(VOVGT) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, trả lời phỏng vấn phóng viên VOV GT ngày 24-5-2013, phát trên VOV Giao thông 18h20 cùng ngày.
Thưa Luật sư Trương Thanh Đức, sự cố mất điện toàn miền Nam ngày 22-5 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng mất an toàn hành lang lưới điện quốc gia. Trong đó, ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân là không nhỏ. Chúng ta không khỏi giật mình và bất ngờ khi sự cố nghiêm trọng trên diện rộng, ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt của bao nhiêu địa phương, lại chỉ bắt nguồn từ một lý do rất đỗi ngớ ngẩn: cành cây gạt vào dây điện gây chập. Liên quan đến vấn đề này, ở khía cạnh luật pháp, xin được hỏi Luật sư Đức:
1- Cá nhân người gây ra sự cố và những tổ chức/cá nhân phải chịu trách nhiệm ra sao khi để xảy ra sự việc hy hữu này?
2- Luật pháp nước ta đã có những quy định nào xử lý đúng trong những trường hợp tương tự?
3- Theo Luật sư, luật pháp nước ta đã đủ chặt chẽ để hạn chế sự cố, rủi ro đáng tiếc trong những trường hợp tương tự?
Trả lời:
Sự số đặc biệt nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Sập toàn hệ thống, rã lưới điện.
- Người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, hành chính và dân sự
– Tội vi phạm quy định về điện
– Xử phạt hành chính nếu chưa đến mức
– Bồi thường thiệt hại đồng thời với việc chịu trách nhiệm HS, HC
- Các quy định PL
– Bộ luật hình sự
– Luật xử lý vi phạt hành chính. NĐ 68/2010 xử phạt VP trong lĩnh vực điện lực
– Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường
- PL chưa đầy đủ, chặt chẽ:
– Hành vi vừa rồi không phạm tội cụ thể trong lĩnh vực điện lực, không phải là cố ý, nên cũng không xử Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo BLHS
– Khó xử lý về hình sự;
– Việc xử phạt hành chính còn nhẹ;
– Việc xử lý chưa nghiêm;
– Chưa có các biện pháp công cụ hiệu quả để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro.