269. Bình luận một số điều kiện kinh doanh của ngành Công thương.

(ANVI) – Hội nghị về quy định và thủ tục hành chính giữa Bộ Công thương với doanh nghiệp Hà Nội ngày 27-9-2016 

                                                          Luật sư Trương Thanh Đức

Thành viên Tổ công tác thi hành Luật DN & Luật Đầu tư

Trưởng Ban Tư vấn & Phản biện chính sách

Hội các nhà quản trị DN VN.

  1. Bộ Công thương cần xem lại một loạt chính sách do Bộ soạn thảo và chịu trách nhiệm, trong đó yêu cầu quá cao về quy mô kinh doanh như:
  • Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04-11-2010 của Chính phủ về “Kinh doanh xuất khẩu gạo”, với những quy định doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo phải có:
    • Ít nhất 1 kho chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc;
    • 1 cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ;
    • Kho chứa, cơ sở xay, xát phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp và phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu thóc, gạo.
  • Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27-11-2013 của Chính phủ về “Quản lý phân bón”. Sau đó là Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30-9-2014 và 04/2016/TT-BCT ngày 06-6-2016: Công suất tối thiểu của cơ sở sản xuất phân bón vô cơ 1.000 – 10.000 – 50.000 – 100.000 tấn/năm.
  • Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03-9-2014 của Chính phủ vể “Kinh doanh xăng dầu”, với những quy định điều kiệnđối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu:
    • Cócầu cảng chuyên dụng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu có trọng tải tối thiểu 7.000 tấn;
    • Cókho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu tối thiểu 15.000 m3..
    • Sau 3năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu 51% đối với hệ thống kho, đủ đáp ứng tối thiểu 10 ngày cung ứng;
    • Có hệ thống phân phối xăng dầu: Tối thiểu 10 cửa hàng bán lẻ, 40 tổng đại lý hoặc đại lý bán lẻ;
    • Cảng,kho và phương tiện vận tải phải thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê từ 5 năm trở lên. Cửa hàng bán lẻ phải thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu của doanh nghiệp.
  • Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22-3-2016 của Chính phủ “Về kinh doanh khí”, với những quy định doanh nghiệp phân phối gas phải có các bồn chứa tối thiểu 300 m3; phải có số lượng chai gas “thuộc sở hữu” của mình tối thiểu 2.620.000 liét; phải có trạm nạp gas thuộc sở hữu của mình; phải có hệ thống cửa hàng bán gas và có tối thiểu 20 tổng đại lý hoặc đại lý kinh doanh gas;…
  1. Những quy định trên là bất hợp lý và trái luật:
  • Vi phạm quy định tại khoản 2, Điều 7 về “Quyền của doanh nghiệp”, Luật Doanh nghiệp năm 2014:

2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.”

  • Vi phạm quy định tại khoản 2 về “Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp”, khoản 4 về “Các hành vi khác cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.”, Điều 6 về “Các hành vi bị cấm đối với cơ quan quản lý nhà nước”, Luật Cạnh tranh năm 2004.
  • Đi ngược lại một số nguyên tắc đã được quy định tại khoản 2, Mục I, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16-5-2016 của Chính phủ về “Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020” như:

“b) Thực hiện chủ trương Nhà nước kiến tạo, lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh và phát triển để xây dựng,…”;

“c) Nhà nước bảo đảm sự ổn định, nhất quán, dễ dự báo của chính sách; ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi, an toàn và thân thiện.”

“d) Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực như: vốn, tài nguyên, đất đai… và đầu tư kinh doanh.”

“đ) Nhà nước có chính sách đặc thù để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao phát triển.”

“g) Các quy định về Điều kiện kinh doanh phải rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện,…”.  

  • Hạn chế quyền hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 9, Điều 3 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Đầu tư năm 2014.

“9. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.”

  • Tôi cũng như các luật sư, chuyên gia và cả cộng đồng doanh nghiệp không thể không đặt ra 3 câu hỏi nghi ngờ chính sách:
    • Các ông lớn muốn tiêu diệt doanh nghiệp nhỏ?
    • Hỗ trợ hay loại bỏ doanh nghiệp nhỏ?
    • Thương nhân sẽ trở thành thương hại?
  • Bộ Công thương cần phải phủ định và giải toả nghi ngờ trên bằng 3 khẳng định sau:
    • Yêu cầu quy mô kinh doanh là trái luật.
    • Chính phủ kiến tạo thì phải bỏ rào cản.
    • Đừng giết doanh nghiệp bằng chính sách.

—————————– 

Luật sư Trương Thanh Đức

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 4, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.393. Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp...

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu phát...

Trích dẫn 

3.913. Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ...

Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ dài hạn? (KTCK) - Giá vàng tăng...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,521