Vợ chồng lồng chặt
(ANVI) – Lý luận tây tầu, kinh điển, hiện đại, cao siêu, lằng nhằng, trên giời nó phơi ra kết quả: Tài sản của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất, nên không thể phân chia.
Vì thế mà cả 3 Luật hôn nhân 1959, 1986 và 2000 đều không hề đề cập đến chuyện thỏa thuận chia chác tài sản của vợ chồng trước và trong hôn nhân.
Vì nhẽ đó, khi 1 thằng mang nhà đất chung đi thế chấp, dù đã tự nguyện ký rồi, công chứng xong, đăng ký đủ mà chứ xổ toẹt, xoen xoét bác bỏ toàn bộ, chứ không chịu trách nhiệm tý nào.
Tuy nhiên, đó toàn là sự sai trái, oái oăm, bất hợp lý. Khi ly hôn, lúc tắc tử, kiểu gì chả chia được. Một người phải thi hành án về tiền bạc, kiểu gì chả phải chia để đền bù. Đặc biệt, cả 3 Bộ luật Dân sự đều quy định về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong hôn phối.
Không thể trái mãi với loài người, nên Luật Hôn nhân gia đình của mình 2014 đã chính thức ghi nhận chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. Trước hay sau khi kết hôn, đều có thể thỏa thuận tài sản nào là của chung, đâu là của riêng. Tất nhiên, theo Điều 50 Luật này, thỏa thuận sẽ bị vô hiệu nếu để mất chỗ ăn nằm duy nhất.
Rất tiếc cho quy định bị vứt bỏ từ dự thảo năm 2000: Nếu không thỏa thuận, thì tài sản riêng là động sản dùng chung 5 năm, bất động sản dùng chung 15 năm sẽ thành của chung. Cho thỏa thuận, mà thiếu quy định này, tài sản vợ chồng không khác gì của công ty.
Ngày 29-8-2018