280. Bình luận về Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

(ANVI) – Hội thảo VCCI về Dự luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa                                        Hà Nội 13-4-2017    

(Dự thảo 4-2017)

 1. Về đối tượng hỗ trợ:

1.1. Cần xác định rõ và thiết kế theo đúng nguyên tắc, hỗ trợ thật sự cần thiết, có trọng tâm, không dàn trải, vì nguồn lực rất hạn chế.

1.2. Có thể nói, phần lớn doanh nghiệp hiện nay không phải là nhỏ hay vừa, mà là siêu nhỏ Nhưng Dự thảo Luật lại không tách riêng doanh nghiệp siêu nhỏ, mà nhập chung vào loại doanh nghiệp nhỏ, nên không được quan tâm thoả đáng.

1.3. Cần bổ sung hộ kinh doanh cũng là một đối tượng cần hỗ trợ. Về bản chất pháp lý cũng như kinh tế, đây chính là dạng doanh nghiệp siêu nhỏ, nhưng đang rất lửng lơ, cần nhất được hỗ trợ.

1.4. Do đó cần phân biệt giữa các đối tượng doanh nghiệp có sự hỗ trợ khác nhau, thậm chí cần xem xét bỏ việc hỗ trợ đối với doanh nghiệp vừa (nhất là tiêu chí xếp hạng doanh nghiệp vừa theo Dự thảo đúng ra có thể coi là doanh nghiệp lớn), chỉ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, trong đó có có các hộ kinh doanh.

1.5. Cần đặc biệt lưu ý, doanh nghiệp siêu nhỏ gần như không có người đỡ đầu, không không tham gia VCCI và các Hiệp hội doanh nghiệp, vì vậy vị thể trên thực tế giống như vừa là “trẻ em” vừa là “mồ côi”.

1.6. Các Hiệp hội doanh nghiệp còn chưa lo nổi cho thành viên của mình, thì khó có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngoài hội.

2. Về hỗ trợ tài chính, tín dụng:

2.1. Cần thống nhất nguyên tắc hỗ trợ gián tiếp, không hỗ trợ trực tiếp. Do đó không nên giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và không nên hỗ trợ giảm lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng (không quy định cụ thể trong Luật).

2.2. Cần xác định rõ luật chơi công bằng, doanh nghiệp nhỏ có lãi nhiều để nộp thuế nhiều, lãi ít nộp ít, không lãi không nộp; có năng lực, hiệu quả thì được vay với lãi suất thấp, ngược lại phải vay với lãi suất cao theo đúng nguyên tắc thị trường.

2.3. Mục tiêu phải là hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ lãi nhiều để nộp nhiều, doanh nghiệp tốt thì tiếp cận tín dụng tốt, chứ không nên tạo ra sự mất công bằng, dẫn đến việc cứ thích nhỏ, vì có lợi.

2.4. Hãy sử dụng số tiền tương đương với số thuế và số lãi suất được giảm để hỗ trợ năng lực cho chính doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

3. Nhìn chung:

3.1. Toàn bộ gần 40 điều luật của Dự thảo hầu như mới chỉ là quy định mang tính nguyên tắc chung chung, chưa có gì cụ thể, chưa thực hiện được, mà hoàn toàn phụ thuộc vào quy định sau này của Chính phủ, hướng dẫn, đề xuất của các bộ, ngành và rất khó thực hiện (vì khó nên chưa ấn định được trong Luật).

3.2. Tuy nhiên riêng quy định về trách nhiệm của Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khoản 2, Điều 29 về “Trách nhiệm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và các hiệp hội, ngành nghề” thì lại quá cụ thể, chi tiết, không cần thiết, ít tính pháp lý và chưa từng có như “Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức sự kiện tôn vinh, bình chọn, phong, tặng danh hiệu, giải thưởng và các hình thức khen thưởng khác theo quy định của phá luật về thi đua, khen thưởng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

—————————–

Luật sư Trương Thanh Đức

ĐC: Công ty Luật ANVI, phòng 406, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.414. Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực...

Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực tuyến tiền ảo, tài chính, chứng...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,716