(VOV1) – Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Có những sai lầm mới có những thành công. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi đúng lúc, kịp thời, chân thành và biết sửa sai là thực sự cần thiết. Điều này lại càng đặc biệt quan trọng hơn trong môi trường công vụ, đối với mỗi cán bộ đảng viên, công chức.
Tuy vậy, rất đáng tiếc, trong khi có những lời xin lỗi của cán bộ công chức được đưa ra đúng lúc, đúng thời điểm, với một thái độ cầu thị, chân thành, thì cũng có không ít cán bộ ngại xin lỗi, lười xin lỗi mỗi khi mình làm sai; lại có những người rất chịu khó đưa ra lời xin lỗi nhưng với một thái độ hời hợt, thiếu thực tâm. Đây là nội dung BTV Thanh Trường trao đổi với khách mời là luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI.
Nghe 33 phút audio tại đây:
——————–
Kịch bản:
SHOW Theo dòng Thời sự ngày 09.05
***************
- 7H00-8H30 sáng thứ Bảy hàng tuần
- Đạo diễn: Thanh Trường
STT | Thời gian
| NHẠC HIỆU THEO DONG THOI SU SÁNG 38” |
4
| 7h17-7h40 | NTM CHUYEN BAN TRA 14’’ Thưa quý vị và các bạn! Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết. Vâng, nhận ra lỗi lầm và chân thành nhận lấy nó để mong được tha thứ sẽ làm dịu bớt cơn giận dữ hoặc nỗi đau của người khác. Bởi vậy lời xin lỗi mang tính nhân văn trong đời sống. Đó cũng là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng thái độ quan tâm và cầu thị hết sức cần thiết. Khi lời xin lỗi được trình bày chân thành nó phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân. Đáng tiếc thời gian qua, trong môi trường công vụ, trong khi có những lời xin lỗi của cán bộ công chức được đưa ra đúng lúc, đúng thời điểm, với một thái độ cầu thị, chân thành và có sửa chữa, thì cũng có không ít cán bộ ngại xin lỗi, lười xin lỗi mỗi khi mình làm sai; lại có những người rất chịu khó đưa ra lời xin lỗi nhưng với một thái độ hời hợt, thiếu thực tâm. Làm gì để văn hóa xin lỗi, văn hóa nhận trách nhiệm trở nên bình thường trong hoạt động công vụ cũng là chủ đề của chuyên mục chuyện bàn trà ngay sau đây. Khách mời là luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI. Quý vị quan tâm tới chủ đề này hãy gọi điện cho chúng tôi qua số máy: 043 934 9383. Hoặc 0243 934 10 40. Bây giờ xin mời BTV Thanh Trường và vị khách mời: Xin chào và cảm ơn ông Trương Thanh Đức đã tham gia Chương trình cùng chúng tôi: Khách mời chào thính giả: Thưa quý vị! Thời gian qua, một số cán bộ có chức, có quyền khi hầu tòa, trước khi bị tuyên án, thường nói lời xin lỗi. Chúng ta cùng nghe một tổng hợp ngắn sau đây. TONG HOP NHUNG LOI XIN LOI (huyen doc cho truong trong TEMP) Mới đây nhất, khi nói lời sau cùng trước tòa, bị cáo Nguyễn Văn Hiến, từng là Đô đốc Hải quân, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã 4 lần “xin lỗi” Đảng, Nhân dân và đồng đội. Ông bày tỏ: Sự việc xảy ra với Quân chủng Hải quân, tôi rất đau xót. Tôi thấy có lỗi của mình. Vì điều kiện công việc nên thiếu trách nhiệm, tôi xin lỗi Đảng, nhân dân, xin lỗi đồng đội đang trong Quân đội, xin lỗi đồng đội Hải quân”. Trước ông Hiến, nói lời sau cùng tại tòa, bị cáo Đinh La Thăng, từng là Ủy viên Bộ Chính trị cũng “cúi đầu”: Hôm nay đứng trước tòa, nói lời sau cùng, đối mặt án phạt nghiêm khắc, bị cáo xin một lần nữa cúi đầu xin lỗi Đảng, Nhà nước, Nhân dân, thế hệ công nhân lao động ngành dầu khí, giao thông vận tải, Nhân dân TP HCM. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh cũng từng “nghẹn ngào”: “Bị cáo thực sự nhiều đêm không ngủ, rất hối hận. Bị cáo cũng muốn xin lỗi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; xin lỗi Nhân dân cả nước”. Không chỉ thế, Trịnh Xuân Thanh còn “nức nở”: “Cháu muốn gửi lời xin lỗi bác TBT Nguyễn Phú Trọng, rất mong bác tha thứ cho cháu cũng như người con, người cháu trong gia đình, tạo điều kiện để cháu được gặp bố mẹ, vợ con”. Các bị cáo Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son trong vụ Mobifone mua AVG cũng có những lời xin lỗi rất chi thống thiết. Quả thật nghe rất là xót xa, và nếu chỉ nghe những lời xin lỗi này, không ít người rất chia sẻ và cảm thông, nhưng khi biết được cả quá trình sai phạm của họ và hậu quả đã gây ra thì cảm xúc lúc đó có lẽ lại khác. Còn ông có lời bình nào về những lời xin lỗi của các cựu quan chức này? Trả lời Vâng, có nhiều lý do rất khó chấp nhận lời xin lỗi này. Thứ nhất là tính thời điểm: Họ sai phạm và có các tội rất nghiêm trọng, trong một thời gian dài, gây ra nhiều tổn thất về cả tình cảm, niềm tin của quần chúng nhân dân, đảng viên với họ, với ngành lĩnh vực họ từng quản lý; và gây ra cả tổn thất rất lớn về vật chất: thiệt hại cho Nhà nước, công quỹ – suy cho cùng đều là tiền của dân, cả trăm, cả nghìn tỷ đồng, đó còn chưa kế có vị nhận hối lộ hàng triệu đô la được báo chí và dư luận mô tả là vụ đưa và nhận hối lộ lớn nhất trong lịch sử từng bị phát hiện. Giờ Tòa tuyên án, nói lời sau cùng mới đưa ra lời xin lỗi, và tất nhiên kèm theo lời khẩn thiết: mong tòa khoan hồng, xem xét giảm nhẹ hình phạt. Ông có bàn luận gì thêm về tính thời điểm đưa ra lời xin lỗi và kèm theo câu sau “xin khoan hồng” của các vị này? Trả lời Còn sự chân thành, hối lỗi trong các lời xin lỗi đó thì sao? theo cảm nhận của ông về những lời xin lỗi muộn màng này của họ khi mà trước đó họ biết những việc làm sai phạm nghiêm trọng của mình mà vẫn thực hiện? Trả lời Vâng thưa quý vị và các bạn! Thưa vị khách mời! Xin lỗi là một việc làm đáng ra hết sức bình thường trong mọi quan hệ, công việc và thể hiện người bị lỗi cầu thị, nhận ra sai trái và khắc phục. Thế nhưng, đối với nhiều người, đặc biệt là đối với một bộ phận cán bộ công chức, lời xin lỗi sau khi làm sai, với họ là một việc gì đó rất khó khăn. Ngược lại, chúng ta cũng từng chứng kiến, cũng có một nhóm cán bộ, công chức rất chịu khó đưa ra lời xin lỗi một cách rất nhanh chóng và xin lỗi… theo kiểu cho xong. Cả hai trạng thái này nó nói lên điều gì thưa ông Trương Thanh Đức? Trả lời Câu hỏi thính giả nếu có Theo ông vì sao có một bộ phận cán bộ đảng viên lại rất khó khăn đưa ra lời xin lỗi của mình đến vậy, họ buộc phải xin lỗi khi cấp trên chỉ ra các sai phạm, hoặc nhân dân, dư luận phẫn nộ, không còn chịu đựng được hành vi, việc làm của họ, họ mới miễn cưỡng xin lỗi. Văn hóa xin lỗi, thấy sai thì nhận và sửa vì sao với họ lại khó khăn đến vậy? Trả lời Còn hình thái rất chịu khó xin lỗi, xin lỗi kiểu cho xong, xin lỗi kèm theo cụm từ “nhưng mà…” với hàm ý rằng, ừ thì thấy có sai đó, nhưng không hẳn là tại tôi; hay như xin lỗi và nhận lỗi xong… không chịu làm gì cả thì hậu quả là gì? Trả lời Ông có thể cho vài dẫn chứng mà ông từng chứng kiến? Trả lời Câu hỏi thính giả nếu có Quý vị và các bạn đang nghe chuyện bàn trà về lời xin lỗi của các cán bộ công chức và văn hóa xin lỗi. Quý vị quan tâm tới chủ đề này, hãy gửi bình luận hoặc đặt câu hỏi cho vị khách mời qua số điện thoại: 0243 934 9483 hoặc 0243 934 10 40. Vâng rõ ràng, điều mà người dân mong muốn ở đây không chỉ là “xin lỗi” mà phải biết sửa lỗi, khắc phục lỗi lầm. Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 14 đang diễn ra. Chúng ta chứng kiến trong các kỳ họp và trong Quốc hội các khóa, đã từng có rất nhiều lời xin lỗi từ các vị có chức, có quyền. Nhìn lại việc phát triển mạnh mẽ như hôm nay cho thấy, để có được lời xin lỗi từ các cán bộ đương chức là cả một quá trình không ngắn. Khởi đầu cách đây hàng chục năm, lần đầu tiên trên diễn đàn Quốc hội xuất hiện từ “nhận lỗi” của một vị Bộ trưởng, thành viên Chính phủ. Khi đó, cử tri đã rất phấn khởi nhưng cũng phải mất thêm vài năm nữa, từ “nhận lỗi” mới tiến tới “xin lỗi” và giờ đây, chuyện “xin lỗi” không còn là lạ. Đây quả thực cũng là một bước tiến thưa ông Trương Thanh Đức? Trả lời Nhưng như phần đầu chúng ta trao đổi. Trong những lời xin lỗi đó cũng có nhiều vị bộ trưởng, trưởng ngành đưa ra những thông điệp cam kết khắc phục nhưng cũng có vị kỳ sau Đại biểu chất vấn vẫn đúng những lỗi của ngành đó ở kỳ họp trước mà không thấy có nhiều tiến triển nào. Nó cho thấy từ nhận thức tới hành động là cả một quá trình, ngay cả với nhận thức về lời xin lỗi thưa ôngJ Trả lời Và cao hơn nữa, mong không cơ quan đơn vị, cá nhân quan chức, cán bộ nào mắc lỗi để rồi phải “xin lỗi”, thưa ông? Trả lời Chúng tôi nhận được ý kiến của thính giả Đình Tuyến ở Đan Phượng, Hà Nội là: Vấn đề đặt ra là cơ chế nào để giúp hoặc là phòng ngừa cán bộ quan chức mắc lỗi, đặc biệt là những lỗi nghiêm trọng tới mức đó là “tội lỗi” chứ không còn là lỗi đơn thuần nữa. Vị khách mời có bình luận nào về ý kiến này của thính giả Đình Tuyến? Trả lời Nhìn rộng ra các nước, các hoạt động của cán bộ công chứcthường chủ động công khai minh bạch, khẳng khái. Thái độ nhận trách nhiệm và cầu thị rất rõ ràng. Có vị bộ trưởng trưởng ngành hoặc người đứng đầu một cơ quan tổ chức khi thấy có lỗi và để xảy ra lỗi ở ngành mình quản lý là xin từ chức ngay. Văn hóa đó không chỉ có trong chốn công chức cán bộ mà có cả ở trong các công ty nữa. Vụ Tenma Nhật Bản mới đây là một ví dụ, sau khi cán bộ cấp dưới tới Công tố Tokio khai nhận đút lót cho cán bộ địa phương ở Việt Nam thì ông Chủ tịch tập đoàn Tenma Nhật Bản tuyên bố kỳ họp tới của tập đoàn, ông ta sẽ từ chức. Theo ông, điều gì giúp người Nhật có văn hóa xin lỗi và nhận lỗi một cách thẳng thắn và trách nhiệm đến như vậy? Trả lời Cách hành xử đó của người Nhật, cán bộ công chức Nhật Bản nó giúp gì, hay nói cách khác là có ích ra sao trong hoạt động điều hành thực thi công vụ của họ? Trả lời Trở lại với nước ta, văn hóa xin lỗi tôi nghĩ là nó luôn có trong mỗi người Việt mình. Thấy sai thì sửa và khắc phục, kèm theo lời xin lỗi. Nhưng nó lại thiếu trong môi trường làm việc, thực thi công vụ của một bộ phận cán bộ đảng viên ở các cấp. Ông có khuyến nghị gì để làm sao “văn hóa xin lỗi” này nó trở nên rất đỗi bình thường và “xin lỗi thực tâm, cầu thị” của tất cả cán bộ công chức, để từ đó có một nền công vụ hiệu quả thực sự là phục vụ nhân dân, phụng sự xã hội, để đất nước phát triển? Trả lời Một lần nữa xin cảm ơn luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI với phần bàn luận vừa rồi, xin cảm ơn quý thính giả đã quan tâm lắng nghe và đặt câu hỏi cho vị khách mời cũng như lời bình luận của quý vị về cho chương trình. Hồ Điệp: Vâng thưa quý vị!, qua chủ đề bàn luận trong chuyện bàn trà hôm nay, chúng tôi mong rằng, những lời xin lỗi không thật tâm từ những người có trọng trách sẽ ngày càng giảm đi. Vì lời xin lỗi sẽ trở nên tầm thường nếu bị lạm dụng, hay “xin lỗi” để lấp liếm mâu thuẫn chưa được giải quyết (và mâu thuẫn sẽ vẫn nằm đó) hoặc để lấy sự thương hại, xí xóa bỏ qua, thậm chí để thao túng người khác. Ngược lại, những lời xin lỗi chân thành được đưa ra nhanh chóng vào đúng thời điểm từ những người có trách nhiệm là văn minh lãnh đạo và động lực rất cần thiết lúc này để xã hội Việt Nam thay đổi tích cực. Cần rất nhiều can đảm để có thể nói ra lời xin lỗi. Một lần nữa cảm ơn vị khách mời là luật sư Trương Thanh Đức. Bây giờ trước khi đến với những tin tức cập nhật, chúng ta cùng lắng nghe ca khúc: Sống như những đóa hoa, sáng tác và trình bày: Tạ Quang Thắng: 30.05 BH SONG NHU NHUNG DOA HOA |
—————–
VOV1 Theo dòng thời sự – Chuyện bàn trà 30-5-2020: