250. Pháp luật về giao dịch bảo đảm

(VTV2) – Kịch bản chương trình truyền hình KINH DOANH VÀ PHÁP LUẬT Số 19

Thời lượng 15’

Chủ đề: Pháp luật về giao dịch bảo đảm

STTHình ảnhThời lượngNội dungGhi chú
1Hình hiệu chương trình10”  
2MC dẫn tại trường quay30’’MC dẫn:

– Chào mừng Quý vị và các bạn theo dõi Chương trình Kinh doanh và Pháp luật nằm trong khuôn khổ Chương trình 585.

– Trong quan hệ tín dụng giữa tổ chức với tín dụng với khách hàng thì giao dịch bảo đảm đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các tổ chức tín dụng khi khác hàng vi phạm nghĩa vụ. Mặc dù pháp luật về giao dịch bảo đảm được quy định khá đầy đủ trong Bộ luật dân sự, các văn bản hướng dẫn thi hành, tuy nhiên, trên thực tế các tổ chức tín dụng vẫn gặp phải không ít những khó khăn, rủi ro khi xác lập, thực hiện các giao dịch bảo đảm. Chương trình hôm nay sẽ trao đổi làm rõ những nội dung trên, qua đó góp phần tháo gỡ cho các tổ chức tín dụng trong qua trình xác lập, thực hiện các giao dịch bảo đảm và phòng ngừa những rủi ro pháp lý trong hoạt động tín dụng.

 
3MC giới thiệu khách mời tại trường quay30’’MC:  Thưa quý vị và các bạn Tham dự buổi tọa đàm chương trình, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu;

Khác mời 1: – Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền

Khách mời 2: Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam

Xin cảm ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình của chúng tôi. Trước hết, xin mời các vị khách mời và quý vị khán giả cung theo dõi phóng sự của chương trình

 
4Phóng sự ghi hình tại hiện trường.2’Nội dung phóng sự: tìm hiểu nhưng khó khăn, vướng mắc của tổ chức tín dụng khi xác lập, thực hiện các giao dịch bảo đảm, rủi ro thực tế đã xảy ra. 
5Ghi hình bàn tròn tại trường quay9-10’Tọa đàm:

Câu hỏi 1: Câu hỏi đầu tiên xin dành cho Bà Nguyễn Thúy Hiền

Ngày 22/02/2012, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, vậy Nghị định này có những điểm gì mới so với Nghị định 163/2006/NĐ-CP ?

 

Câu hỏi 2: Xin Ông Trương Thanh Đức cho biết, trên thực tế khá nhiều tổ chức tín dụng đã gặp phải những rủi ro pháp lý khi xác lập giao dịch bảo đảm, dẫn đến không xử lý được tài sản bảo đảm, vậy những rủi ro đó là gì?

 Trả lời– Giấy tờ pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm không chính xác, bị làm giả, Ngân hàng, Văn phòng công chứng không phát hiện ra.

 

– Tài sảm bảo đảm của bên thứ 3 mà không phải là của chính khách hàng, mà thông qua một Hợp đồng ủy quyền, nhưng không thể hiện ý chí thật của người uỷ quyền, không nhận thức được hậu quả của việc thế chấp để vay tiền. Mmặc dù khi thế chấp đầy đủ Giấy tờ, thủ tục pháp lý nhưng rất khó xử lý được tài sản bảo đảm (người thứ 3 không hợp tác khi xử lý tài sản bảo đảm).

 

 

 

– Quá trình xác lập giao dịch bảo đảm không tuân thủ về thủ tục pháp lý như: không công chứng, không đăng ký giao dịch bảo đảm đối với những giao dịch bắt buộc phải công chứng, đăng ký.

 

– Tài sản thì tài sản đã bị mất mát, hư hỏng, giảm sút giá trị.

 

– Tài sản bị tẩu tán, gán nợ cho chủ nợ khác hoặc đã bị bán đi.

 

– Tài sản có tranh chấp với bên thứ ba về quyền ở hữu hoặc quyền lợi liên quan (các chủ nợ khác).

 

Tất cả các tình huống trên dẫn đến hậu quả là các chủ nợ không thỏa thuận được việc phân chia tài sản, thứ tự ưu tiên thanh toán, việc xử lý tài sản trở nên khó khăn, phức tạp, nếu kiện ra tòa thì thời gian giải quyết sẽ bị kéo dài, quyền lợi của các tổ chức tín dụng bị ảnh hưởng nghiêm trọng và đặc biệt nguy hiểm là hợp đồng vô hiệu hoặc không được công nhận,  biến khoản nợ có bảo đảm thành nợ không có bảo đảm.

 

Câu hỏi 2b: Vậy xin ông cho biết, để phòng ngừa những rủi ro đó, khí ký kết, thực hiện Hợp đồng thì Ngân hàng cần phải lưu ý những vấn đề gì ?- Thẩm định kỹ tính hợp pháp của Giấy tờ có liên quan đến tài sản bảo đảm, nên thuê các cơ quan có chức năng, chuyên môn để thẩm tính xác thực thực của các giấy tờ đó.

 

– Thẩm định nhân thân, năng lực, tư cách ký kết giao dịch bảo đảm của khách hàng.

 

–  Kiểm tra, xem xét kỹ tài sản bảo đảm, tuân thủ chặt chẽ quy trình thẩm định tài sản bảo đảm trước khi ký kết.

 

 

 

 

– Thực hiện đầy đủ, đúng các thủ tục pháp lý, đồng thời phải thường xuyên theo dõi, quản lý chặt chẽ tình trạng của tài sản bảo đảm.Câu hỏi 3: Xin Bà Nguyễn Thúy Hiền cho biết, mặc dù pháp luật về giao dịch bảo đảm đã quy định rõ các phương thức xử lý tài sản bảo đảm, trình tự xử lý, tuy nhiên trên thực tế việc xử lý tài sản bảo đảm vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, vậy những khó khăn vướng mắc đó là gì? nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc đó ? xin bà cho một vài ví dụ ?

 

Câu hỏi 4: Xin Ông Trương Thanh Đức cho biết, ông đánh giá như thế nào về các quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm hiện nay ? ông có kiến nghị gì không ?

Trả lời

4.1. Đánh giá

Ưu điểm: Quy định khá chặt chẽ trình tự, thủ tục pháp lý xác lập, thực hiện các giao dịch bảo đảm cũng như trình tự, thủ tục, phương thức xử lý tài sản bảo đảm qua đó góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, thuận lợi khi xử lý tài sản bảo đảm.

Nhược điểm:

-Phải thực hiện quá nhiều thủ tục khi xác lập, thực hiện các giao dịch bảo đảm. Thủ tục vẫn còn nhiều rắc rối, chưa rõ trên thực tế, ví dụ như việc thế chấp tài sản nói chung, nhà ở nói riêng hình thành trong tương lai.

– Pháp luật vẫn thiên về hướng bảo vệ con nợ, chưa có nhiều quy định bảo vệ chủ nợ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Cơ chế hỗ trợ xử lý tài sản bảo đảm còn chưa được đề cao. Vì vậy, nếu không thoả thuận được mà phải đưa ra Toà thì một vụ việc phải mất thời gian vài ba năm. 4.2. Kiến nghị

– Đơn giản hóa trình tự, thủ tục xác lập các giao dịch bảo đảm

– Khắc phục sự mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật có liên quan quy định về thế chấp tài sản hình thành trong tương lai.

– Khi giao dịch bảo đảm đã được công chứng, nếu các bên không thỏa thuận được về việc xử lý tài sản buộc phải kiện ra Tòa để phân xử thì cần rút gọn thủ tục xét xử lại theo đó Tòa chỉ cần ra Quyết định công nhận giao dịch đã được công chứng để làm cơ sở cơ quan thi hành án thi hành Quyết định đó.

 

Câu hỏi 6: Bà Nguyễn Thúy Hiền, Bà có đồng ý với ý kiến của ông Trương Thanh Đức  không, ý kiến của riêng bà về vấn đề này

 

 
  30’’MC : tóm lược nội dung và chào kết

Mọi câu hỏi xin quý vị gửi về Chương trình theo địa chỉ email: kinhdoanhvaphapluat@gmail.com

Trân trọng cảm ơn Bộ Tư Pháp, Ban quản lý Chương trình 585 đã hỗ trợ chúng tôi thực hiện chương trình này.

Trân trọng cảm ơn sự theo dõi của quý vị, xin chào và hẹn gặp lại trong các chương trình tiếp theo.

 

 

Giao dịch bảo đảm. VTV2 17-01-2012

Câu hỏi 1: hỏi Bà Nguyễn Thúy Hiền

Nghị định 11/2012 có những điểm gì mới so với Nghị định 163/2006/NĐ-CP ?

Câu hỏi 2a: Xin Ông cho biết, trên thực tế khá nhiều TCTD đã gặp phải những rủi ro pháp lý khi xác lập giao dịch bảo đảm, dẫn đến không xử lý được tài sản bảo đảm, vậy những rủi ro đó là gì ?

1- Giấy tờ pháp lý liên quan không chính xác, bị làm giả

2- Không tuân thủ về thủ tục pháp lý như: không công chứng, không đăng ký GDBĐ đối với những giao dịch bắt buộc phải công chứng, đăng ký.

3- Tài sản bị mất mát, hư hỏng, giảm sút giá trị.

4- Tài sản bị tẩu tán, gán nợ cho chủ nợ khác hoặc đã bị bán đi.

5- Tài sản có tranh chấp với bên thứ ba về quyền sở hữu hoặc quyền lợi liên quan (chủ nợ khác).

6- TSBĐ không phải là của chính chủ, mà thông qua một Hợp đồng ủy quyền nhưng không rõ ràng, không thể hiện đúng ý chí của chủ tài sản

7- Tất cả những tình huống trên dẫn đến hậu quả là:

– Mất quyền xử lý do hợp đồng vô hiệu

– Mất quyền ưu tiên

– Nợ không có bảo đảm

– Phức tạp, khó xử lý do tranh chấp,

Câu hỏi 2b: Vậy xin ông cho biết, để phòng ngừa những rủi ro đó khi ký kết, thực hiện Hợp đồng thì Ngân hàng cần phải lưu ý những vấn đề gì ?

1- Thẩm định kỹ tính hợp pháp của Giấy tờ có liên quan đến tài sản bảo đảm, nên thuê các cơ quan có chức năng, chuyên môn để thẩm tính xác thực thực của các giấy tờ đó.

2- Thẩm định nhân thân, năng lực, tư cách ký kết giao dịch bảo đảm của khách hàng.

3-  Kiểm tra, xem xét kỹ tài sản bảo đảm, tuân thủ chặt chẽ quy trình thẩm định tài sản bảo đảm trước khi ký kết.

4- Thực hiện việc công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng bảo đảm và xác lập thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất (theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm) khi xử lý tài sản bảo đảm

Câu hỏi 3: Xin Bà Nguyễn Thúy Hiền cho biết, mặc dù pháp luật về GDBĐ đã quy định rõ các phương thức xử lý TSBĐ, trình tự xử lý, tuy nhiên trên thực tế việc xử lý TSBĐ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, vậy những khó khăn vướng mắc đó là gì? nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc đó ? xin bà cho một vài ví dụ ?

Câu hỏi 4: Ông Đức đánh giá như thế nào về pháp luật hiện hành trong lĩnh vực GDBĐ

​4.1. Tôi cho rằng, pháp luật về giao dịch bảo đảm thời gian qua đã có những bước hoàn thiện đáng kể thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:

– Thứ nhất, pháp luật đã đề cao quyền tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận, tự chịu trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch bảo đảm

–  Thứ 2, Đơn giản hóa thủ tục ký kết hợp đồng bảo đảm, ví dụ:

+ Các bên chỉ cần ký kết HĐBĐ 1 lần cũng có thể bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ

+ Ký kết hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai thì không phải ký, đăng ý lại

– Thứ 3, tạo lập cơ chế công khai hoá các giao dịch bảo đảm cho mọi cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu, qua đó giúp họ có khả năng tiếp cận và sử dụng các thông tin chính xác, tin cậy để đánh giá mức độ rủi ro pháp lý trước khi quyết định xác lập các giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại, đặc biệt là đối với hoạt động đầu tư để phát triển SXKD

4.2. Tuy nhiên, bên cạnh đó, pháp luật về giao dịch bảo đảm vẫn còn tồn tại những bất cập như:

1- Thiếu các quy định cần thiết nhằm hỗ trợ và thúc đẩy bên nhận bảo đảm thực thi quyền thu giữ và xử lý TSBĐ.

+ UBND cấp xã và cơ quan Công an “giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm”.

+ Chưa có các quy định về cụ thể về việc Ủy ban nhân dân và cơ quan Công an thực thi vai trò này như thế nào.

2- PL cho phép thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, nhưng thực tế gần như không thực hiện được vì theo quy định của Luật Đất đai và Luật Nhà ở, khi thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất và nhà ở, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.

3- Thế chấp tài sản của bên thứ 3, uỷ quyền thế chấp, thế chấp tài sản của hộ gia đình, thế chấp bảo lãnh

4- Xử lý TSBĐ vô cùng khó khăn, kéo dài => Nợ xấu

5- Vô hiệu một cách vô lý

6- Làm đúng, làm đủ thủ tục vẫn không bảo đảm

Câu hỏi 5: Xin hỏi Bà Nguyễn Thúy Hiền. Thưa bà, bà có đồng ý với ý kiến của ông Trương Thanh Đức không? Với vai trò là cơ quan chủ trì soạn thảo các văn bản pháp luật về giao dịch bảo đảm, xin bà cho biết những giải pháp chính mang tính định hướng quá trình sửa đổi, bổ sung pháp luật về giao dịch bảo đảm trong thời gian tới nhằm tăng cường và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

 

 

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.362. Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến...

Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến quảng cáo trá hình thông qua...

Trích dẫn 

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ...

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ 'hút cạn' dòng tiền của...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 224,322