Vì sao Việt Nam xếp ‘hạng bét’ về khởi nghiệp kinh doanh?
(VNN) – Chỉ số gia nhập thị trường của Việt Nam trong Báo cáo Môi trường Kinh doanh đang xếp “hạng bét” nhưng có thể được cải thiện hàng chục bậc.
LTS: Tuần Việt Nam mở Diễn đàn “Vì Việt Nam hùng cường” với mong muốn thu nhận từ quý độc giả những ý kiến, bài viết về các giải pháp phát triển đất nước trong tất cả các lĩnh vực nhằm khơi thông tiềm năng phát triển, cổ vũ niềm tin của cộng đồng vào tương lai Việt Nam.
Chủ đề đầu tiên của Diễn đàn tập trung vào thể chế kinh tế. Mời quý vị cùng theo dõi.
Gần đây một doanh nhân kể với tôi, anh phải mất hơn chục lần làm nhiều thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp trong năm ngoái và than phiền, “kiến tạo” gì mà làm doanh nghiệp chúng tôi khổ thế.
Thực ra, chuyện này chẳng xa lạ với tôi trong quá trình mấy chục năm làm nghề luật sư liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Chính phủ đã thể hiện quyết tâm cải cách môi trường kinh doanh sao cho Việt Nam phải bắt kịp nhóm 4 quốc gia hàng đầu trong Asean và thúc đẩy tinh thần kinh doanh của dân chúng nhưng trên thực tế còn vô vàn rào cản không dễ vượt qua.
Chỉ số khởi gia nhập thị trường của Việt Nam xếp 106 thế giới, tốn 20 ngày. |
Việt Nam xếp hạng 106 thế giới, tốn 20 ngày
Trong bài này, tôi chỉ tập trung phản ảnh về Chỉ số gia nhập thị trường của Việt Nam xếp hạng thứ 106 và tiêu tốn 20 ngày của doanh nghiệp trong Báo cáo Môi trường Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới. Đây là mức xếp “hạng bét” và không có cải thiện nhiều năm nay, mà tôi không quá lời. Chỉ số gia nhập thị trường có một số thủ tục chồng lấn nhau, gây tốn kém rất lớn về tiền bạc, thời gian và cơ hội cho doanh nghiệp và người dân.
Ví dụ, theo Luật Doanh nghiệp và các văn bản liên quan, doanh nghiệp phải nộp lệ phí 100.000 đồng để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại các phòng đăng ký kinh doanh. Đồng thời doanh nghiệp lại phải làm một thủ tục khác và phải nộp lệ phí 300.000 đồng để công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia.
Điều đáng nói là thủ tục thứ hai kế thừa nguyên si nội dung của thủ tục thứ nhất và đều được tiến hành tại một phòng đăng ký kinh doanh, nhưng lại doanh nghiệp phải nộp phí 2 lần. Đối với mỗi doanh nghiệp thì khoản phí này là không đáng kể, nhưng với mỗi năm có khoảng 100.000 doanh nghiệp thành lập mới thì khoản nộp thêm cũng lên đến 30 tỷ đồng.
Hơn nữa, thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia đã tiêu tốn đến 5 ngày, tức chiếm tới ¼ thời gian của Chỉ số gia nhập thị trường.
Điều quan trọng tôi muốn nhấn mạnh không phải là tiền, mà là ở chỗ nó thể hiện thái độ đối xử bất hợp lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp bằng việc quy định thành 2 thủ tục hành chính ở 2 điều luật khác nhau trong Luật Doanh nghiệp, dẫn đến 2 lần thu lệ phí. Do đó người ta có cảm giảc Nhà nước tách ra 2 công đoạn để nhằm dễ dàng, hợp lý hóa việc thu tiền của doanh nghiệp.
Với việc phải đăng ký thay đổi nhiều lần trong quá trình hoạt động với nhiều thủ tục hành chính và các yêu cầu, đòi hỏi tuân thủ pháp luật, doanh nghiệp khổ sở về thủ tục, thời gian và chi phí.
Trong bối cảnh này, yêu cầu 1,6 triệu hộ kinh doanh phải chuyển thành doanh nghiệp nhân Luật Doanh nghiệp được sửa đổi trong năm nay sẽ là gánh nặng khó thở thực sự cho người dân.
Chỉ số gia nhập thị trường của Việt Nam có thể tăng hàng chục bậc
Do vậy, theo quan điểm của tôi, cần phải nhập 2 thủ tục nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp nói trên vào 1, chỉ với 1 lần nộp lệ phí, được loại bỏ trong quá trình sửa đổi Luật Doanh nghiệp sắp tới.
Đồng thời, hoàn toàn có thể bỏ hẳn thủ tục thông báo ngành nghề tự do kinh doanh vì nó không còn ý nghĩa gì về pháp lý cũng như thực tế, kể cả việc thống kê.
Khi đó việc đăng ký, khai báo thông tin doanh nghiệp chỉ còn 1 ngày thay vì 5 ngày và Chỉ số gia nhập thị trường của Việt Nam chỉ còn 15 ngày thay vì 20 ngày như hiện nay. Nếu cải cách được thực hiện, Chỉ số này trong Báo cáo Môi trường Kinh doanh sẽ được cải thiện hàng chục bậc. Đây chính là điểm nghẽn để cải thiện môi trường kinh doanh mà Chính phủ cam kết chứ đâu.
Chỉ khi giảm thiểu chi phí và các yêu cầu tuân thủ theo quy định cũng như trên thực tế, thì mới thực sự cải thiện môi trường kinh doanh. Khi đó mới có thể bàn đến việc có hay không chuyển đổi 1,6 triệu hộ kinh doanh đang có đăng ký kinh doanh trở thành doanh nghiệp.
Cyển đổi ngay hộ kinh doanh thành doanh nghiệp là không khả thi
Nhân đây, tôi cũng muốn bàn thêm việc chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệpnhân dịp sửa đổi Luật Doanh nghiệp trong năm nay.
Ở góc độ nào đó, việc chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp là cần thiết để chuẩn hoá họ về bản chất là những đơn vị kinh doanh chuyên nghiệp và đúng với địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh. Về lâu dài, điều này nhằm xoá bỏ sự quá khác biệt giữa hai khu vực kinh doanh, sự bất bình đẳng lớn giữa các loại hình kinh doanh về lao động, hoá đơn, kế toán, nộp thuế,… Việc này cũng tương tự như chúng ta đã và đang tiếp tục xoá bỏ khoảng cách phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và dân doanh, giữa doanh nghiệp nước ngoài và trong nước.
Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 quy định, hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu (khoảng 400.000 đ). Điều này cho thấy Nhà nước mong muốn và cổ vũ cho quá trình chuyển đổi này.
Tuy nhiên, trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn đang phải đương đầu với những thủ tục hành chính và muôn vàn tai ách, khiến Chỉ số gia nhập thị trường của Việt Nam xếp hạng 106 thế giới, thì đòi hỏi phải xoá bỏ, chuyển đổi ngay hộ kinh doanh thành doanh nghiệp là điều không khả thi.
Để thực hiện việc đó, thì sẽ phải kèm theo nhiều điều kiện theo hướng cơ bản chấp nhận thực trạng, bảo đảm không gây biến động lớn và có lộ trình đưa dần hộ kinh doanh vào quỹ đạo doanh nghiệp trong khoảng 5 – 10 năm. Thậm chí không loại trừ khả năng pháp luật thừa nhận hộ kinh doanh là một loại hình doanh nghiệp mới đơn giản hơn hẳn doanh nghiệp tư nhân hiện nay. Quả là một thách thức lớn, cả về pháp lý cũng như thực tế.
Chúng ta cần kiến tạo một môi trường thuận lợi, dọn dẹp những trở ngại sao cho ngôi nhà doanh nghiệp thông thoáng, tin cậy và hấp dẫn hơn, để các hộ kinh doanh không còn băn khoăn về việc chuyển thành doanh nghiệp.
Vấn đề mấu chốt là phải làm sao cho các doanh nghiệp siêu nhỏ được dễ thở như hộ kinh doanh, chứ không phải là làm cho hộ kinh doanh phải khó thở như doanh nghiệp.
Lịch sử hộ kinh doanh
Hiện nay có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh, trong đó có khoảng 1,6 triệu đã đăng ký kinh doanh. Hộ kinh doanh được quy định là “do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”, theo Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
Khoảng 3,4 triệu hộ kinh doanh còn lại không phải đăng ký kinh doanh như: người buôn bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, đánh giày, bán vé số, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp…
Từ năm 1945, cá nhân kinh doanh được gọi là “tiểu thương”, “tiểu chủ” theo Sắc lệnh số 38 ngày 27-9-1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ 1956, để sửa chữa sai lầm về cải cách ruộng đất, cá nhân kinh doanh được gọi là “tiểu thương” trong một nghị quyết của Hội đồng Chính phủ.
Từ năm 1966, cá nhân kinh doanh được gọi là “hộ kinh doanh riêng lẻ” hay “hộ riêng lẻ kinh doanh công thương nghiệp”. Từ sau năm 1976 trở đi, cá nhân kinh doanh được gọi là “hộ kinh doanh cá thể” và “hộ tiểu công nghiệp.
Từ năm 2005 trở đi, tổ chức kinh tế này đã được Luật doanh nghiệp năm 2005 gọi là hộ kinh doanh (bỏ từ “cá thể”).
Trên thực tế, dù được công nhận bằng văn bản luật hay không, thì hộ kinh doanh – hình thức kinh doanh dễ hàng, linh hoạt – đã tồn tại ở nước ta từ rất lâu trước khi lập quốc.
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI
—————
Vietnamnet (Diễn đàn Vì VN hùng cường) 11-3-2019:
—————–
Bài gửi đi (ủng hộ bỏ Hộ kinh doanh)
Hộ kinh doanh hay doanh nghiệp đều cần dễ thở.
Hiện nay, Chỉ số gia nhập thị trường của Việt Nam trong Báo cáo Môi trường Kinh doanh (Doing Business) của Ngân hàng Thế giới xếp hạng thứ 106 và tiêu tốn 20 ngày. Đây là mức xếp hạng khá kém cỏi và không thay đổi trong nhiều năm nay. Một số thủ tục trong chỉ số này gây tốn kém rất lớn về tiền bạc, thời gian và cơ hội cho doanh nghiệp và người dân.
Ví dụ, theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 28 về “Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Thông tư số 215/2016/TT-BTC ngày 10-11-2016 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 130/2017/TT-BTC ngày 04-12-2017) thì doanh nghiệp phải nộp lệ phí 100.000 đồng.
Tuy nhiên, đồng thời doanh nghiệp lại phải làm một thủ tục khác và phải nộp lệ phí 300.000 đồng, theo quy định tại Điều 33 về “Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp”, Luật Doanh nghiệp và Thông tư nói trên.
Điều đáng nói là, thù tục thứ hai kế thừa nguyên si nội dung của thủ tục thứ nhất và đều được tiến hành tại một Phòng đăng ký kinh doanh, nhưng lại phải nộp phí 2 lần. Đối với mỗi doanh nghiệp thì khoản phí này là không đáng kể, nhưng với mỗi năm có khoảng 100.000 doanh nghiệp thành lập mới thì khoản nộp thêm cũng lên đến 30 tỷ đồng.Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn không phải là tiền, mà là ở chỗ nó thể hiện thái độ đối xử bất hợp lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp bằng việc quy định thành 2 thủ tục hành chính ở 2 điều luật khác nhau, dẫn đến 2 lần thu lệ phí. Do đó người ta có cảm giảc tách ra 2 công đoạnđể nhằm dễ dàng thu tiền 2 lần của doanh nghiệp.
Với việc phải đăng ký thay đổi nhiều lần trong quá trìnhhoạt động với nhiều thủ tục hành chính và các yêu cầu, đòi hỏi tuân thủ pháp luật, doanh nghiệp khổ sở về thủ tục, thời gian và chi phí. Trong bối cảnh này,nếu yêu cầu 1,6 triệu hộ kinh doanh phải chuyển thành doanh nghiệp thì thực sự sẽ là một gánh nặng khó thở.
————–
Box
Quy định về 2 loại hộ kinh doanh
Hiện nay có khoàng 5 triệu hộ kinh doanh, trong đó có khoảng 1,6 triệuphải đăng ký kinh doanh,được quy định là “do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”Khoản 1 Điều 66 về “Hộ kinh doanh”, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14-9-2015 của Chính phủ về “Đăng ký doanh nghiệp”.
Khoảng 3,4 triệu hộ kinh doanh còn lại không phải đăng ký kinh doanh,thuộc 6 trường hợp như:Người buôn bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, đánh giày, bán vé số, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp,… (theo quy định tại khoản 1 Điều 3 về “Giải thích từ ngữ”, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16-3-2007 của Chính phủ về “Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh”; Nghị định số 146-HĐBT ngày 26-11-1986 của Hội đồng Bộ trưởng về phát triển kinh tế gia đình; Nghị định số 29-HĐBT ngày 09-3-1988 của Hội đồng Bộ trưởng “Quy định về chính sách đối với kinh tế gia đình trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải”; khoản 2 Điều 66 về “Hộ kinh doanh”, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14-9-2015 của Chính phủ về “Đăng ký doanh nghiệp”).
Trích lược Sách Luận giải về Luật Doanh nghiệp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật năm 2016, tái bản 2018 của Luật sư Trương Thanh Đức.
————–
Riêng việc phải tuân thủ thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia là một nội dung trong Chỉ số gia nhập thị trường và tiêu tốn đến 5 ngày, tức chiếm tới ¼ thời gian của Chỉ số này.
Do vậy,cần phải nhập 2 thủ tục nói trênvào 1, chỉ với 1 lần nộp lệ phí,trong quá trình sửa đổi Luật Doanh nghiệp sắp tới. Đồng thời, hoàn toàn có thể bỏ hẳn thủ tục thông báo ngành nghề tự do kinh doanh, vì nó không còn ý nghĩa gì về pháp lý cũng như thực tế (kẻ cả việc thống kê), Khi đó, việc đăng ký doanh nghiệp chỉ còn 1 ngày thay vì 5 ngày và Chỉ số gia nhập thị trường của Việt Nam trong Báo cáo Doing Business sẽ được cải thiện hàng chục bậc.
Chỉ khi giảm thiểu chi phí và các yêu cầu tuân thủ theo quy định cũng như trên thực tế, thì mới thực sự cải thiện môi trường kinh doanh. Khi đó mới có thể bàn đến việc có hay không chuyển đổi 1,6 triệu hộ kinh doanh đang có đăng ký kinh doanh trở thành doanh nghiệp.
Việc chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tuy là điều cần thiết để chuẩn hoá về bản chất là những đơn vị kinh doanh chuyên nghiệp và đúng với địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh. Về lâu dài, điều này nhằm xoá bỏ sự quá khác biệt giữa hai khu vực kinh doanh, sự bất bình đẳng lớn giữa các loại hình kinh doanh về lao động, hoá đơn, kế toán, nộp thuế,… Việc này cũng tương tự như chúng ta đã và đang tiếp tục xoá bỏ khoảng cách phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và dân doanh, giữa doanh nghiệp nước ngoài và trong nước.
Tuy nhiên, trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn đang phải đương đầu với những thủ tục hành chính và muôn vàn tai ách đang khiến Việt Nam xếp hạng 106 thế giới thì đòi hỏi phải xoá bỏ, chuyển đổi ngay hộ kinh doanh thành doanh nghiệp là điều không khả thi.
Để thực hiện việc đó, thì sẽ phải kèm theo nhiều điều kiện theo hướng cơ bản chấp nhận thực trạng, bảo đảm không gây biến động lớn và có lộ trình đưa dần hộ kinh doanh vào quỹ đạo doanh nghiệp trong khoảng 5 – 10 năm. Thậm chí không loại trừ khả năng pháp luật thừa nhận hộ kinh doanh là một loại hình doanh nghiệp mới đơn giản hơn hẳn doanh nghiệp tư nhân hiện nay. Quả là một thách thức lớn, cả về pháp lý cũng như thực tế.
Chúng ta cần kiến tạo một môi trường thuận lợi, dọn dẹp những trở ngại sao cho ngôi nhà doanh nghiệpthông thoáng, tin cậy và hấp dẫn hơn, để các hộ kinh doanh không còn băn khoănvề việc chuyển thànhdoanh nghiệp.
Vấn đề mấu chốt là phải làm sao cho các doanh nghiệp siêu nhỏ được dễ thở như hộ kinh doanh, chứ không phải là làm cho hộ kinh doanh phải khó thở như doanh nghiệp.
————–
Box
Lịch sử hình thành và phát triển Hộ kinh doanh
Từ năm 1945, cá nhân kinh doanh được gọi là “tiểu thương”, “tiểu chủ” (theo Sắc lệnh số 38 ngày 27-9-1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Sắc lệnh số 149/SL ngày 12-4-1953 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)
Từ 1956 (sau cải cách ruộng đất) trở đi, cá nhân kinh doanh được gọi là “tiểu thương” (Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ ngày 15-10-1956 về “Mấy chính sách cụ thể để sửa chữa sai lầm về cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức”).
Từ năm 1966, cá nhân kinh doanh được gọi là “hộ kinh doanh riêng lẻ” hay “hộ riêng lẻ kinh doanh công thương nghiệp” (“Điều lệ về thuế công thương nghiệp đối với các hợp tác xã, tổ chức hợp tác và hộ riêng lẻ kinh doanh công thương nghiệp”, ban hành kèm theo Nghị quyết số 200-NQ/UBTVQH ngày 18-01-1966 của Ủy ban thường vụ Quốc hội “ấn định thuế công thương nghiệp đối với các hợp tác xã, tổ chức hợp tác xã và hộ riêng lẻ kinh doanh công thương nghiệp”);
Từ sau năm 1976 trở đi, cá nhân kinh doanh được gọi là “hộ kinh doanh cá thể” và “hộ tiểu công nghiệp”( “Chế độ kế toán sản xuất, kinh doanh ngoài quốc doanh”, ban hành kèm theo Quyết định số 598-TC/CĐKT ngày 08-12-1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
Từ năm 2005 trở đi, tổ chức kinh tế này đã được Luật doanh nghiệp năm 2005 gọi là hộ kinh doanh (bỏ từ “cá thể”). Tuy nhiên một số văn bản ban hành sau đó như Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05-9-2007 của Chính phủ “Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp” (khoản 3 Điều 2 về “Đối tượng áp dụng”); Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16-5-2016 của Chính phủ về “Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020” và ngay cả Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 (khoản 5 Điều 86 về “Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động”) vẫn còn viết là “hộ kinh doanh cá thể”.
Trích lược Sách Luận giải về Luật Doanh nghiệp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật năm 2016, tái bản 2018 của Luật sư Trương Thanh Đức.
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC.
——————