(ANVI) – Hội thảo VCCI Hà Nội 12-9-2017
1. Vấn đề chung:
1.1. Tinh thần của Dự thảo Nghị định rất hay về việc chuyển đổi hoá đơn điện tử (thực ra là chậm), nhưng nên để ít nhất 2 năm thay vì chỉ 1 năm, vì giờ mới có hơn ngàn doanh nghiệp thực hiện. Không đơn giản, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, thậm chí còn rất nhiều DN chưa biết mạng mẹo là gì, dù sép ép cuộc cách mạng 4.0. Ngay cả đặt ra lộ trình 2 năm cũng cần phải có biện pháp thúc đẩy mạnh mẽ thì mới chuyển được.
1.2. Vấn đề lớn nhất của khởi nghiệp nói riêng và doanh nghiệp nói chung, không phải là lao động, công nghệ, sản phẩm, thị trường, mà chính là thuế má, hoá đơn.
1.3. Vì vậy cần rất chú trọng đến kỹ thuật, hình thức, nội dung của Nghị định này.
2. Loại hình văn bản: Cần xem xét ban hành Luật về hoá đơn.
2.1. Vấn đề đặc biệt quan trọng, nhưng chỉ mới được quy định bằng nhiều Nghị định, sửa đổi, thay thế nhiều lần.
2.2. Mới chỉ được quy định một cách rất sơ sài, chung chung tại Điều 20 về “Hóa đơn”, Luật Kế toán năm 2015 như sau:
“1. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung, hình thức hóa đơn, trình tự lập, quản lý và sử dụng hoá đơn thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.”
2.3. Luật không giao thẩm quyền cho Chính phủ quy định về Hoá đơn.
2.4. Không bảo đảm sự đồng bộ và giá trị pháp lý: Chẳng hạn, cùng về chữ viết và chữ số, nhưng quy định về kế toán thì là luật, về hoá đơn thì là nghị định, dẫn đến giá trị pháp lý quá khác nhau và mâu thuẫn. Chẳng hạn, Luật Kế toán năm 2015 quy định “Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả-rập”, trong khi Dự thảo Nghị định quy định “Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên”.
2.5. Đặc biệt, Điều 2.2 Bộ luật Dân sự quy định: Mọi hạn chế quyền của cá nhân, pháp nhân phải được quy định bằng luật. DN đang được đặt in, giờ không được, nếu đúng ra phải được quy định bằng luật.
3. Nội dung Nghị định:
3.1. Thay nội dung quan trọng nhất: Doanh nghiệp không được đặt in hoá đơn.
3.2. Bỏ quy định bán hàng dưới 200.000 đồng phải xuất hoá đơn khi người mua có yêu cầu.
3.3. Toàn đề cập đến “cơ quan, tổ chức, cá nhân”, là trái với Bộ luật Dân sự năm 2015, chỉ có 2 chủ thể là cá nhân và pháp nhân.
3.4. Viết cụm từ “Tổ chức, hộ, cá nhân” không có trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào khác;
3.5. Điểm c, khoản 3, Điều 4 về “Loại, hình thức và nội dung hóa đơn”, Dự thảo Nghị định quy định một trong những nội dung bắt buộc phải có là “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua” là không chính xác, vì người mua không nhất nhất phải có mã số thuế.
3.6. Nhiều nội dung không phải là quy phạm pháp luật, mà là các ví dụ, các nội dung có tính chất quy trình, hướng dẫn thao tác nghiệp vụ, đề nghị kèm theo Phụ lục, mà không để trong các điều khoản.
3.6. Viết “Mua hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX “ là không chính xác.
4. Hình thức và kỹ thuật soạn thảo.
4.2. Điều 4 về Loại, hình thức và nội dung của hoá đơn” gồm 4 trang, quá dài, cần tách thành ít nhất 3 điều.
4.2. Việc bắt buộc đóng dấu trong trường hợp nào cần được quy định rõ và thống nhất.
4.3. Quy định viết tắt các từ “thông dụng”, liệt kê 1 số và 3 chấm sẽ gây tranh cãi. Ít nhất cần quy định được phép viết tắt, viết thiếu không gáy ra sự nhầm lẫn.
4.4. Bố cục không thống nhất.
4.5. Không thống nhất với văn bản khác. Chẳng hạn Tội trốn thuế trong Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định hành vi “Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa”, nhưng Nghị định thì lại quy định tại Điều 37 là “Sử dụng hoá đơn bất hợp pháp” và Điều 38 là “Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn”.
—————————–
Luật sư Trương Thanh Đức
ĐC: Công ty Luật ANVI, phòng 406, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN
FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)
E-mail: duc.tt @anvilaw.com
Web: www.anvilaw.com
ĐT: 090.345.9070