Bí khung pháp lý
(ANVI) Trong bối cảnh ảm ảnh cuộc chiến pháp đình sốt xình xịch giữa Vinasun truyền thống và Grab công nghệ đang chờ Tòa ra phán quyết, thì câu chuyện vướng mắc bấy lâu vẫn chưa thấy bóng câu lối thoát: Quan điểm pháp lý như nào cho mô hình kinh tế chia sẻ?
Grab hiển nhiên khác biệt với taxi truyền thống bởi mô hình kinh doanh, vận hành, kết nối tối ưu về lợi ích, vui thích vì cách chơi, vượt trội về hiệu quả, nhiều quà cho tất cả: Khách hàng, doanh nghiệp, tài xế và cả nền kinh tế. Nhưng anh ta chả dừng lại ở chỗ cung cấp giải pháp, công nghệ mà lại có nhiều hành động trực tiếp quản lý, kiểm soát, điều hành, xử lý tài xế, phương tiện và cạnh tranh với ông anh cả.
Nói nó chỉ là vận tải thì cũng chẳng phải, mà bảo chỉ là công nghệ thì cũng không hẳn thế. Nếu a, b là a, b thì mô tê gì phải tranh cãi mãi không xong. Nó là một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới, với sự lai trộn khôn khéo tạo ra món mới. Món mới này cũng giống như tiền ảo bitcoin, cho vay ngang hàng P2P, dịch vụ chia sẻ phòng Airbnb, sản phẩm khách sạn nhà ở condotel,… Chúng không thuộc 7 ngành, nghề cấm, cũng không nằm trong 234 trò có điều kiện, thì phải dồn vào chỗ tự do đầu tư, kinh doanh. Muốn ngăn cấm, hạn chế, kiểm soát, thì các bác hãy ban hành luật mà thắt, chứ đâu có bắt bẻ lằng nhằng.
Theo Điều 14, Hiến pháp 2013, Điều 7, Luật Đầu tư 2014 & Điều 2, Bộ luật Dân sự 2015, thì các loại pháp lệnh, nghị định, thông tư, chỉ thị đi chỗ khác mà chơi, chưa đủ tuổi nói câu chuyện người lớn 4.0.
Ngày 07-11-2018