(ANVI) – Hội thảo VNBA – SBV Tam Đảo 09-10-2015
BÌNH LUẬN NGHỊ ĐỊNH VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT[1]
- Đề nghị nhập 2 Nghị định 101/2012/NĐ “về thanh toán không bằng tiền mặt” và Nghị định 222/2013/NĐ-CP “về thanh toán bằng tiền mặt” vào thành 1 Nghị định “về thanh toán” hay Nghị định “về phương tiện thanh toán”, vì các lý do sau đây:
- Liên quan mật thiết với nhau;
- Là hai mặt của một vấn đề;
- Ngắn gọn với 28 và 14 điều;
- Dễ tiếp cận, theo dõi, áp dụng.
- Tiến tới xây dựng Luật Thanh toán.
- Về hạn mức sử dụng tiền mặt:
- Hiện nay chục, trăm, ngàn tỷ đều có thể thanh toán bằng tiền mặt, trừ một số trường hợp như:
- Để khấu trừ thuế VAT, 20 triệu đồng trở lên;
- Giải ngân tín dụng 100 triệu đồng trở lên;
- Doanh nghiệp góp vốn, mua cổ phần;
- Đề nghị phải ấn định ngay mức thanh toán không được dùng tiền mặt chung, ví dụ từ 100 triệu trở lên, trừ ngoại lệ. Nếu bị phản ứng mạnh, thì có thể quy định hẳn 500 triệu – 1 tỷ đồng. Mức này có thể giữ nguyên trong hàng chục năm và khi đó giá trị sẽ xuống thấp dần, trở thành quen thuộc, dễ dàng được chấp nhận.
- Về giải thích tử ngữ (Điều 4, Nghị định 101/2012/NĐ-CP, Điều 1 Dự thảo):
- Cần giải thích rõ Phương tiện thanh toán:
- Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đều không định nghĩa về Phương tiện thanh toán;
- Nghị định 101/2012/NĐ-CP và Dự thảo Nghị định sửa đổi cũng chỉ liệt kê phương tiện thanh toán chứ không định nghĩa (giải thích) thế nào là Phương tiện thanh toán. Rất nhiều Nghị định, Thông tư khác nữa đều chưa giải thích.
- Nếu giải thích rồi, thì không cần sửa đổi Nghị định này vì lý do thêm loại phương tiện thanh toán là “ví điện tử”.
- Trong khi đó, khoản 4, Điều 1 Dự thảo quy định: Không thừa nhận các Phương tiện thanh toán khác, nhưng không biết thế nào là phương tiện thanh toán. Vì vậy cần giải thích rõ thế nào là Phương tiện thanh toán, đồng thời cần xử lý mền hơn, thực tế hơn theo hướng: Không thừa nhận phương tiện thanh toán qua các tổ chức tín dụng, nhưng loại hình tương tự thuộc lĩnh vực khác thì vẫn thừa nhận theo quy định liên quan và thực tế.
- Về tuổi được mở và sử dụng tài khoản:
- Về “Mở tài khoản thanh toán cho cá nhân và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng” (Điều 10 Nghị định 101/2012/NĐ-CP) quy định: “Đối với người chưa thành niên, khi mở tài khoản thanh toán phải có người giám hộ”. Cần xem lại quy định này, vì về nguyên tắc, người thành niên mới có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để thực hiện các giao dịch. Tuy nhiên pháp luật cũng quy định nhiều trường hợp ngoại lệ như:
- Đủ 18 tuổi cũng chưa được phéo lấy vợ hay ứng cử đại biểu Quốc hội;
- Trẻ 9 tuổi trong Luật Hôn nhân và gia đình được quyền nêu ý kiến ở với hay hay mẹ khi ly hôn;
- Trẻ đủ 15 tuổi theo quy định của Bộ luật Lao động được quyền tự giao kết hợp đồng lao động;
- Trẻ đủ 15 tuổi có tài sản riêng theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền tự thực hiện các giao dịch dân sự (trong đó có việc mở và sử dụng tài khoản).
- Vì vậy, việc mở và sử dụng tài khoản mả là tiền riêng với người tử đủ 15 tuổi trở lên thì không cần giám hộ, như thanh toán tiền mua đồ ăn, thức uống. Còn chưa đủ 15 tuổi, không phải là tiền riêng hoặc thanh toán tiền trong các giao dịch cần thủ tục pháo lý chặt chẽ như mua nhà, đất thì phải có giám hộ khi ký họp đồng mua bán hay không là chuyện của Luật khác.
—————————–
Luật sư Trương Thanh Đức
ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 4, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN
FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)
E-mail: duc.tt @anvilaw.com
Web: www.anvilaw.com
ĐT: 090.345.9070
[1] Chuẩn bị và phát biểu tại cuộc họp.