Cấm không bằng mở
(KTSG) – Cho vay tài chính tiêu dùng là một kênh tín dụng tăng trưởng mạnh trong mấy năm gần đây, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, đồng thời cũng bộc lộ những vấn đề bất cập, mà điển hình là cách thức giải ngân và thu nợ.
Cách thức giải ngân
Cho vay tài chính tiêu dùng là một kênh tín dụng tăng trưởng mạnh, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Ảnh: THÀNH HOA |
Việc cho vay nói chung của các tổ chức tín dụng phải sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) theo hướng hạn chế giải ngân bằng tiền mặt, nhất là giải ngân cho chính khách hàng vay vốn. Riêng việc cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính theo Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 31-12-2016 thì lại chưa đặt ra yêu cầu hạn chế giải ngân bằng tiền mặt và hạn chế giải ngân cho chính khách hàng vay vốn. Việc này đã dẫn đến tình trạng khó kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay, ảnh hưởng đến an toàn vốn và không hạn chế được thanh toán bằng tiền mặt.
Vì vậy, NHNN đang dự kiến sửa đổi quy định trên theo hướng: Việc giải ngân cho vay tiêu dùng của công ty tài chính phải tuân thủ quy định về phương thức giải ngân cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Theo đó, việc giải ngân được quy định cho hai địa chỉ, đầu tiên là ưu tiên giải ngân cho bên thụ hưởng (bên cung ứng hàng hóa, dịch vụ), sau đó mới là giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay.
Việc giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay chỉ được thực hiện đối với khách hàng đã và đang vay tại công ty tài chính, được công ty tài chính đánh giá là có lịch sử trả nợ tốt và không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, đồng thời tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay không vượt quá 30% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính.
Cách thức thu nợ
Việc đòi nợ trong thời gian qua của một số công ty tài chính bằng điện thoại, e-mail, mạng xã hội hay trực tiếp, mang tính chất quấy rối, gây phiền nhiễu, thậm chí đe dọa, khủng bố tinh thần, kiểu như gọi điện tự động hàng trăm cuộc một ngày, gây ra sự bức xúc cho nhiều khách hàng. Không những thế, công ty tài chính còn đòi nợ cả người thân quen của khách hàng, dù họ không phải là người đồng trách nhiệm, người bảo lãnh hay có nghĩa vụ gì đối với khoản nợ.
Vì vậy, NHNN cũng dự kiến sửa đổi nội dung về cách thức thu hồi nợ của công ty tài chính. Theo đó, ngoài quy định thời gian nhắc nợ phải trong khoảng từ 7 giờ đến 21 giờ và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, thì còn bổ sung quy định “không nhắc nợ, đòi nợ tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính”.
Tuy nhiên, cần phải xem xét quy định cụ thể hơn như: Không được đòi nợ tại nơi làm việc, nơi công cộng, không được xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của khách hàng; không được đòi nợ mang tính chất khủng bố, liên tục quá ba lần mỗi ngày và cần hạn chế chặt hơn đối với ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ, Tết, ngày hiếu hỉ của bản thân và của bố, mẹ, vợ con khách hàng.
Giải pháp toàn diện
Để giảm thiểu tình trạng cho vay lãi suất quá cao và gây sức ép nặng nề khi đòi nợ nói chung, nhất là khi tín dụng đen vẫn còn diễn ra tương đối phổ biến, thì cần phải có những giải pháp cơ bản, triệt để và hiệu quả hơn.
Tín dụng và lãi suất là một hiện tượng kinh tế, vì vậy cần phải được tập trung giải quyết bằng giải pháp kinh tế. Quan trọng nhất là phải tạo ra lực lượng cho vay dồi dào, hình thành thị trường tín dụng cạnh tranh cao, cân đối cung cầu để đáp ứng được tốt nhất nhu cầu vay vốn. Cụ thể, cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh kênh tín dụng tiêu dùng của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là cần nới lỏng giới hạn và điều kiện cho vay của các công ty tài chính, vì các công ty tài chính không huy động vốn của cá nhân;
Thứ hai, khuyến khích các kênh cho vay hợp pháp như cho vay cầm đồ; cho vay ngang hàng; cho vay dưới hình thức họ, hụi, biêu, phường;…
Thứ ba, đặc biệt là cần khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân vẫn cho vay lẫn nhau được phép mở rộng cho vay bằng chính nguồn vốn của họ cùng với của nhà đầu tư, không cần phải có giấy phép cho vay, không bị giới hạn cho vay; không phải nộp thuế giá trị gia tăng (chỉ phải nộp thuế thu nhập như hiện nay) và tự chịu mọi rủi ro bằng tiền vốn của họ;
Thứ tư, cần phải sửa đổi luật cho phép mọi đối tượng cho vay được áp dụng mức lãi suất cao bằng với lãi suất của các tổ chức tín dụng để bảo đảm cân bằng thị trường và lẽ công bằng đối xử. Hiện nay Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định lãi suất cho vay chung không được vượt 20%/năm, trong khi các tổ chức tín dụng lại không bị giới hạn bởi trần lãi suất này.
Thứ năm, kiên quyết xử lý nghiêm khắc, kịp thời tín dụng đen, trong đó chủ yếu là xử lý các hành vi lừa dối, đe dọa, cưỡng ép khách hàng vay vốn và đòi nợ bất hợp pháp.
Do yêu cầu đặc thù của ngành ngân hàng, nên các tổ chức tín dụng rất khó có thể hạ tiêu chuẩn cho vay và đáp ứng được nhu cầu tín dụng tiêu dùng. Vì vậy, cần phải thay đổi quan điểm chính là, mở rộng hoạt động cho vay của các đối tượng khác. Không nên giải thích cứng nhắc rằng, cho vay là hoạt động ngân hàng nên phải được NHNN cấp phép theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Chỉ nên tập trung vào việc quản lý chặt chẽ hoạt động cho vay của tổ chức huy động vốn của dân chúng, nhằm tránh đổ vỡ, gây rủi ro cho hệ thống và mất tiền gửi của số đông.
Các công ty tài chính phản ứng “dè dặt”
Là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng các công ty tài chính đang tỏ ra dè dặt khi đánh giá tác động của dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính lên hoạt động kinh doanh của mình.
Các công ty tài chính không công bố tỷ trọng của mảng cho vay giải ngân trực tiếp (cho vay tiền mặt) hiện nay là bao nhiêu trong tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng; tuy nhiên, giới quan sát cho rằng đó không phải là con số nhỏ.
Chẳng hạn, tại HD Saison, theo tính toán của VDSC, tỷ trọng của cho vay tiền mặt trong danh mục được giữ ở mức 32% năm 2018 (giảm nhẹ so với mức 33% của năm 2017), trong khi cho vay mua xe máy chiếm khoảng 41% và cho vay mua hàng tiêu dùng lâu bền chiếm khoảng 25%.
Trong bối cảnh hoạt động cho vay trả góp đang dần trở nên bão hòa với sự góp mặt của hàng loạt tên tuổi lớn như Home Credit, FE Credit, HD Saison… thì các doanh nghiệp mới muốn nhảy vào thị trường này sẽ buộc phải ưu tiên phân khúc cho vay tiền mặt.
Mới đây nhất, Easy Credit – thương hiệu của EVN Finance – khi ra mắt thị trường đã tung ra gói cho vay tiền mặt cho khách hàng có thu nhập chỉ từ 4,5 triệu đồng trở lên. Hay trước đó không lâu, SHB Finance cũng đưa ra nhiều gói sản phẩm vay tiền cho nhóm khách hàng có mức thu nhập trung bình từ 3 triệu đồng trở lên.
Vì vậy, việc hạn chế tỷ trọng dư nợ giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay (không vượt quá 30% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính) được cho là động thái siết lại để hạn chế nguy cơ rủi ro từ hoạt động cho vay tiêu dùng. Điều này có thể ảnh hưởng đến các hoạt động mở rộng khách hàng của các công ty tài chính. Phần lớn các công ty tài chính cho rằng trước mắt cần rà soát lại hoạt động, cơ cấu khách hàng trước khi đưa ra những đánh giá cụ thể.
Đại diện Công ty Tài chính HD Saison cho biết, trước khi dự thảo thông tư này ra đời, phần lớn khách hàng được cho vay tiền mặt từ HD Saison đã đáp ứng điều kiện quy định trong dự thảo thông tư, tức là khách hàng đã và đang vay tại HD Saison và được đánh giá có lịch sử trả nợ tốt theo quy định nội bộ của công ty; đồng thời, không có nợ xấu theo kết quả phân loại nhóm nợ của Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam, tính từ thời điểm gần nhất ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng. Do đó, quy định như trong dự thảo sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của HD Saison.
“Vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến nên chưa thể đánh giá đầy đủ về tác động của dự thảo đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng xét về yếu tố tác động tích cực, nếu dự thảo được thông qua, nó sẽ giúp thị trường cho vay tiêu dùng phát triển bền vững hơn, giảm rủi ro hơn cho các công ty tài chính. Việc trước mắt doanh nghiệp cần làm là rà soát lại hoạt động tín dụng của mình để điều chỉnh hợp lý. Trên tinh thần là doanh nghiệp sẽ tuân thủ mọi thay đổi về chính sách nếu dự thảo được chính thức áp dụng” , vị này cho biết.
Còn theo đại diện Công ty Tài chính FE Credit, hiện doanh nghiệp chỉ mới tiếp nhận thông tin chứ chưa thể đưa ra phản hồi nào.
Theo các chuyên gia tài chính, dự thảo thông tư này siết hoạt động cho vay tiêu dùng, vô hình trung đã tự hạn chế một công cụ hữu hiệu trong việc chống tín dụng đen. Muốn đẩy lùi tín dụng đen thì cần để các ngân hàng, công ty tài chính có một môi trường cho vay tiêu dùng tốt nhất.
“Vừa muốn khống chế tín dụng đen, lại vừa khống chế hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng, công ty tài chính thì hai điều này rõ ràng là mâu thuẫn với nhau” – chuyên gia tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định.
Bình Nguyên
Kinh tế Sài Gòn 04-4-2019
(1.188/1.188)
———
Cấm không bằng mở
Giám đốc Công ty Luật ANVI
Trọng tài viên VIAC
Cho vay tài chính tiêu dùng là một kênh tín dụng tăng trưởng mạnh trong mấy năm gần đây, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, đồng thời cũng bộc lộ những vấn đề bất cập, mà điển hình là cách thức giải ngân và thu nợ.
Cách thức giải ngân
Việc cho vay nói chung của các tổ chức tín dụng phải sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước theo hướng hạn chế giải ngân bằng tiền mặt, nhất là giải ngân cho chính khách hàng vay vốn. Riêng việc cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính theo Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 31-12-2016 thì lại chưa đặt ra yêu cầu hạn chế giải ngân bằng tiền mặt và hạn chế giải ngân cho chính khách hàng vay vốn. Việc này đã dẫn đến tình trạng khó kiểm soát soát được mục đích sử dụng vốn vay, ảnh hưởng đến an toàn vốn và không hạn chế được thanh toán bằng tiền mặt.
Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đang dự kiến sửa đổi quy định trên theo hướng: Việc giải ngân cho vay tiêu dùng của công ty tài chính phải tuân thủ quy định về phương thức giải ngân cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Theo đó việc giải ngân được quy định cho hai địa chỉ, đầu tiên là ưu tiên giải ngân cho bên thụ hưởng (bên cung ứng hàng hóa, dịch vụ), sau đó mới là giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay.
Việc giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay chỉ được thực hiện đối với khách hàng được công ty tài chính đánh giá là có lịch sử trả nợ tốt và không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, đồng thời tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay không vượt quá 30% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính.
Cách thức thu nợ
Việc đòi nợ trong thời gian qua của một số công ty tài chính bằng điện thoại, email, mạng xã hội hay trực tiếp, mang tính chất quấy rối, gây phiền nhiễu, thậm chí đe doạ, khủng bố tinh thần, kiểu như gọi điện tự động hàng trăm cuộc một ngày, gây ra sự bức xúc cho nhiều khách hàng. Không những thế, còn đòi nợ cả người thân quen của khách hàng, dù họ không phải là người đồng trách nhiệm, người bảo lãnh hay có nghĩa vụ gì đối với khoản nợ.
Vì vậy, cũng dự kiến sửa đổi đối với cách thức thu hồi nợ của công ty tài chính. Theo đó, ngoài quy định thời gian nhắc nợ phải trong khoảng từ 7 giờ đến 21 giờ và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, thì còn bổ sung quy định “không nhắc nợ, đòi nợ tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính”.
Tuy nhiên, cần phải xem xét quy định cụ thể hơn như: Không được đòi nợ tại nơi làm việc, nơi công cộng, không được xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của khách hàng; không được đòi nợ mang tính chất khủng bố, liên tục quá 3 lần mỗi ngày và cần hạn chế chặt hơn đối với ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ, tết, ngày hiếu hỉ của bản thân và của bố, mẹ, vợ con khách hàng.
Giải pháp toàn diện
Để giảm thiểu tình trạng cho vay lãi suất quá cao và gây sức ép nặng nề khi đòi nợ, nhất là tín dụng đen vẫn còn diễn ra tương đối phổ biến, thì cần phải có những giải pháp cơ bản, triệt để và hiệu quả hơn.
Tín dụng và lãi suất là một hiện tượng kinh tế, vì vậy cần phải được tập trung giải quyết bằng giải pháp kinh tế. Quan trọng nhất là phải tạo ra lực lượng cho vay dồi dào, hình thành thị trường tín dụng cạnh tranh cao, cân đối cung cầu để đáp ứng được tốt nhất nhu cầu vay vốn. Cụ thể, cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh kênh tín dụng tiêu dùng của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là cần nới lỏng giới hạn và điều kiện cho vay của các công ty tài chính, vì không huy động vốn của cá nhân;
Thứ hai, khuyến khích các kênh cho vay hợp pháp như cho vay cầm đồ; cho vay ngang hàng; cho vay dưới hình thức họ, hụi, biêu, phưởng;…
Thứ ba, đặc biệt là cần khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân vẫn cho vay lẫn nhau được phép mở rộng cho vay bằng chính nguồn vốn của họ cùng với của nhà đầu tư, không cần phải có giấy phép cho vay, không bị giới hạn cho vay; không phải nộp thuế giá trị gia tăng (chỉ phải nộp thuế thu nhập như hiện nay) và tự chịu mọi rủi ro bằng tiền vốn của họ;
Thứ tư, cần phải sửa đổi luật cho phép mọi đối tượng cho vay được áp dụng mức lãi suất cao bằng với lãi suất của các tổ chức tín dụng để bảo đảm cân bằng thị trường và lẽ công bằng đối xử. Hiện nay Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định lãi suất cho vay chung không được vượt 20%/năm, trong khi các tổ chức tín dụng lại không bị giới hạn bởi trần lãi suất này;
Thứ năm, kiên quyết xử lý nghiêm khắc, kịp thời tín dụng đen, trong đó chủ yếu là xử lý các hành vi lừa dối, đe doạ, cưỡng ép khách hàng vay vốn.
Do yêu cầu đặc thù của ngành Ngân hàng, nên các tổ chức tín dụng rất khó có thể hạ tiêu chuẩn cho vay và đáp ứng được nhu cầu tín dụng tiêu dùng. Vì vậy, cần phải thay đổi quản điểm chính là, mở rộng hoạt động cho vay của các đối tượng khác. Không nên giải thích cứng nhắc rằng, cho vay là hoạt động ngân hàng nên phải được Ngân hàng Nhà nước cấp phép theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng. Chỉ nên tập trung vào việc quản lý chặt chẽ hoạt động cho vay của tổ chức huy động vốn của dân chúng, nhằm tránh đổ vỡ, gây rủi cho cho hệ thống và mất tiền gửi của số đông.
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC.
——————
TB Kinh tế SG (Tiền tệ) 04-4-2019 (ngày 12-4 mới lên mạng):