(ANVI) – Hội đồng thẩm định Bộ Tư pháp Hà Nội 25-11-2016
- Nhiều quy định còn nặng về định tính không rõ ràng, không phù hợp với loại văn bản quy phạm pháp luật:
- Điều 7.2: “sắp xếp chương trình nghị sự, bố trí địa điểm, thời gian hợp lý”, “Đối với những vấn đề nhạy cảm”.
- Điều 12.1: “Cơ cấu HĐQT cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên…”.
- Điều 15.2: “Biên bản họp HĐQT phải được lập chi tiết và rõ ràng” Tương tự là Biên bản hợp BKS tại Điều 23.1.
- Điều 16.1: “HĐQT công ty niêm yết cần thành lập các tiểu ban…” “HĐQT nên chỉ định thành viên độc lập…”.
- Điều 16.2: “Tiểu ban nhân sự, tiểu ban lương thưởng nên bổ nhiệm một…”.
- Điều 28.2: “Công ty đại chúng cần hợp tác tích cực với người có quyền lợi liên quan đến công ty…”
- Điều 32.2: “Ngôn từ trong công bố thông tin cần rõ ràng, dễ hiểu và tránh gây hiểm làm cho cổ đông và nhà đầu tư”.
=> Như vậy thì thực hiện và xử phạt thế nào? Chỉ nên đưa vào tài liệu hướng dẫn quản trị, đào tạo, Điều lệ mẫu có tính chất, quy chế nội bộ về quản trị công ty tham khảo, gợi ý
- Một số nội dung bất hợp lý:
- Điều 3.2.c: Tiêu chuẩn thành viên độc lập HĐQT có thể sở hữu 4,9% cổ phần là thấp hơn mức tối thiểu của Luật Doanh nghiệp là không hợp lý và trái luật.
- Điều 6.1: Yêu cầu Đại hội đồng cổ đông thông qua Quy chế nội bộ về quản trị công ty.
- Điều 7.1: Chốt danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông tối thiểu 20 ngày. Sau đó vẫn có quyền dự họp, cần chỉ rõ.
- Điều 12.4 và 5: HĐQT được bổ nhiệm tạm thời 1/3 số thành viên HĐQT, trái với Luật DN.
- Điều 15.2: “Chủ toạ cuộc họp và người ghi biên bản phải ký vào Biên bản cuộc họp”. Có xử lý trường hợp chủ toạ không ký thì cho tấy cả các thành viên khác ký là được.
- Điều 51 về “Con dấu”, Điều lệ mẫu: “HĐQT quyết định thông qua con dấu chính thức của công ty” Thẩm quyền sai Luật DN và mâu thuẫn với NĐ 96 và “con dấu”.
- Từ ngữ và kỹ thuật soạn thảo còn nhiều sai sót:
- Điều 6.2.h, 7.4, 11.3, 18.1, 18.3: “hàng năm”.
- Điều 7.1, 7.2: “triệu tập Đại hội đồng cổ đông”.
- Điều 7.4, 9, 12.4, 18.3, 22.2.d, 24.2: “tại Đại hội đồng cổ đông”.
- Điều 8 đoạn dẫn, 9.1: “trình Đại hội đồng cổ đông thường niên”. Nhầm lẫn khái niệm kiều Báo cáo thường niên. Chỉ có buổi họp, cuộc họp, kỳ họp, phiên họp Quốc hội, chứ làm gì có Quốc hội thường niên, Quốc hội bất thường? Điều lệ mẫu còn dùng từ “Đại hội”, tức là 1 cuộc họp để thay cho “Đại hội đồng cổ đông” là 1 cơ quan của công ty.
- Điều 12.3: “Cơ cấu thành viên HĐQT cần đảm bảo tối thiểu một phần ba (1/3) tổng số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập”.
- Điều 12.3 “Trường hợp số lượng thành viên HĐQT tạm thời vượt quá.
- Điều 18.1: “do Đại hội đổng cổ đông thường niên thông qua hàng năm”.
- Điều 25, 27, 35, 36: Cách viết “Giám đốc (Tổng giám đốc)” là không chính xác, dễ gây nhầm lẫn. Cần viết theo đúng Luật Doanh nghiệp là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
- Điều 28.1 và 28.2: Nhắc đến chủ nợ và bên có liên quan là ngân hàng, trong khi các điều khác là các TCTD.
- Điều 29.5, 37: “Nhân viên công bố thông tín”, và bổ nhiệm nhân viên.
- Điều 34.1: “tại các kỳ Đại hội đồng cổ đông”.
- Nhiều điều có phần nội dung mũ, lơ lửng không thuộc khoản nào trong điều luật được bố cục theo khoản. Tình trạng chung, kể cả Luật DN.
- Điều 43, Điều lệ mẫu “Công nhân viên và công đoàn”. Cần sửa lại thành người lao động.
- Một số vấn đề khác:
Các vấn đề tương tự và nhiều điểm sai sót, bất hợp lý khác trong Điều lệ mẫu và Quy chế nội bộ về Quản trị công ty của Công ty cổ phần.
—————————–
Luật sư Trương Thanh Đức
ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 4, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN
FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)
E-mail: duc.tt @anvilaw.com
Web: www.anvilaw.com
ĐT: 090.345.9070