298. Ai hưởng lợi khi vàng nhảy múa?

(IFN) – Giá vàng liên tục nhảy múa trong 2 tuần trở lại đây kích thích tâm lý tích trữ, đầu cơ. Việc người dân quay trở lại mua vàng, bất chấp giá vẫn cao hơn quốc tế 5-6 triệu đồng/lượng phản ánh điều gì?

Hai tuần trở lại đây là thời gian vàng trong nước biến động mạnh về giá. Người mua, người bán, doanh nghiệp, nhà đầu tư đều ngỡ ngàng khi giá rơi từ vùng sát 39 triệu đồng/lượng về mức trên 37 triệu đồng. Có thời điểm giật cục như ngày 28/6, vàng miếng SJC rơi về vùng 35 triệu đồng/lượng bán ra, còn mua vào chỉ 34 triệu đồng/lượng. Trong vòng buổi sáng và chiều, mua một lượng vàng rồi bán ra, người đầu tư sẽ bỏ túi hơn 2 triệu đồng.

Với những người bạo tay mua vào khoảng 10-20 lượng, khoản tiền thu về từ 20-40 triệu đồng không khó. Tuy nhiên, theo khẳng định của đại diện kinh doanh nhiều cửa hàng, trong những ngày giá vàng biến động, khách mua vào chủ yếu là người dân với nhu cầu tích trữ, còn dân buôn, môi giới và đầu cơ mua bán với số lượng lớn chưa tham gia vào thị trường. Do đó, việc giới đầu cơ hưởng lãi lớn từ biến động giá vàng được loại trừ.

Việc người dân xếp hàng mua vàng vô hình trung đã làm lợi cho một bộ phận đơn vị kinh doanh trong những ngày giá vàng nhảy múa. Ảnh: Lan Anh.

Trong khi đó, ngày 30/6, các ngân hàng về cơ bản đã tất toán xong trạng thái vàng khiến nhu cầu về kim loại này không còn nóng  như thời gian trước. Ông Nguyễn Thanh Toại – Phó tổng giám đốc ngân hàng Á Châu – một trong những đơn vị trước nổi bật trên toàn hệ thống với nghiệp vụ kinh doanh vàng cho biết, trước 30/6, đơn vị này đã cân đối trạng thái. Hiện nay, nghiệp vụ vàng ACB chỉ dừng lại ở mua bán, thậm chí, từ hai ngày nay, dịch vụ giữ hộ vàng cũng đã ngừng lại, theo yêu cầu từ Ngân hàng Nhà nước.

Còn ở động thái từ cơ quan quản lý là Ngân hàng Nhà nước, từ sau ngày 30/6, khi nhu cầu mua vàng để tất toán của các ngân hàng giảm đi, những phiên đấu thầu vẫn diễn ra liên tục và giá vàng trên thị trường chưa có dấu hiệu ngừng lại. Mức giá trong nước liên tục tăng nhanh và mạnh một cách “lạc nhịp” so với đà tăng của thế giới.

Chênh lệch giá trong nước – quốc tế chỉ giảm về vùng trên 4 triệu đồng/lượng duy nhất trong 1 ngày 28/6, còn những ngày trước và sau đó, mức này luôn ở trên 5-6 triệu đồng/lượng với xu hướng vàng trong nước đắt hơn. Có thời điểm giá vàng quốc tế giảm sâu nhưng trong nước vẫn tăng mạnh, điển hình ngày 4/7, giá trong nước tăng thêm 1,3-1,7 triệu đồng/lượng so với chốt phiên 3/7. Như vậy, ngay cả khi các ngân hàng đã tất toán trạng thái, việc thu hẹp chênh lệch giá vẫn chưa làm được. Điều gì đã và đang diễn ra trên thị trường vàng?

Bị làm giá?

Về những người hưởng lợi trong sóng giá vàng, theo lời chuyên gia nói trên, trước hết là các cửa hàng. Với việc người dân đổ xô đi mua vàng và chưa có hàng giao ngay, đơn vị bán ra càng nợ được lớn càng được lợi nhiều, còn thiệt hại đổ về người dân. Tuy nhiên, thường sẽ có hai trường hợp xảy ra với người kinh doanh và tâm lý đầu tư của người dân: bán được giá cao thì lợi, mua được giá thấp cũng lợi, do đó thường sẽ bán lúc này, mua lúc kia thay vì cố định mua rồi để đó.

“Nếu như giá bình bình, việc mua bán cũng sẽ đều đều, còn khi giá thế giới xuống nhiều, lập tức người dân lại ồ ạt đi mua vào, xếp hàng, chen nhau để mua thì dĩ nhiên cung cầu sẽ khiến giá đi lên. Đến một ngưỡng nào đó, mọi người thấy rằng giá không lên thật vì không thiếu hàng, giá quốc tế không đổi, chính sách quản lý của Nhà nước vẫn vậy và bỏ ngang thì giá lại rút xuống. Điều đó thể hiện có sự không bình thường trong quản lý, chứ không phải lỗi của thị trường”, chuyên gia nói trên bình luận, dù không trực tiếp đề cập đến khái niệm “làm giá” trên thị trường vàng.

Không nói thẳng, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa – nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban giám sát tài chính quốc gia – đánh giá, mức chênh lệch giữa Việt Nam với thế giới còn cao lên tới 6 triệu đồng/lượng trong suốt thời gian dài, nhưng không có hiện tượng buôn lậu là một thành công lớn. “Dù có nhiều dư luận trái chiều về điều hành thị trường cũng như giá vàng, nhưng cách làm như trên là đúng. Việc hạn chế nhập lậu vàng là một trong những yếu tố quan trọng đưa dự trữ ngoại hối tăng từ 7 tỷ USD lên 27 tỷ USD, còn khi thực thi chính sách độc quyền vàng miếng, đúng là chênh lệch trong nước và quốc tế có tăng lên, nhưng với tình hình hiện nay, dự trữ ngoại tệ mới là yếu tố sống còn, còn vàng như thế nào không quá quan trọng”.

Trong khi đó, tính đến ngày 5/7, vàng miếng SJC đã có một tuần biến động đầy chập chờn và chưa ai đoán được xu hướng của tuần tiếp theo. Giá vàng chốt ngày 5/7 tại 37,5 triệu đồng/lượng thu mua và 38,1 triệu đồng/lượng bán ra- vẫn đắt hơn quốc tế gần 6 triệu đồng/lượng.

Lan Anh

Theo Infonet

——————

Infonet 08-7-2013:

http://news.zing.vn/tai-chinh-chung-khoan/ai-huong-loi-khi-vang-nhay-mua/a332958.html

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,153