bộ luật Dân sự năm 2015.

  • Tranh chấp bảo đảm tín dụng:

Ngoài ra, quan hệ tín dụng thường gắn với tài sản bảo đảm tín dụng, nên cũng thường xảy ra tranh chấp về việc bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm. Điều 292 về “Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định có 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản. Việc bảo lãnh có thể là bảo lãnh ngân hàng hoặc bảo lãnh của pháp nhân hay cá nhân khác.

Tuy nhiên trong quan hệ tín dụng thì chỉ liên quan đến 5 biện pháp bảo đảm là cầm cố, thế chấp, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp và cũng được gọi là các hợp đồng bảo đảm. Hợp đồng tín dụng không liên quan trực tiếp đến 3 biện pháp ký cược, bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản. Riêng biện pháp đặt cọc, có thể áp dụng trong quan hệ tín dụng, nhưng gần như không xuất hiện trên thực tế.

Vì bảo lãnh ngân hàng là một biện pháp bảo đảm, nhưng đồng thời cũng là một hợp đồng tín dụng, nên có thể lại sử dụng các biện pháp bảo đảm đảm khác như ký quỹ, cầm cố, thể chấp để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong quan hệ giữa các bên.

  • Mối quan hệ giữa tín dụng và bảo đảm:

Trường hợp chỉ có tranh chấp về hợp đồng bảo đảm, không có tranh chấp về tín dụng, thì vẫn phải khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, chứ không khởi kiện độc lập hợp đồng bảo đảm, vì tín dụng là hợp đồng chính, bảo đảm là hợp đồng phụ. Hay nói cách khác, hợp đồng bảo đảm phụ thuộc vào hợp đồng tín dụng vì là một bộ phận của hợp đồng tín dụng. Dù tín dụng là hợp đồng chính, nhưng nếu bị vô hiệu thì không dẫn đến vô hiệu bảo đảm là hợp đồng phụ theo quy định tại khoản 2, Điều 407 về “Hợp đồng vô hiệu”, Bộ luật Dân sự năm 2015.

  1. Các phương thức giải quyết tranh chấp tín dụng:
  • Phương thức giải quyết tranh chấp:

Cũng giống như các loại tranh chấp hợp đồng khác, các tranh chấp tín dụng có thể là tranh chấp dân sự hoặc tranh chấp kinh doanh, thương mại, đều có thể giải quyết bằng các phương thức thương lượng, hoà giải, Trọng tài và Toà án theo quy định của pháp luật. Không có quy định cụ thể của pháp luật về việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng.

Việc giải quyết tranh chấp bằng hoà giải được thực hiện theo quy định của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24-2-2017 của Chính phủ về “Hoà giải thương mại”.

  • Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài:

Riêng phương thức giải quyết bằng trọng tài thì áp dụng đối với trường hợp các bên thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đối với trường hợp tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại hoặc ít nhất một bên có hoạt động thương mại và tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài theo quy định tại Điều 2 về “Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài”, Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

Cho đến nay, chưa có quy định nào bắt buộc phải giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, mà chỉ là quy định các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như Luật Thương mại năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2006, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Bộ luật Hàng hải năm 2015,…

Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp theo quy định tại khoản 1, Điều 5 về “Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài”, Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

Kết hợp các điều kiện kể trên thì thực chất chỉ có duy nhất một trường hợp giải quyết bằng Trọng tài, đó là do các bên thoả thuận đối với tranh chấp trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại. Như vậy, tranh chấp hợp đồng cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng cũng được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận.

Các bên có thể chỉ thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài mà không cần phải ghi chính xác tên của Trung tâm trọng tài thương mại trên thực tế. Trường hợp các bên vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thì có quyền khởi kiện ra trước một trong hai bên Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết theo quy định tại khoản 4, Điều 2 về “Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa Trọng tài, Tòa án theo quy định Luật Trọng tài thương mại”, Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20-3-2014 của Hội đồng Thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại”.

Nếu hợp đồng tín dụng có tài sản bảo đảm của bên thứ ba, thì chỉ giải quyết được bằng Trọng tài khi tất cả các bên có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.

  • Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án:

Tranh chấp tín dụng được giải quyết tại Tòa án thì thuộc quyền giải quyết của Tòa nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định tại điểm a và b, khoản 1, Điều 33 về “Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 và điểm a và b, khoản 1, Điều 35 về “Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện”, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, trừ trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án không phụ thuộc vào việc thỏa thuận của các bên. Luật quy định, Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, hoặc có trụ sở có thẩm quyền giải quyết, trừ trường hợp các bên có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết tranh chấp theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 39 về “Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ”, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Riêng đối với Toà kinh tế thì khác với thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài là chỉ giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, theo quy định tại khoản 1, Điều 30 về ”Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án”, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

  1. Tranh chấp về lãi suất tín dụng:
  • Lãi suất cho vay trong hạn:

Nếu như lãi suất cho vay trong hạn trả nợ đối với bên ngoài các tổ chức tín dụng không được vượt quá 20%/năm theo quy định tại khoản 1, Điều 468 về “Lãi suất” của Bộ luật Dân sự năm 2015, thì lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng không bị giới hạn mức trần 20%/năm. Như vậy, hiện nay không xác định được mức lãi suất cho vay tối đa của các tổ chức tín dụng là bao nhiêu, thậm chí có thể cho vay vượt mức lãi suất 100%/năm theo quy định tại Điều 201 về “Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt thì tổ chức tín dụng không được cho vay vượt quá giới hạn, như mức lãi suất 5%/năm đối với cho vay ưu đãi để mua nhà ở xã hội theo Điều 1, Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 22-01-2018 của Thủ tướng Chính phủ về “Mức lãi suất cho vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20-10-2015 của Chính phủ về Phát triền và quản lý nhà ở xã hội”.

  • Lãi suất nợ gốc quá hạn:

Nếu như lãi suất đối với nợ gốc cho vay đã bị quá hạn trả nợ đối với bên ngoài các tổ chức tín dụng không được vượt quá 150% giới hạn lãi suất cho vay 20%, tức là không quá 30%/năm theo quy định tại Điều 468 về “Lãi suất” của Bộ luật Dân sự năm 2015, thì lãi suất cho vay quá hạn của các tổ chức tín dụng cũng không bị giới hạn tương tự như đối với lãi suất cho vay nêu trên.

  • Lãi suất nợ lãi quá hạn:

Nếu như lãi suất đối với số tiền lãi đã bị quá hạn trả nợ đối với bên ngoài ngoài các tổ chức tín dụng không được vượt quá 10%/năm theo quy định tại khoản 2, Điều 357 về “Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền”, Bộ luật Dân sự năm 2015, thì đối với các tổ chức tín dụng không rõ là có được vượt quá 10%/năm hay không cũng theo quy định tại khoản 2, Điều 357 về “Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền”, Bộ luật Dân sự năm 2015.

  • Lãi suất chậm thi hành án:

Nếu như lãi suất đối với số tiền chậm trả trong quá trình thi hành án, sau khi đã có phán quyết của Toà án đối với bên ngoài ngoài các tổ chức tín dụng là 10%/năm theo quy định tại khoản 2, Điều 357 về “Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền”, Bộ luật Dân sự năm 2015, thì đối với các tổ chức tín dụng lại vẫn theo thoả thuận theo hợp đồng tín dụng, tức là vẫn không bị giới hạn theo Án lệ số 08/2016/AL đã được công bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17/10/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Đây là một điều vô cùng bất hợp lý, không thể chấp nhận, nên cần phải nhanh chóng huỷ bỏ Án lệ này để áp dụng theo quy định chung.

Riêng đối với việc chậm thi hành phán quyết Trọng tài thì không rõ áp dụng theo nguyên tắc nào, vì phán quyết của Trọng tài không đương nhiên ấn định mức lãi suất chậm thi hành phán quyết cũng như không đương nhiên áp dụng lãi suất chậm thi hành án theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng như Án lệ nêu trên.

  1. Thời hiệu giải quyết tranh chấp tín dụng:
  • Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng cho vay:

Như vậy, Điều 429 về “Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng”, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.

Tuy nhiên, đến nay chưa xác định được chắc chắn hợp đồng cho vay có bị áp dụng thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 429 nêu trên hay không?

Lý do là, trước đây điểm a, khoản 3, Điều 159 về “Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu”, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 (đã hết hiệu lực), quy định 2 trong số các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là “Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu”. Quy định này được giải thích là việc đòi lại tiền cho vay (đòi lại tài sản) sẽ không có thời hiệu.

Tuy nhiên, khoản 2, Điều 155 về “Không áp dụng thời hiệu khởi kiện”, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định như sau: Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp “Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Như vậy, Bộ luật hiện hành đã bỏ quy định loại trừ thời hiệu trong trường hợp “tranh chấp về đòi lại tài sản”. Trong khi đó, việc đòi lại tiền cho vay của các tổ chức tín dụng lại không thuộc trường hợp “Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu”, vì theo quy định tại Điều 464 về “Quyền sở hữu đối với tài sản vay”, Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó”. Điều này có nghĩa là chưa rõ có hay không áp dụng thời hiệu khởi kiện 3 năm đối với việc đòi lại tiền cho vay cho đến khi có văn bản quy định hay giải thích của cơ quan có thẩm quyền.

  • Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng tín dụng khác:

Ngoài thởi hiệu khởi kiện đối với hợp đồng cho vay còn chưa rõ ràng như trên, đối với tranh chấp hợp đồng tín dụng khác thì càng không rõ về thời hiệu khởi kiện.

Riêng đối với thời hiệu khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo của các tổ chức tín dụng theo hợp đồng bảo lãnh ngân hàng được xác định là 3 năm theo quy định tại Điều 429 nêu trên của Bộ luật Dân sự. Như vậy bên nhận bảo lãnh có ít nhất 3 năm để yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán kể từ khi hết thời hạn bảo lãnh, chứ không buộc phải yêu cầu trong thời hạn có hiệu lực của cam kết bảo lãnh như đòi hỏi hết sức vô lý của các tổ chức tín dụng.

Và một vấn đề chưa rõ nữa là áp dụng thời hiệu 2 năm hay 3 năm đối với việc khởi kiện tại Trọng tài thương mại. Vì Điều 33 về “Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài”, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định như sau: “Trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm”.

  • Thời hiệu khởi kiện tranh chấp bảo đảm tín dụng:

Trường hợp tài sản bảo đảm tín dụng là của chính bên vay thì thời hiệu giải quyết tranh chấp về bảo đảm tín dụng đương nhiên phụ thuộc vào thời hiệu giải quyết tranh chấp tín dụng.

Tuy nhiên, trường hợp tài sản bảo đảm tín dụng là của người thứ ba, dù hợp đồng cho vay có thể không có thời hiệu khởi kiện, nhưng nếu hợp đồng bảo đảm của người thứ ba cũng bị kéo dài vô thời hạn thì là điều rất không hợp lý. Vì vậy, một trong những khả năng được đặt ra là có thể bị hết thời hiệu khởi kiện xử lý tài sản bảo đảm của người thứ ba trong thời hạn 2 hoặc 3 năm như nêu trên.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC. 

——————

Báo Pháp luật Việt Nam (Chuyên đề Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp) 7-2018

http://viac.vn/tin-tuc/giai-quyet-tranh-chap-tin-dung-a1257.html

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,951