464. Bitcoin: “Tiền ảo, tác hại thật”

(ST) – Khi gặp sự cố, người sở hữu tài sản Bitcoin không được pháp luật bảo vệ cũng như các đòi hỏi quyền lợi liên quan. Như một con dao hai lưỡi, Bitcoin mang đến cái lợi trước mắt, nhưng nếu không cẩn thận, người chơi cũng rất dễ “đứt tay”

Từ khi ra đời, Bitcoin làm giới tài chính trên thế giới rất sợ hãi

Từ khi xuất hiện tại Việt Nam năm 2010 đến nay, mặc dù không được các cơ quan quản lý “chào đón”, tuy nhiên hàng loạt các trang giao dịch tiền ảo Bitcoin vẫn được lập ra trong thời gian ngắn.

Không được “chào đón” ở nhiều quốc gia

Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước ra văn bản khẳng định bitcoin không phải là tiền tệ và cũng không phải phương tiện thanh toán hợp pháp, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin – Bộ Công Thương cũng lên tiếng cho biết, đồng tiền ảo Bitcoin chưa được quy định là hàng hóa hay dịch vụ trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 52/2013/NĐ-CP. Đồng thời, không chấp nhận việc đăng ký các website mua bán Bitcoin như website bán hàng hay sàn giao dịch thương mại điện tử.

Không chỉ bị các cơ quan quản lý của Việt Nam từ chối, đồng tiền ảo Bitcoin cũng không được nước ngoài “mặn mà”. Bằng chứng là hàng loạt các quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc, Nauy, Đài Loan và Chính phủ Nga đều cho rằng Bitcoin chứa đựng rất nhiều rủi ro, không đủ tính pháp lý để được coi như tiền tệ thực sự.

Tuy nhiên, bất chấp những khuyến cáo của cơ quan quản lý, đại diện công ty TNHH Bitcoin Việt Nam khẳng định: “Việc sử dụng Bitcoin chưa bao giờ bị cấm ở Việt Nam”. Vào ngày 25/3 vừa qua, Công ty TNHH Bitcoin Vietnam và Công ty TNHH Bit2C – công ty về Bitcoin tại Israel, đã công bố hợp tác mở sàn giao dịch Bitcoin trực tuyến, có tên là “VBTC” tại Việt Nam, dự kiến sẽ bắt đầu hoặt động vào cuối tháng 4/2014.

Chơi với dao, ắt đứt tay!

Ngày 27/2/2014, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra cảnh báo về những rủi ro, thiệt hại của người sử dụng khi tham gia giao dịch bằng đồng Bitcoin.

Theo Ngân hàng Nhà nước, Bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số (tiền ảo), không được phát hành bởi chính phủ hay một tổ chức tài chính nào mà được tạo ra và vận hành dựa trên hệ thống các máy tính kết nối mạng internet ngang hàng.

Việc sở hữu, mua bán, sử dụng Bitcoin như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và không được pháp luật bảo vệ. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không nên đầu tư, nắm giữ và giao dịch liên quan đến Bitcoin cũng như các loại tiền ảo tương tự khác.

Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính, ngân hàng độc lập cho biết, Bicoin tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm nghiêm trọng. Nếu Bitcoin được sử dụng tràn lan, xuyên quốc gia, trở thành một phương tiện thanh toán rộng rãi thì các Chính phủ sẽ rất khó để có thể kiểm soát được các giao dịch đó. Từ việc các Chính phủ, các Ngân hàng Trung ương không kiểm soát được lưu lượng tiền tệ thì sẽ phát sinh rửa tiền.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Trương Thanh Đức – Chủ nhiệm CLB Pháp chế Ngân hàng – Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, đồng tiền ảo Bitcoin còn tiềm ẩn rủi ro khi giá cả quy đổi không hình thành trên bất kỳ cơ sở pháp lý nào. Luật sư Đức cũng khẳng định, Bitcoin là đồng tiền ảo, dùng để trao đổi, tính toán thành tiền khi có giao dịch nên nếu xảy ra tranh chấp thì sẽ không có cơ sở pháp lý nào để phân xử, như vậy người sử dụng sẽ chịu thiệt thòi.

Giám đốc Trung tâm Đào tạo an ninh mạng Athena Võ Đỗ Thắng khuyến cáo, để “đào” được Bitcoin, người dùng cần đầu tư hệ thống máy tính cực mạnh rất tốn kém, sau đó phải tham gia vào mạng lưới và “cày” liên tục mới có hy vọng “đào” được Bitcoin. Việc này đầy hên xui, may rủi nên người dùng cần cân nhắc khi tham gia để tránh bị mất công sức, vốn đầu tư… cuối cùng lại chẳng thu được gì.

Việc sở hữu, mua bán, sử dụng Bitcoin như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân. Khi gặp sự cố, người sở hữu tài sản Bitcoin không được pháp luật bảo vệ cũng như đòi hỏi quyền lợi. Như một con dao hai lưỡi, Bitcoin mang đến cái lợi trước mắt, nhưng nếu không cẩn thận, người chơi cũng rất dễ “đứt tay”.

——————

Seatimes (Thời báo Đông Nam Á – Doanh nghiệp lăng kính) 31-3-2014:

http://seatimes.com.vn/bitcoin-tien-ao-tac-hai-that-n89816.html

(102/882)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.363. Chuyện gì đang xảy ra trên thị trường...

4.363. Chuyện gì đang xảy ra trên thị trường xăng dầu? (NLĐ) - Đề...

Trích dẫn 

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ...

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ 'hút cạn' dòng tiền của...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 224,583