289. Đề án hỗ trợ doanh nghệp nhỏ và vừa: Lo ngại cơ chế xin – cho

(DĐDN) – Hơn 1.800 tỉ đồng là số tiền DNNVV sẽ được hỗ trợ theo dự thảo Đề án tăng cường năng lực tổ chức đầu mối triển khai thực hiện chính sách, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV mà Bộ Kế hoạch – Đầu tư (KHĐT) vừa hoàn thiện. Tuy nhiên, cơ chế thực hiện như thế nào là vấn đề quan trọng đặt ra…

Cần quy chế phối hợp với các hiệp hội

Điều ân hận cả đời của Tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm - Báo Công an Nhân dân điện tử

Ông Cao Sĩ Kiêm – Chủ tịch Hiệp hội DNVVN VN, Ủy viên UB Kinh tế Quốc hội: Nếu giao cho tổ chức đầu mối triển khai thực hiện các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV làm tất cả từ A- Z sẽ khó khả thi.

Thứ nhất, cần làm rõ vai trò của các tổ chức đầu mối này như thế nào, cơ chế phối hợp với các tổ chức hiệp hội ngành hàng, hiệp hội DN ra sao? Bởi chính sách, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV thì phải gắn với nhu cầu năng lực và khả năng hấp thụ của DN. Trong khi đó, khả năng tập hợp, khả năng phản ánh nguyện vọng, xử lý kiến nghị… các hiệp hội ngành hàng chắc chắn sẽ sát thực tế hơn. Nếu giao cho tổ chức đầu mối triển khai thực hiện các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV làm tất cả từ A- Z sẽ khó khả thi.Việc hình thành hệ thống các tổ chức đầu mối triển khai thực hiện các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết. Tuy nhiên, tôi thấy cần có một số vấn đề cần phải làm rõ để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của đề án:

Tôi cho rằng, với thực tế hiện nay chỉ nên giao cho họ làm đầu mối triển khai với chức năng quản lý nhà nước  đồng thời có quy chế phối hợp với các hiệp hội ngành hàng một cách cụ thể.

Thứ hai, tổng kinh phí dự kiến cho đề án này lên tới 1.847 tỉ đồng. Trong đó, nguồn kinh phí hoạt động của các trung tâm ở tỉnh chỉ được ngân sách địa phương hỗ trợ 100% trong thời gian 3 năm đầu thành lập, sau đó sẽ giảm dần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để tăng tính tự chủ của tổ chức triển khai. Điều này cũng cần phải tính toán lại cho hợp lý bởi quy định như vậy sẽ tạo áp lực cho ngân sách các địa phương trong bối cảnh nguồn ngân sách eo hẹp. Cần có một cơ chế linh hoạt để tổ chức này hoạt động một cách hiệu quả.

Ở góc độ DN, tôi cho rằng cũng không nên quá kỳ vọng vào đề án này, hiệp hội hay đầu mối chỉ là hỗ trợ còn hành động cụ thể vẫn là chính các DN.

Hỗ trợ công nghệ và xúc tiến thương mại

LS Trương Thanh Đức -Phó Tổng giám đốc Maritime Bank: Muốn hỗ trợ vốn cho đối tượng DNNVV chỉ có thể bằng các hình thức khác như tín dụng vi mô hay một hình thức sâu sát hơn với DNNVV.

Thời gian qua, DNNVV luôn kêu không thể tiếp cận được vốn ngân hàng. Điều này hoàn toàn có thể giải thích được. DNNVV của VN thường không có hệ thống sổ sách đạt tiêu chuẩn, tài sản bảo đảm thì không có nên đương nhiên ngân hàng không dám cho vay. Ngân hàng cũng là đơn vị kinh doanh. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, ngân hàng đang rất muốn cho vay vốn. Tiền của các ngân hàng đang thừa khá lớn nhưng không thể liều cho vay đối tượng mất an toàn được.DNNVV là đối tượng mà bất kể chính phủ nào cũng muốn quan tâm hỗ trợ. Tuy nhiên, vấn đề là hỗ trợ thế nào cho hiệu quả. Muốn hỗ trợ DNNVV thì phải biết họ đang thiếu gì? Đang cần gì? Rõ ràng cái DNNVV thiếu đầu tiên vẫn là vốn và công nghệ.

Nếu muốn hỗ trợ DNNVV thông qua hình thức hỗ trợ tín dụng từ ngân hàng là không khả thi. Đề án hơn 1.800 tỉ hỗ trợ DNNVV chứ có đến hơn 18.000 tỉ thì cũng không thể làm như vậy được vì DNNVV sẽ không thể vay được vốn. Muốn hỗ trợ vốn cho đối tượng DNNVV chỉ có thể bằng các hình thức khác như tín dụng vi mô hay một hình thức sâu sát hơn với DNNVV. Họ phải là những người hiểu rõ từng DNNVV mới có thể cho vay được.

Các chính sách hỗ trợ tín dụng cần sát thực tế hơn, nếu không sẽ chỉ là khẩu hiệu hoặc lại biến thành cơ chế xin – cho.

Đề án hỗ trợ DNNVV với hơn 1.800 tỉ cũng chỉ nên tìm đến mục tiêu hỗ trợ phát triển công nghệ hay xúc tiến thương mại… còn tìm đầu mối hỗ trợ về tín dụng thì tính khả thi sẽ thấp. Tuy nhiên, hỗ trợ như vậy cũng mới chỉ làm được một phần nhỏ. Muốn hỗ trợ toàn diện DNNVV thì cần một chương trình tổng thể hơn. Từ vốn, công nghệ, quản trị DN đến xúc tiến thương mại… đều phải  hướng đến DNNVV.

Mô hình Cty cho vay vốn quy mô nhỏ

Ông Cố Triều Khánh – Chủ tịch Hiệp hội DN Trung Quốc tại VN: Bản thân Cty cho vay vốn khi cho DN vay cũng đồng thời tham gia hoạt động kinh doanh của DN đó nên Cty cho vay nắm rất rõ tình hình tài chính của DN.

Xác định được tầm quan trọng to lớn của các DNNVV, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ phát triển cho loại hình DN này. Chính phủ cũng đặc biệt chú trọng đến các chính sách hỗ trợ tài chính cho DNNVV. Theo đó đã thành lập một số quỹ đặc biệt dành riêng cho loại hình DNNVV như: Quỹ phát triển DNNVV; Quỹ hỗ trợ DNNVV phát triển hệ thống dịch vụ; Quỹ xúc tiến, mở rộng thị trường quốc tế cho DNNVV; Quỹ kêu gọi đầu tư cho DNNVV… và không ngừng bổ sung, mở rộng thêm nguồn vốn cho các quỹ này.Các DNNVV của Trung Quốc trước đây cũng giống VN hiện nay, việc tiếp cận các nguồn vốn rất khó khăn. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây đã có những thay đổi lớn, đó là những chính sách kịp thời của Chính phủ cũng như chính quyền các địa phương đã giúp DNNVV.

Ngoài ra, ở Trung Quốc còn có các Cty cho vay vốn quy mô nhỏ chuyên phục vụ các DNNVV. Những Cty này ngoài việc hoạt động như một DN thông thường, còn phải chịu sự quản lý chặt chẽ của phía ngân hàng Trung ương.

Một đặc điểm nữa của mô hình này là bản thân Cty cho vay vốn khi cho DN vay cũng đồng thời tham gia cùng hoạt động kinh doanh của DN đó. Vì vậy Cty cho vay nắm rất rõ tình hình tài chính của DN, cũng như biết được số vốn đó họ vay để làm gì và có thể kiểm soát được việc sinh lời của đồng vốn đó, biết được sản phẩm của DN đó có bán được hay không và có khả dĩ không.

Đây là mô hình hoạt động đặc thù của Trung Quốc và không giống bất kỳ nước nào, mô hình này hiện nay đang hoạt động rất hiệu quả, tạo nhiều cơ hội phát triển cho các DNNVV, hơn nữa mô hình này cũng giúp cho cả hai bên, cả phía Cty và các DN vay vốn đều có lợi.

Hỗ trợ không chỉ vốn

Thứ trưởng Đặng Huy Đông: 'Doanh nghiệp hiện nay một cổ 5, 6 tròng'

Ông Đặng Huy Đông – Thứ trưởng Bộ KHĐT: Nguồn lực hỗ trợ của Chính phủ là hữu hạn, vì vậy, phải chọn lĩnh vực để hỗ trợ “trọn gói” cho DN cả về vốn lẫn chính sách

Còn theo kết quả điều tra 10.120 DN do Tổng cục Thống kê tiến hành tháng 4/2012 cho thấy, khoảng 90% DN được hỏi cho biết họ không thể tiếp cận được với vốn ưu đãi theo các chủ trương, chính sách đã ban hành.Trong khảo sát năng lực công nghệ và nhu cầu hỗ trợ của DNNVV phía Bắc tháng 3/2013 của Cục Phát triển DN (Bộ KHĐT), hơn 60% số DN cho biết họ không có thông tin về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về đổi mới công nghệ, kỹ thuật, 35,5% có nghe nói nhưng không biết chi tiết, cũng hơn 60% số DNNVV chưa bao giờ nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ về đổi mới công nghệ.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do chậm trễ trong triển khai cũng như hướng dẫn, hỗ trợ các DNNVV tiếp cận cách chính sách ưu đãi của Nhà nước. Điển hình sau hơn 10 năm thực hiện chính sách bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, cả nước mới có 10 quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương được thành lập và còn rất nhiều bất cập trong quá trình triển khai thực hiện. Thêm vào đó, một số chính sách, chương trình trợ giúp DNNVV có nội dung chồng chéo, trùng lắp, dẫn đến hiệu quả thực hiện chưa cao, lãng phí nguồn lực, không giải quyết được các nhu cầu trợ giúp trọng tâm, thiết thực của DNNVV. Hầu hết các địa phương chưa chủ động bố trí ngân sách để hỗ trợ DNNVV, nếu có thì cũng rất hạn chế so với nhu cầu hỗ trợ cao từ phía cộng đồng DNNVV.

Đối với một DN, muốn phát triển bền vững thì phải có cả yếu tố nguồn lực, trình độ công nghệ, khả năng tiếp cận thông tin thị trường, hiểu biết pháp lý. Trong khi đó, nguồn lực hỗ trợ của Chính phủ là hữu hạn, vì vậy, phải chọn lĩnh vực để hỗ trợ “trọn gói” cho DN cả về vốn lẫn chính sách.

Các chính sách hỗ trợ tín dụng cần sát thực hơn, nếu không chỉ là khẩu hiệu hoặc lại biến thành cơ chế xin – cho.

Phan Nam, Bá Tú, T.Anhthực hiện

——————

Diễn đàn Doanh nghiệp 26-6-2013:

http://dddn.com.vn/20130625025317381cat234/de-an-ho-tro-dnnvv-lo-ngai-co-che-xin-cho.htm

(40/1.771) 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,151