3.052. Phân bón không chịu thuế GTGT: Lợi bất cập hại 

(NLM) – Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, rất nhiều doanh nghiệp đã phản ánh về những bất cập khi phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT). Có lẽ, các nhà hoạch định chính sách đã không lường được việc phân bón không chịu thuế GTGT lại gây nhiều khó khăn, bất lợi cho doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước.    

Ngày 26-11-2014, Quốc hội thông qua Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế, theo đó, từ ngày 1-1-2015 các mặt hàng: Phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp… thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Luật sư Trương Thanh Đức

Trong những năm qua, Chính phủ có chủ trương khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất phân bón trong nước nhằm chủ động nguồn phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm dần phân bón nhập khẩu. Chủ trương này hướng đến mục đích vừa giúp Chính phủ điều tiết cung – cầu khi thị trường phân bón khi có biến động, vừa giảm giá bán phân bón cho nông dân thông qua việc giảm thuế GTGT đối với phân bón. Việc ban hành Luật số 71/2014/QH13 cũng nhằm cụ thể hóa chủ trương đó.

Tuy nhiên, sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, lợi chưa thấy đâu nhưng các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước đã “ngấm đòn” khó khăn do tác động không mong muốn của Luật số 71/2014/QH13 bởi những tác động “ngược” làm hạn chế sản xuất, kinh doanh, cũng như các dự án đầu tư sản xuất phân bón trong nước…

Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, ước tính khi thực hiện Luật số 71/2014/QH13 (từ ngày 1-1-2015), giá thành phân đạm tăng 7,2-7,6%; DAP tăng 7,3-7,8%; supe lân tăng 6,5-6,8%; NPK và phân hữu cơ tăng 5,2-6,1%.

Cùng với đó, số liệu thống kê cũng cho thấy, số thuế GTGT không được khấu trừ phải tính vào chi phí của doanh nghiệp phân bón năm 2018 rất lớn, cụ thể, Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc trên 141 tỉ đồng; Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao 142 tỉ đồng; Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình 113 tỉ đồng; Công ty CP Lân Ninh Bình, Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển, Công ty CP Phân bón miền Nam 3-50 tỉ đồng.

Như vậy, việc quy định phân bón không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT không những không tạo điều kiện cho người nông dân được hưởng giá phân bón thấp mà vô hình trung đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu phân bón, gia tăng sức ép đối với các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước, dẫn đến khả năng nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước phải hoạt động cầm chừng hoặc ngừng sản xuất. Đây là thiệt thòi lớn cho một ngành công nghiệp lớn trong nước, ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia và lãng phí nguồn lực xã hội.

Ngành công nghiệp phân bón đang phải đối mặt với nhiều khó khăn

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Năng lượng Mới về nghịch lý trên, luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, doanh nghiệp trong nước đã “kêu” bao năm nay về Luật số 71/2014/QH13, không riêng doanh nghiệp sản xuất phân bón mà kể cả các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu máy móc, thiết bị nông nghiệp. Tuy nhiên, đến nay vẫn không có sự thay đổi nào.

“Khi đưa vấn đề này vào luật, các nhà làm chính sách không lường được, tưởng rằng phân bón không chịu thuế GTGT sẽ có lợi cho doanh nghiệp nhưng hóa ra lại gây khó khăn, bất lợi. Chính sách thuế GTGT với phân bón ở nước ta đang đi ngược với nhiều nước trên thế giới”, luật sư Trương Thanh Đức nói.

Theo một nghiên cứu của Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) cùng với các yếu tố về giống, thủy lợi, cơ giới hóa nông nghiệp…, phân bón đóng góp tới trên 40% cho việc nâng cao năng suất cây trồng. Bởi thế, theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, chính sách thuế cần có sự thay đổi để phù hợp với tình hình và đúng với định hướng chiến lược phát triển ngành công nghiệp phân bón của Chính phủ.

Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón trong nước rất cần sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách, tạo sự cạnh tranh công bằng giữa sản phẩm phân bón nhập khẩu và sản phẩm phân bón sản xuất trong nước, cùng với đó là phát triển các sản phẩm phân bón có chất lượng tốt, tính năng đặc thù dựa trên việc sử dụng công nghệ cao để các doanh nghiệp luôn là đòn bẩy cho sự tăng trưởng phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương nói riêng và phát triển kinh tế – xã hội của cả nước nói chung.

Trước đó, tại một cuộc hội thảo liên quan đến Luật số 71/2014/QH13, ông Nguyễn Như Cường, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từng đưa ra giải pháp là cần có một đánh giá cụ thể về những tác động của Luật số 71/2014/QH13 tới ngành phân bón trong nước, tới doanh nghiệp và nông dân như thế nào. Khó khăn của doanh nghiệp hiện nay ngoài do Luật số 71/2014/QH13, tác động bên ngoài từ việc giá phân bón thế giới giảm, liệu còn có nguyên nhân nào khác như công nghệ, quản trị doanh nghiệp…? Do đó, cần có phân tích trên cơ sở khoa học để Chính phủ có thể trình Quốc hội sửa luật.

Bên cạnh những khó khăn nội tại, thời gian gần đây, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngành công nghiệp phân bón phải đối mặt thêm hàng loạt khó khăn mới. Như một “cơ thể ốm yếu” cần có thuốc chữa trị kịp thời, việc Chính phủ, Quốc hội sớm sửa đổi Luật số 71/2014/QH13 được ví như “liều thuốc quý” giúp doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước sớm ổn định và tăng trưởng, đủ sức cạnh tranh với phân bón ngoại nhập.r

Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, ước tính khi thực hiện Luật số 71/2014/QH13 (từ ngày 1-1-2015), giá thành phân đạm tăng 7,2-7,6%; DAP tăng 7,3-7,8%; supe lân tăng 6,5-6,8%; NPK và phân hữu cơ tăng từ 5,2-6,1%.

Minh Loan

—————–

Năng lượng mới (Kinh tế & Hội nhập) 14-6-2020:

https://petrotimes.vn/loi-bat-cap-hai-572310.html

(199/1.148)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,739