(ANVI) – Hội thảo CIEM – Sở KHĐT Hải Dương Hải Dương 06-9-2016
- Thứ nhất: DN xã hội không phải là một loại hình DN. Vì vậy không nên quy định về tổ chức và hoạt động, biểu mẫu, cách thức đăng ký kinh doanh riêng, mà chỉ quy định về cơ chế khuyến khích, ưu đãi.
- Thứ hai: Nên là khái niệm kinh tế, xã hội, như DN sản xuất, DN thương mại, DN dịch vụ, DN xanh, DN an toàn, DN thân thiện môi trường,… thay vì là một khái niệm pháp lý. Chỉ là một phương thức, mô hình, mục đích kinh doanh. Khuyến khích nhưng không cần phải vạnh ra một ranh giới khác biệt.
- Thứ ba: Vẫn là DN vì mục tiêu lợi nhuận, chỉ khác sử dụng phần lớn vào mục tiêu xã hội. Vì vậy, cứ áp dụng chính sách ưu đãi thuế má, sử dụng bao nhiêu phần trăm lợi nhuận cho mục đích xã hội, môi trường, thì khỏi tính thuế thuế thu nhập bấy nhiêu, 1 thì tính 1%, 99 thì tính 99%. Không lý gì 51% thì được, còn tôi chỉ sử dụng 49% lợi nhuận cho mục đích xã hội, thì lại không có ý nghĩa xã hội gì cả.
- Thứ tư: Có được áp dụng cơ chế DN xã hội hay không, vẫn phải chờ quyết toán hằng năm để tính ra đóng góp cho xã hội 51% lợi nhuận là bao nhiêu. Xác định DN xã hội lúc đầu mới chỉ là hình thức, là cam kết cho vui.
- Tóm lại, tôi rất ủng hộ mô hình này, cần khuyến khích DN hoạt động vì mục tiêu xã hội, môi trường, nhưng Luật DN thì không nhất thiết phải xác định tỷ lệ 51% & quy định cụ thể về DN xã hội. Không cần phân biệt rạnh ròi giữa DN xã hội và DN khác, vì phải dựa vào kết quả hoạt động & kết quả thực tế, chứ không chỉ dựa vào sự cam kết.
- Quy định hiện nay vô hình trung, hạn chế chứ không phải khuyến khích DN xã hội.
—————————–
Luật sư Trương Thanh Đức
ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 4, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN
FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)
E-mail: duc.tt @anvilaw.com
Web: www.anvilaw.com
ĐT: 090.345.9070