3.034. Đẩy áp lực nợ xấu về tương lai, lợi nhuận ngân hàng năm 2020 ‘nhẹ gánh’

(VNF) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, người từng có nhiều năm “thực chiến” trong lĩnh vực ngân hàng gọi việc giữ nguyên nhóm nợ, cơ cấu lại thời gian trả nợ… là “tình thế bắt buộc” dù trước dịch, Ngân hàng Nhà nước quản rất chặt, rất nghiêm chuyện trích lập dự phòng, che giấu nợ xấu.

Đẩy áp lực nợ xấu về tương lai, lợi nhuận ngân hàng năm 2020 ‘nhẹ gánh’ (Ảnh minh họa)

Trong một báo cáo phân tích công bố gần đây, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đã đưa ra 2 kịch bản đối với ngành ngân hàng trong năm 2020.

Ở kịch bản cơ sở, tổng lợi nhuận năm 2020 của các ngân hàng tăng nhẹ so với năm 2019 mặc dù bị ảnh hưởng ở cả 2 nguồn thu nhập chính là thu nhập lãi thuần và thu nhập dịch vụ, lẫn các nguồn thu khác như nguồn thu nhập từ hoạt động xử lý nợ đã trích lập giảm xuống và hoạt động trích lập diễn ra mạnh mẽ hơn.

Ở kịch bản kém khả quan, tổng lợi nhuận của các ngân hàng chỉ giảm nhẹ so với năm 2019.

Trong khi đó, theo số liệu tổng hợp từ FiinGroup dựa trên kế hoạch kinh doanh của các ngân hàng sau đại hội cổ đông hoặc được giới phân tích dự báo, lợi nhuận ngân hàng năm 2020 có thể giảm khoảng 11,9% so với năm 2019.

Trên thực tế, kế hoạch kinh doanh năm 2020 của nhiều ngân hàng sau khi tính đến hệ lụy lâu dài của Covid-19 giảm không mạnh, thậm chí tăng và phần lớn đều là kế hoạch mang tính thận trọng. Số liệu thực tế đang cho thấy những tín hiệu khả quan hơn.

Chẳng hạn, VietinBank ước tính nửa đầu năm nay có thể đạt lợi nhuận khoảng 6.000 tỷ đồng. Con số này cao hơn tới khoảng 12% so với mức thực hiện 5.334 tỷ đồng của nửa đầu năm ngoái, bất chấp tác động của Covid-19. Hay như TPBank, 4 tháng đã đạt lợi nhuận 1.200 tỷ đồng, hoàn thành khoảng 30% kế hoạch cả năm, dù rằng tháng 3 và tháng 4 là hai tháng hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng rất nặng nề bởi dịch. Cả năm nay, TPBank vẫn đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng so với năm ngoái, mức tăng khoảng 5%.

Hoặc như VPBank, Tổng giám đốc Nguyễn Đức Vinh tiết lộ trong đại hội cổ đông thường niên tổ chức gần đây rằng đến hết tháng 4, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng ở mức khoảng 4.000 tỷ đồng. Hết tháng 5 ước tính khoảng 5.100 tỷ đồng. Kết thúc 6 tháng dự kiến khoảng trên dưới 6.000 tỷ đồng.

Nửa đầu năm ngoái, lợi nhuận trước thuế của VPBank là 4.342 tỷ đồng. Như vậy, theo ước tính thì tăng trưởng lợi nhuận nửa đầu năm nay của VPBank có thể lên đến 38%. Kế hoạch lợi nhuận năm nay của ngân hàng này là giảm 1,1% so với năm ngoái nhưng ông Vinh cho biết nếu tình hình dịch bệnh vẫn thuận lợi như hiện tại, mức thực hiện cuối năm có thể cao hơn từ 10% đến 20% so với kế hoạch.

Trước dịch, tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng năm 2020 được kỳ vọng ở mức khá cao nên nếu lợi nhuận toàn ngành năm nay chỉ suy giảm nhẹ thì cũng không có nghĩa là ngân hàng ít chịu ảnh hưởng. Lợi nhuận hy sinh nếu so với kế hoạch trước dịch là rất đáng kể.

Thêm vào đó, một phần lợi nhuận không nhỏ sẽ tiếp tục phải hy sinh trong một/một vài năm sau bởi hiện tại, gánh nặng nợ xấu, kéo theo đó là áp lực trích lập dự phòng, đang được đẩy về tương lai nhờ Thông tư 01 và tới đây là Thông tư 01 sửa đổi khi cho phép các ngân hàng giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản nợ được xác định là bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, người từng có nhiều năm “thực chiến” trong lĩnh vực ngân hàng gọi việc giữ nguyên nhóm nợ, cơ cấu lại thời gian trả nợ… là “tình thế bắt buộc” dù trước dịch, Ngân hàng Nhà nước quản rất chặt, rất nghiêm chuyện trích lập dự phòng, che giấu nợ xấu.

Ông Đức nhấn mạnh việc giữ nguyên nhóm nợ đã tạo ra “con số ảo” về nợ xấu và nhận định đối với ngành ngân hàng, “đây là thách thức trong tương lai gần”.

Công ty chứng khoán VCBS thì chỉ ra rằng chất lượng tài sản của các ngân hàng có thể bị suy giảm ở nhiều khía cạnh bao gồm lãi phải thu, giá trị thị trường của tài sản bảo đảm và nợ xấu thực chất. Điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng ở các năm sau đó.

Theo ước tính của VCBS, để dư nợ xấu toàn hệ thống về mức 1,5 – 2% như giai đoạn trước khi có dịch bệnh thì chỉ cần 1 – 2 năm với điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi nhưng có thể cần tới 3 – 5 năm nếu như nền kinh tế gặp phải những trì trệ.

Dưới góc nhìn của công ty chuyên cung cấp và phân tích dữ liệu, FiinGroup nêu đánh giá tương đồng rằng: “Số liệu từ cuộc khủng hoảng giai đoạn 2008 cho thấy chi phí dự phòng phát sinh thường có độ trễ rất dài do việc xác định các ảnh hưởng đòi hỏi thời gian đánh giá và phân tích cũng như do sự thay đổi về các chính sách hạch toán kế toán để thích ứng của ngành”.

Minh Tâm

—————–

Vietnam Finace  (Ngân hàng) 04-6-2020:

https://vietnamfinance.vn/day-ap-luc-no-xau-ve-tuong-lai-loi-nhuan-ngan-hang-nam-2020-nhe-ganh-20180504224239280.htm

(160/1.018)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,748