(ANVI) – Hội thảo VBA Hà Nội 09-5-2017
1.1. Rượu bia có độc hại không? Có nhưng rất ít. Tuy nhiên, mức độ độc hại không quá cao.
1.2. Tuy nhiên, cái gì cũng có 2 mặt. Bia, rượu ngoài tính chất độc hại, thì còn là thực phẩm, còn là một loại thức uống bổ dưỡng, nhất là rượu vang, rượu hoa quả, uống có chừng mực là có lợi, chứ đâu sao lại cứ có hại?
1.3. Cứ cho tất cả đều là độc hại đi thì:
- Đã đủ biện pháp quản lý và hạn chế độc hại chưa?
- Có nên coi rượu bia độc hại như đối với ma tuý hay thuốc là không?
- Có cần một đạo luật phòng chống tác hại của rượu bia hay không?
- Cơ sở bắt các cơ sở sản xuất và nhập khẩu rượu bia phải đóng góp bắt buộc vào Quỹ nâng cao sức khoè cộng đồng là gì?
2. Quy định hiện hành:
2.1. Hiện có rất nhiều quy định quản lý trực tiếp, gián tiếp việc kinh doanh và sử dụng rượu bia, mà theo Bộ Y tế là có tới 85 văn bản pháp luật như:
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn năm 2006;
- Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014 và 2016);
- Luật An toàn thực phẩm năm 2012;
- Luật Quảng cáo năm 2012;
- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
- Luật Đầu tư năm 2014;
- Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 13-11-2012 về sản xuất, kinh doanh rượu
- Và các văn bản khác.
2.2. Nội dung quy định gồm rượu, bia đang chịu gần như tất cả gồm khoảng một chục loại hàng rào hạn chế kinh doanh dưới đây:
- Điều kiện kinh doanh (chặt chẽ);
- Giấy phép kinh doanh:
- Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp;
- Giấy phép sản xuất rượu thủ công;
- Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu;
- Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu;
- Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu.
- Quy hoạch sản xuất (đối với rượu);
- Quy chuẩn kỹ thuật;
- Thủ tục hành chính;
- Dán tem sản phẩm (đối với rượu);
- Điều kiện quảng cáo (cấm quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên);
- Điều kiện bán rượu:
- Không được bán sản phẩm rượu cho người dưới 18 tuổi;
- Đang đề xuất cấm bán rượu bia trong quán karaoke
- Thuế tiêu thụ đặc biệt:
- Rượu từ 30 – 65%;
- Bia từ 55 – 65%;
- Thuộc nhóm có thuế suất cao thứ hai sau ô tô.
- Xử phạt vi phạm (vào loại cao nhất, như uống rượu lái xe ô tô có thể bị phạt đến 18 triệu đồng).
2.3. Về đề xuất lập Quỹ nâng cao sức khoè cộng đồng:
- Quỹ này là cần thiết, nhưng phải là từ nguồn thu thuế, thu ngân sách, thu và từ tài trợ, đóng góp tự nguyện. Thuế tiêu thụ đặc biệt 30 – 65% đánh vào rượu bia chính là để phục vụ cho việc hạn chế tác hại của rượu bia, nâng cao sức khoẻ của cộng đồng. Nếu không vì thể thì cần phải bỏ ngay loại thuế này.
- Có 3 loại huy động và đóng góp chính cho nhà nước: Thuế; phí, lệ phí và quỹ như quỹ bình ồn giá, quỹ phòng chống lụt bão,… Triết lý
- Thuế thì đã có 8 luật thuế từ 2008 – 2012; phí và lệ phí thì đã có Luật Phí và lệ phí năm 2012. Riêng Quỹ thì chưa tìm thấy Luật và triết lý khi nào thì thành lập quỹ, ngoại trừ một số quy định như,
- Quỹ bình ổn giá trong Luật Giá năm 2012 (nguồn trích từ giá hàng hóa, dịch vụ; Tự nguyện đóng góp của tổ chức, cá nhân; Viện trợ của nước ngoài; Các nguồn tài chính hợp pháp khác).
- Quỹ phòng chống thiên tai (nguồn đóng góp bắt buộc của tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài tại địa bàn, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật; các nguồn hợp pháp khác) theo Luật Phòng chống thiên tai năm 2013
- Quỹ bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 (nguồn từ Ngân sách nhà nước hỗ trợ; Phí bảo vệ môi trường; Các khoản bồi thường cho Nhà nước về thiệt hại môi trường; Các khoản hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước).
- Quỹ xã hội, quỹ từ thiện là pháp nhân theo Bộ luật dân sự năm 2015.
3. Kết luận:
3.1. Đề xuất dự luật đã phát đi thông điệp nhầm lẫn, đánh tráo khái niệm: Thay vì chỉ phòng chống lạm dụng (giống như phòng chống lạm dụng tình dục) thì lại xui Quốc hội tuyên bố phòng chống rượu bia (giống như phòng chống tình dục).
3.2. Vậy đã đủ biện pháp quản lý và hạn chế độc hại chưa? Đủ rồi thì bảo đảm việc thực thi. Chưa đủ thì sửa đổi, bổ sung, nhưng cái lý thì không thể là Luật Phòng chống tác hại của rượu bia. Nếu cần thiết thì chỉ có thể tính đến xây dựng Luật kiểm soát hay Luật quản lý về kinh doanh và sử dụng rượu bia.
3.3. Đặc biệt là không có cơ sở pháp lý và thực tế để bắt buộc phải đóng góp vào Quỹ nâng cao sức khoè của cộng đồng.
—————————–
Luật sư Trương Thanh Đức
ĐC: Công ty Luật ANVI, phòng 406, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN
FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)
E-mail: duc.tt @anvilaw.com
Web: www.anvilaw.com
ĐT: 090.345.9070