2.939. Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp – Văn hóa kinh doanh vì sự phát triển bền vững

(VQ) – Cùng với việc sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều cần coi trọng xây dựng “Văn hóa doanh nghiệp- Văn hóa kinh doanh”, bởi nếu chỉ đề cao lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh mà không quan tâm đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh thì khó có thể phát triển bền vững.

Đây là nhận định của các chuyên gia tại Tọa đàm trực tuyến “Văn hóa doanh nghiệp – Văn hóa kinh doanh vì sự phát triển bền vững” diễn ra ngày 29/12/2021 tại Hà Nội. Tọa đàm do Tạp chí Đồ uống Việt Nam (cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam- VBA) đã tổ chức. Đây là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, góp phần xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp trong ngành Đồ uống Việt Nam.

Văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp. 

Theo ông Nguyễn Văn Chương – Phó Tổng biên tập Phụ trách Tạp chí Đồ uống Việt Nam, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều cần coi trọng việc xây dựng “Văn hóa doanh nghiệp – Văn hóa kinh doanh”, bởi nếu chỉ đề cao lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh mà không quan tâm đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh thì khó có thể phát triển bền vững.

Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp nào thông qua văn hóa doanh nghiệp khẳng định chất lượng sản phẩm, ứng xử văn hóa, văn minh với cộng động, với người tiêu dùng sẽ được người tiêu dùng tin tưởng, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp cũng như đóng góp lớn cho kinh tế – xã hội- ông Nguyễn Văn Chương nhấn mạnh.

Tại Tọa đàm, PGS. TS Nguyễn Văn Việt- Chủ tịch Hiệp hội Bia- Rượu- Nước giải khát Việt Nam đã chia sẻ nhiều thông tin về sự phát triển của ngành đồ uống, trong đó có nội dung văn hóa doanh nghiệp – văn hóa kinh doanh mà ngành đã thực hiện trong thời gian qua.

Đặc biệt, từ năm 2011, VBA và các doanh nghiệp đã ký cam kết thực hiện Quy chế Marketing ngành Bia Việt Nam, quy định truyền thông thương mại có trách nhiệm trong ngành đồ uống. Đây là một trong những hoạt động thể hiện ngành Đồ uống đã sớm quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng một cách có trách nhiệm vì sự phát triển bền vững.

Dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh đã chia sẻ về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong thực tế hiện nay. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài và thời đại công nghệ số, các doanh nghiệp cần quan tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh, nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, được người tiêu dùng tin tưởng, yêu mến.

TS Lê Đăng Doanh đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong hiện tại và lâu dài trước những khó khăn do dịch bệnh, thiên tai, cạnh tranh trên thị trường… Ông cũng đưa ra ý tưởng ngành đồ uống nên tổ chức một sự kiện thường niên Lễ hội Văn hóa uống để tuyên truyền người tiêu dùng uống có văn hóa, có trách nhiệm, truyền thông để làm sao người tiêu dùng có ý thức hơn, trẻ em, phụ nữ có thai không được uống rượu, bia…

Luật sư Trương Thanh Đức- Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, văn hóa doanh nghiệp là sự kết hợp giữa kinh doanh, pháp luật và con người. Người lãnh đạo là người quyết định và chi phối hình thành nên văn hóa của một doanh nghiệp. Văn hóa trong doanh nghiệp hiện nay mới chỉ đáp ứng trong nội bộ, cần tăng cường hơn nữa ra bên ngoài đối với người tiêu dùng, đảm bảo mức độ hài lòng cao của khách hàng.

Trong ngành đồ uống, ngoài cung cách phục vụ và cung cấp sản phẩm chất lượng, doanh nghiệp còn cần tạo ấn tượng đặc biệt theo chiều sâu như việc quảng cáo tới người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần chủ động xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa theo thị trường sản phẩm, tuân thủ quy định pháp luật và căn cứ vào đặc thù của đơn vị mình- Luật sư Trương Thanh Đức cho hay.

Chia sẻ tại Tọa đàm, bà Đặng Thanh Vân- Chuyên gia xây dựng Thương hiệu cho biết: Văn hoá doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh cũng góp phần quan trọng trong trải nghiệm khách hàng, lan toả danh tiếng thương hiệu và tạo nên thành công cho các kế hoạch thương hiệu tuyển dụng. Với nhóm ngành Bia – Rượu – Nước giải khát thì văn hoá vùng miền và văn hoá dân tộc có vai trò chi phối hoạt động kinh doanh.

Tại Tọa đàm, đại diện các doanh nghiệp đã đưa ra một số câu hỏi đối với các chuyên gia về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa uống, đồng thời chia sẻ về hoạt động ý nghĩa với cộng đồng mà doanh nghiệp đã thực hiện trong thời gian qua. Các doanh nghiệp ngành đồ uống Việt Nam, tiêu biểu như Sabeco, Heineken Việt Nam, Habeco, Tân Hiệp Phát, Coca-Cola… không chỉ quan tâm đến nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã, bao bì, nâng cao chất lượng dịch vụ, quản trị doanh nghiệp mà còn luôn quan tâm đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh vì sự phát triển bền vững, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Lê Kim Liên

—————

VietQ (Trang chủ) 30-12-2021:

https://vietq.vn/xay-dung-van-hoa-doanh-nghiep–van-hoa-kinh-doanh-vi-su-phat-trien-ben-vung-d195770.html

(161/1.107)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,599