(ANVI) – Liên đoàn Luật sư Việt Nam Hà Nội ngày 01-8-2016
Bình luận 27 điều của Chương XVIII “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” (3 mục, 35 điều, từ 200 – 234) theo yêu cầu cảu Liên đoàn Luật sư Việt Nam VIAC.
Mục 1
CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT, KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
TT | Nội dung | Vấn đề pháp lý | Đề xuất sửa đổi |
1. | Điều 196. Tội đầu cơ “1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.” … “5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:” … “d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.” | 1. Trong nền kinh tế thị trường, việc đầu cơ là một trong những hoạt động kinh doanh mạo hiểm, cần được chấp nhận.
2. Điểm a và b, khoản 1, Điều 196 quy định hai mức giá trị tài sản để định tội là: “a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.” trong trường hợp không bỏ tội này, thì cần sửa mức giá trị trên vì quá thấp. Chẳng hạn có thể so sánh với các điều 209, 210 và 212 quy định về chứng khoán, thì thu lợi bất chính từ 300, 500 triệu và 1 tỷ đồng trở lên mới phạm tội. 3. Điểm d, khoản 5, Điều này quy định: Pháp nhân thương mại còn có thể bị “cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.” là không có hợp lý và không cần thiết. | 1. Đề nghị xem xét bỏ Điều này. Nếu không bỏ thì chỉ phạt tiền, cảnh cáo và cải tạo không giam giữ thay vì phạt tù (giống như các tội quảng cáo gian dối, lừa dối khách hàng,…). 2. Nếu không bỏ thì cần tăng mức giá trị tài sản khởi điểm để định tội là hàng hoá từ 5 tỷ đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 1 tỷ đồng trở lên. Tương tự cần xem lại quy định về mức giá trị khởi điểm định tội của các tội phạm về kinh tế.
3. Đề nghị xem xét bỏ quy định “cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.” tại điểm d, khoản 5.
|
Mục 2
CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC THUẾ, TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG, CHỨNG KHOÁN, BẢO HIỂM
TT | Nội dung | Vấn đề pháp lý | Đề xuất sửa đổi |
2. | Điều 200. Tội trốn thuế “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật; b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán; d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn; đ) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn; e) Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan; g) Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; h) Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa; i) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.” … “4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:” … “đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.” | 1. Quy định người có hành vi, mà không xác định rõ (kể cả hàm ý) là cố ý hay vô ý. Trong khi đó, một số hành vi được nêu trong Điều luật này có thể là lỗi vô ý và xảy ra tương đối phổ biến, ví dụ như việc nộp hồ sơ khai thuế chậm hay không xuất hóa đơn khi bán hành hóa, dịch vụ. 2. Cụm từ “sau đây trốn thuế” trong đoạn “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền…”, là không chính xác về diễn đạt câu chữ. Chỉ giữ nguyên trật tự trên trong trường hợp, có dấu hai chấm ở sau từ “say đây” và sau đó là đoạn văn liệt kê. Tuy nhiên, vì nằm trong đoạn dẫn dắt của khoản 1, nên không viết được như vậy.
3. Quy định trốn thuế với dấu hiệu định tội là “nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật” là không hợp lý, rất dễ gây oan sai, lạm dụng xử lý doanh nghiệp. Như vậy, có thể chỉ chậm nộp hồ sơ 1 ngày cũng đã phạm tội. 4. Khoản 4 quy định: Người phạm tội còn có thể “bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản” là đặc biệt bất hợp lý, trái với Hiến pháp. Đề nghị xem thêm Bài “Tịch thu tài sản là vi hiến” kèm theo (đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 28-7-2016). 5. Điểm đ, khoản 5 quy định: Pháp nhân thương mại còn có thể bị “cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.” là không có cơ sở khoa học cũng như thực tế, không hợp lý và không cần thiết đối với tội trốn thuế.
| 1. Đề nghị xem xét quy định rõ chỉ cấu thành tội phạm trốn thuế nếu có hành vi cố ý. Còn nếu như chỉ có hành vi vô ý sai luật, thì chỉ bị xử lý vi phạm hành chính.
2. Đề nghị xem xét sửa theo 1 trong 2 cách sau: Thứ nhất: “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây nhằm trốn thuế với số tiền…”. Thứ hai: “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi trốn thuế sau đây với số tiền…”.
3. Đề nghị xem xét thay đổi quy định nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn bằng quy định nộp chậm từ 6 tháng trở lên.
4. Đề nghị xem xét bỏ quy định về việc “tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản” tại khoản 4. Đồng thời phải bỏ toàn bộ các nội dung này trong 59 điều của Bộ luật Hình sự 2015.
5. Đề nghị xem xét bỏ quy định “cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.” tại điểm đ, khoản 5. |
3. | Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự “1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”
| 1. Khoản 1 quy định thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên là phạm tội cho vay nặng lãi là quá thấp. Trong khi đó điểm c, khoản 1, Điều 190 về “Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm” quy định thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên mới phạm tội. 2. Quy định tình tiết định tội “với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự” là không hợp lý. Theo hướng dẫn Bộ luật năm 1985, thì vượt 5 lần, Bộ luật năm 1999 thì quy định 10 lần, Bộ luật này thì quy định 5 lần. Trước 01-7-2016 mức lãi suất định tội là 135%/năm (9% x 150%). Từ 01-01-2017, mức này là 100% (20% x 5). Nếu Bộ luật Hình sự 2015 không bị tạm hoãn, thì từ 01-7-2016 đến 31-12-2016, mức này là 67,5%/năm (9% x 150% x 5). Như vậy, Bộ luật Hính sự không có cơ sở khoa học, thực tế và thay đổi chóng mặt, gài bẫy người dân (trong 6 tháng thay đổi 3 lần, 135 – 67,5 và 100%). | 1. Đề nghị xem xét nâng mức khởi điểm thu nhập bất chính phạm tội cho vay nặng lãi lên 100 hoặc 50 triệu dồng.
2. Đề nghị xem xét quy định 1 mức cụ thể giống như trần lãi suất trong Bộ luật Dân sự, chẳng hạn là 100%. |
4. | Điều 202. Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả “1. Người nào làm, buôn bán các loại tem giả, vé giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Tem giả, vé giả không có mệnh giá có số lượng từ 15.000 đến dưới 30.000 đơn vị; b) Tem giả, vé giả có mệnh giá có tổng trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;” … | Điều luật không quy định làm, buôn bán loại tem giả, vé giả nào mới phạm tội này là không hợp lý. Nếu làm và buôn bán tem, vé giả của các doanh nghiệp thì không nên xử lý về tội này, mà theo các hành vi khác như nếu làm giả vé xổ số, để bán hoặc lĩnh thưởng hay làm giả vé gửi xe, để chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị xử phạt về tội phạm lừa đảo hoặc hành vi tương tự. Điều luật này xuất phát từ thời bao cấp, chỉ có tem, vé do Nhà nước phát hành. | Đề nghị xem xét sửa đổi theo hướng, chỉ làm tem giả, vé giả của cơ quan nhà nước phát hành thì mới phạm tội này. Điều này cũng tương tự như “Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước”, chứ không phải mọi loại phải hoá đơn, chứng từ. |
5. | Điều 203. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước … “4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:” … “d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.” | Điểm đ, khoản 4 quy định: Pháp nhân thương mại còn có thể bị “cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.” là không có cơ sở khoa học cũng như thực tế, không hợp lý và không cần thiết đối với tội này. | Đề nghị xem xét bỏ quy định cấm pháp nhân huy động vốn tại điểm đ, khoản 4. |
6. | Điều 206. Tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài “1. Người nào trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Cấp tín dụng cho những trường hợp không được cấp tín dụng trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng; b) Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; c) Vi phạm các hạn chế để bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng hoặc cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng; d) Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ tín dụng đối với các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng; đ) Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; e) Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng hoặc mua bán tài sản; g) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả; tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.” … | 1. Điểm b, khoản 1 của Điều luật quy định một trong các trường hợp phạm tội là “b) Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật”. Quy định này là không chính xác, vì đã là “những đối tượng không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật”, thì đã nằm trong điểm a là “Cấp tín dụng cho những trường hợp không được cấp tín dụng”. Bản chất trường hợp này là vẫn được cấp tín dụng, nhưng chỉ không được ưu đãi về tài ản bảo đảm hoặc ưu đãi khác 2. Điểm d, khoản 1 của Điều luật quy định một trong các trường hợp phạm tội là “d) Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ tín dụng đối với các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng”. Quy định trên đã mắc phải lỗi chép lại nguyên văn một số đoạn trong Luật Các tổ chức tín dụng, mà không phản ánh được bản chất của vấn đề và nghiệp vụ, thành ra không chỉ khó hiểu, mà trở thành không chính xác, thậm chí là sai lầm nghiêm trọng ở 3 vấn đề sau: Thứ nhất, quy định “tổng mức dư nợ tín dụng”, thì chỉ xử phạt được đối với việc cho vay và tương tự, mà không xử phạt được bảo lãnh, vì chỉ có số dư bảo lãnh, chứ không có dư nợ bảo lãnh và tương tự. Thứ hai, quy định “tổng mức dư nợ tín dụng”, thì chỉ xử phạt được khi cấp tín dụng từ 2 nghiệp vụ trở lên, chứ không xử phạt được khi chi vượt dư nợ cho vay hoặc số dư bảo lãnh. Thực chất cần phải xử phạt vi phạm nếu vượt giới hạn đối với từng nghiệp vụ cấp tín dụng, từng khoản cấp tín dụng hay từng khách hàng chứ không chỉ vượt “tổng mức dư nợ” mới bị xử lý. Thứ ba, nếu vượt giới hạn đối với các đối tượng đều phải bị xử lý, chứ không chỉ “đối với các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng” (đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng là vẫn được phép cấp tín dụng). Vượt giới hạn dư nợ áp dụng đối với mọi đối tượng đều cần bị xử phạt, chứ không chỉ trường hợp “tổng mức dư nợ tín dụng” Cùng vượt giới hạn, tại sao vượt quá mức cấp tín dụng “đối với các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng” lại bị xử lý hình sự, mà vượt quá mức cấp tín dụng đối với toàn bộ các đối tượng còn lại thì lại không bị xử lý hình sự? Theo quy định tại khoản 1, Điều 127 về “Hạn chế cấp tín dụng”, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, thì có 6 đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng, bao gồm: “a) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; b) Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; c) Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập; d) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó; đ) Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng; e) Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.” Theo quy định tại khoản 2, Điều 127 nêu trên, thì tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ kể trên không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đồng thời tất các các khách hàng khác ngoài 6 đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng nói trên cũng đều bị hạn chế cấp tín dụng, như tổng dư nợ cấp tín dụng 2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 3. Điểm g, khoản 1 của Điều luật quy định một trong các trường hợp phạm tội là “g) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả” là chưa chính xác. Tiền mặt VND, ngoại tệ và vàng,… cũng là phương tiện thanh toán. Vi phạm các quy định này đã có các chế tài xử phạt riêng, chẳng hạn như Điều 207 của Bộ luật này về “Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả’. Hay vàng cũng là một phương tiện thanh toán, nhưng bị cấm sử dụng làm phương tiện thanh toán và nếu vi phạm thì bị phạt từ 250 – 30 triệu đồng theo Nghị định số 96/2014/NĐ-CP). Vì vậy, Điều luật này chỉ nhằm đến phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, Điều 208 đã quy định về “Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác”. Vì vậy, điểm g nói trên cần loại trừ trường hợp quy định tại Điều 208 để tránh sự trùng lặp. | 1. Đề nghị xem xét sửa đổi điểm b, khoản 1 như sau: “b) Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng không được cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi theo quy định của pháp luật.”
2. Đề nghị xem xét sửa đổi điểm d, khoản 1 như sau: “d) Vi phạm quy định của pháp luật về giới hạn số dư cấp tín dụng đối với các đối tượng được cấp tín dụng”.
3. Đề nghị xem xét sửa đổi điểm g, khoản 1 như sau: g) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt giả; trừ trường hợp quy định tại Điều 208 của Bộ luật này”.
|
7. | Điều 207. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả“1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. 3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.” | 1. Các khoản 2 và 3, Điều 207 quy định trị giá tiền giả để định khung hình phạt là không hợp lý, vì tiền giả thì không thế xác định được giá trị và trị giá. Việc này cũng tương tự như đối với hàng giả. Vì vậy, điểm a, khoản 1, Điều 192 về “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả” đã quy định trị giá hàng giả “tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn”. 2. Khoản 5 quy định: Người phạm tội còn có thể bị “tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản” là không có cơ sở khoa học cũng như thực tế và không cần thiết đối với tội này. | 1. Đề nghị xem xét sửa đổi cụm từ “tiền giả có trị giá” tại các khoản 2 và 3 thành “tiền giả có mệnh giá”.
2. Đề nghị xem xét bỏ quy định “tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản” tại khoản 5. Đồng thời phải bỏ toàn bộ các nội dung này trong 59 điều của Bộ luật Hình sự 2015. |
8. | Điều 208. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác“1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 3. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. 4. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 300.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.” | 1. Các khoản 2, 3 và 4, Điều 208 quy định công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có “trị giá” để định khung hình phạt là không hợp lý, vì tiền giả thì không thế xác định được giá trị và trị giá. 2. Khoản 5 quy định: Người phạm tội còn có thể bị “tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản” là không có cơ sở khoa học cũng như thực tế và không cần thiết đối với tội này. | 1. Đề nghị xem xét sửa đổi cụm từ “có trị giá” tại các khoản 2, 3 và 4 thành “có mệnh giá”.
2. Đề nghị xem xét bỏ quy định “tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản” tại khoản 5. Đồng thời phải bỏ toàn bộ các nội dung này trong 59 điều của Bộ luật Hình sự 2015.
|
9. | Điều 209. Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán … “4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:” … “c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.” | Điểm c, khoản 4 quy định: Pháp nhân thương mại còn có thể bị “cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.” là không có cơ sở khoa học cũng như thực tế, không hợp lý và không cần thiết đối với tội này. | Đề nghị xem xét bỏ quy định “cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.” tại điểm c, khoản 4.
|
10. | Điều 210. Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán … “4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:” … “c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.” | Điểm c, khoản 4 quy định: Pháp nhân thương mại còn có thể bị “cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.” là không có cơ sở khoa học cũng như thực tế, không hợp lý và không cần thiết đối với tội này. | Đề nghị xem xét bỏ quy định “cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.” tại điểm c, khoản 4.
|
11. | Điều 211. Tội thao túng thị trường chứng khoán … “4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:” … “d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.” | Điểm d, khoản 4 quy định: Pháp nhân thương mại còn có thể bị “cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.” là không có cơ sở khoa học cũng như thực tế, không hợp lý và không cần thiết đối với tội này. | Đề nghị xem xét bỏ quy định “cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.” tại điểm d, khoản 4.
|
12. | Điều 213. Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm | Báo cáo của Thường trực Ủy ban Tư pháp: Lỗi điểm b, khoản 5 đã viện dẫn thừa điểm c và d khoản 2. | Đồng ý với đề xuất của Thường trực Ủy ban Tư pháp |
13. | Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động “1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.”
| 1. Hành vi trốn đóng bảo hiểm chỉ cần xử phạt hành chính và phạt lãi suất chậm đóng theo các quy định hiện hành, không cần thiết phải xử phạt hình sự. 2. Khoản 1, Điều 214 quy định “1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động…” là bỏ sót hành vi vi phạm, vì thiếu mất khoản bảo hiểm có tính chất bắt buộc tương tự (được tách ra từ bảo hiểm xã hội trước đây) là “bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”. Cụ thể các mức tối đa mà người sử dụng lao động là doanh nghiệp phải đóng là: – 17% bảo hiểm xã hội, gồm 4 chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí và tử tuất, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; – 1% bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm năm 2013; – 3% bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014; – 1% bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (thuộc khoản BHXH trước đây) theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015. | 1. Đề nghị xem xét bỏ tội này. Trong trường hợp không bỏ thì cần xử lý vấn đề dưới đây.
2. Đề nghị xem xét sửa đổi quy định tại khoản 1 như sau “1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…” |
Mục 3
CÁC TỘI PHẠM KHÁC XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ