243. Huỷ hoại xe để đè tiền sửa chữa

(TT&GĐ) – Phỏng vấn Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI về vấn đề nhiều cửa hàng sửa xe máy ở Hà Nội chặt chém khách hàng.

Gửi anh Trương Thanh Đức!

Em là Thu Hà, phóng viên báo Tiếp thị & Gia đình.

Hiện tại, em đang thực hiện một bài phóng sự về vấn đề nhiều cửa hàng sửa xe máy ở Hà Nội chặt chém khách hàng.

Câu chuyện bị chặt chém phổ biến mà các nạn nhân gần đây phản ánh đó là: Xe bị non hơi, xì săm… vào cửa hàng bơm xe. Thợ sửa xe sau một hồi xem xét đã cho rằng: “Đứt chân van, không vá được, phải thay săm”. Sau khi thay săm xong, xe của họ lại có thêm một số biểu hiện khác thường mà trước đó xe không có như: không nổ được, rò rỉ xăng, lốp có một vết rạch dài… Chủ cửa hàng sửa xe lúc này thường “phán”: xe bị cháy IC, bugi, đứt ống dẫn xăng, vỡ lốp… Từ đó, khách hàng phải ngậm ngùi bỏ tiền triệu ra sửa xe. Thậm chí, chiêu trò này tái diễn rất nhiều lần với khách tại cùng một cửa hàng.

Chỉ có một số ít khách hàng có chút kiến thức về xe cộ (chủ yếu là nam giới) kiên quyết không sửa tiếp mà dắt xe về, hôm sau mang ra đại lý chính hãng thì được biết nguyên nhân của những sự cố hỏng hóc trên là do thợ sửa xe cố tình làm hỏng. Ở nơi bảo hành chính hãng, thợ chỉ cần một thao tác sửa đơn giản, giá cả đúng quy định là xe có thể đi lại bình thường.

 

Em muốn xin ý kiến của anh dưới góc độ pháp luật.

  1. Hành vi của người thợ sửa xe trên có được xếp vào hành vi vi phạm pháp luật hay không? (Nếu có, căn cứ vào điều khoản nào? Hành vi đó bị xếp vào loại hành vi vi phạm, tội danh gì? )

Đó là những hành vi vi phạm pháp luật, tuỳ theo tính chất, mức độ sẽ chịu trách nhiệm dân sự hoặc bị xử phạt hành chính hay hình sự theo các quy định liên quan của pháp luật. Về dân sự, đó là những hành vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng dịch vụ sửa chữa xe. Do vậy, phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Điều 162 về “Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại” và Điều 307 về “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại” của Bộ luật Dân sự năm 2005.

Về hành chính, đây là hành vi này “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”, có thể bị phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng theo quy định tại khoản 2, Điều 18 về “Hành vi gây thiệt hại đến tài sản của người khác”, Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12-7-2010 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

Nếu huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì tuỳ theo mức độ và tính chất vi phạm, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến tù chung thân, theo quy định tại Điều 143 về “Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” của Bộ luật Hình sự năm 1999.

 

  1. Khi phát hiện mình bị lừa, nạn nhân làm gì để được bảo vệ quyền lợi cũng như tài sản của mình? (ví dụ như trình báo cơ quan công an khu vực, khiếu nại vv..vv … ra sao?…)

Nạn nhân cần nhanh chóng tố giác hành vi bất hợp pháp với chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an sở tại để được giúp đỡ và có biện pháp ngăn chặn vi phạm. Ngoài ra, người bị thiệt hại cần thu thập bằng chứng để làm cơ sở khiếu nại lên Hội và các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc khởi kiện ra Toà án nhân dân để yêu cầu bồi thường.

 

  1. Theo cá nhân anh, để tránh tiền mất tật mang khi tới tiệm sửa xe lạ, chủ xe cần chủ động trang bị cho mình những gì? (Ví dụ như: Kiến thức sơ lược về xe cộ, thói quen bảo hành, bảo dưỡng xe… )

Việc trang bị kiến thức hiểu biết về xe cộ thì là cả một câu chuyện dài không phải ai cũng có được. Nhưng việc có thể chủ động được là cần tiến hành bảo hành, bảo dưỡng và kiểm tra cẩn thận xe cộ trước hành trình, nhất là khi đến những địa bàn xa lạ, để hạn chế tối đa những trục trặc hư hỏng. Một việc rất quan trọng là cần nắm bắt được các hiện trạng xấu như phóng viên đã đề cập ở trên, để nếu buộc phải giao xe cho tiệm lạ, thì chúng ta cần nâng cao cảnh giác, tập trung theo dõi quá trình sửa chữa để ngăn chặn bớt cơ hội và ý đồ của kẻ xấu.

 

  1. Cuối cùng anh cho em xin họ tên, chức danh đầy đủ ạ!

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI

Anh cố gắng email sớm giúp em nhé!

Em rất cảm ơn sự giúp đỡ của anh.

Khi nào báo ra, em sẽ gửi anh báo biếu.

Chúc anh một tuần mới làm việc hiệu quả!

Em: Thu Hà

Báo Tiếp thị & Gia đình

———

Tiếp thị và Gia đính số 51/2012 ngày 24-12-2012:

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,128