3.060. Luật cần “sống’ với thời gian|

(NLM) – Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, hiện nay luật được ban hành nhiều, tốc độ nhanh, tuy nhiên số lượng luật phải sửa đổi quá nhiều, gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp. Phóng viên Tạp chí Năng lượng Mới đã có cuộc trao đổi với luật sư Trương Thanh Đức về vấn đề này.

PV: Ông nhận xét như thế nào về công tác xây dựng luật của Quốc hội nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển?

Luật sư Trương Thanh Đức:

Luật sư Trương Thanh Đức: Nhìn chung, số lượng luật được ban hành nhiều, tốc độ tương đối nhanh, các lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế đều đã được điều chỉnh bằng luật, đặc biệt là quan điểm về đổi mới, hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển kinh tế thị trường rất rõ.

Tuy nhiên, “tuổi thọ” của các luật quá ngắn, số lượng luật và vấn đề phải sửa đổi quá lớn, gây ra rất nhiều khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và cả các cơ quan quản lý. Luật cần bảo đảm tính ổn định cao thì mới đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tốt. Có thể so sánh, kinh tế phát triển rất mạnh, bộ mặt đất nước thay đổi rất nhiều, nhưng quy hoạch kiến trúc cổ từ thời Pháp thuộc của Hà Nội đã qua hơn trăm năm vẫn rất đẹp và không bị lạc hậu, trong khi các khu vực mới quy hoạch phải chỉnh sửa liên tục mà vẫn có nhiều bất cập. Làm luật phải có những “công trình” sống với thời gian như kiến trúc, nếu cứ nay xây, mai phá bỏ, sửa chữa liên tục thì thành phố lúc nào cũng ngổn ngang, mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là rất lãng phí.

PV: Là thành viên Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, ông đánh giá thế nào về hai luật này qua nhiều lần sửa đổi?

Luật sư Trương Thanh Đức: Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp là hai luật quan trọng trong hệ thống pháp luật về kinh doanh, tác động trực tiếp đến cộng đồng doanh nghiệp và môi trường đầu tư, kinh doanh.

Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hiện hành mới được ban hành từ năm 2014 (có hiệu lực từ 1-7-2015), bên cạnh những mặt được thì vẫn còn nhiều điểm hạn chế, bất cập. Quá trình thực thi hai luật này còn không ít vướng mắc phát sinh, trong đó có sự không tương thích với một số quy định của các luật khác. Luật Doanh nghiệp tạo ra nhiều bẫy rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp, thành viên công ty, khách hàng và ngân hàng như ngành nghề kinh doanh, người đại diện theo pháp luật, con dấu, nhiệm kỳ và bầu thành viên hội đồng quản trị…

Doanh nghiệp xuất khẩu da giày

PV: Quan điểm của ông về việc đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) như thế nào?

Luật sư Trương Thanh Đức: Về bản chất pháp lý, hộ kinh doanh 1 thành viên (1 chủ) hoàn toàn tương tự như doanh nghiệp tư nhân. Chỉ có hộ kinh doanh có nhiều thành viên (nhiều chủ) thì mới không giống bất cứ loại hình kinh doanh nào ở nước ta cũng như trên thế giới, cần phải được thay đổi. Vì vậy, về nguyên tắc, hộ kinh doanh cần được đối xử như đối với doanh nghiệp tư nhân.

Tuy nhiên, vì phải có lộ trình giải quyết phù hợp với thực tiễn, nên Quốc hội cần luật hóa theo hướng duy trì gần như toàn bộ hiện trạng, ngoại trừ những vấn đề xét thấy hợp lý hơn và thuận lợi hơn cho mô hình kinh doanh này.

Không thể chậm trễ hơn nữa trong việc sửa đổi, nhưng cũng không nên dẫn đến một cái sai khác là coi hộ kinh doanh là một loại chủ thể thứ ba, ngoài hai loại chủ thể là cá nhân kinh doanh và pháp nhân thương mại. Cái khó, lúng túng của chúng ta chính là ở chỗ không nhận diện đúng về hộ kinh doanh và không mạnh dạn định nghĩa lại, xác định lại, chuẩn hóa lại cho đúng bản chất của hộ kinh doanh.

PV: Còn về đề xuất cấm dịch vụ đòi nợ thuê trong Luật Đầu tư (sửa đổi) thì sao?

Luật sư Trương Thanh Đức: Hiện có hai luồng ý kiến cấm và không cấm.

Việc cho rằng mọi tranh chấp, trong đó có nợ nần, đều được tòa án giải quyết nên không cần dịch vụ đòi nợ thuê là sai lầm. Nếu như vậy, hà cớ gì cả thế giới phải lập ra thêm trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp thay vì chọn tòa án đầy quyền lực?

Quan điểm cho rằng dịch vụ đòi nợ thuê đóng góp không đáng kể cho nền kinh tế, nên có cấm thì cũng không ảnh hưởng gì, cũng là một nhận định sai lầm, vì như vậy khác nào phủ nhận nhiều hoạt động rất tốn kém tiền bạc chỉ vì lý do không thu được lợi nhuận, không đóng góp cho ngân sách.

Nếu cấm dịch vụ đòi nợ thuê, người ta sẽ vẫn tiếp tục đòi nợ giúp thông qua hợp đồng ủy quyền đòi nợ thuê. Chẳng nhẽ lại cấm cả việc ủy quyền thực hiện công việc đòi nợ hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự?

PVCó những luật được sửa rất nhiều, nhưng có những điều mặc dù bất cập, doanh nghiệp kiến nghị sửa nhiều năm qua vẫn không thay đổi, theo ông đâu là lý do?

Luật sư Trương Thanh Đức: Bên cạnh những luật sửa đi sửa lại rất nhiều lần nhưng cũng có những luật hàng chục năm không sửa, không phải vì chuẩn rồi không cần sửa. Những luật này thường liên quan đến vấn đề chuyên ngành hoặc có thể luật đó chưa phù hợp với quan điểm cần thiết phải sửa của các nhà làm luật. Ví dụ, Luật Dầu khí ban hành từ năm 1993, đến nay đã qua 2 lần sửa đổi, vẫn còn nhiều bất cập, chưa được sửa đổi, bổ sung, có thể do một trong hai lý do đó.

Đặc biệt, Luật Đất đai sửa liên tục nhưng các vướng mắc, bất cập ngày càng nhiều không được sửa sai kịp thời, thậm chí đến mức vô lý như đã trả tiền thuê đất cho Nhà nước vài chục năm, trên đó có các bất động sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp, nhưng khi thay đổi mục đích sử dụng theo đúng yêu cầu của Nhà nước thì phải làm lại bằng cách đưa ra đấu giá như đất chưa thuộc quyền sử dụng của ai…

Tôi mong các nhà làm luật, hoạch định chính sách tập trung nguồn lực vào việc hoàn thiện thể chế, pháp luật vì nó ảnh hưởng vô cùng lớn đến mọi mặt của cuộc sống, quyết định đến sự ổn định và phát triển vững mạnh của đất nước.

PV:  Trân trọng cảm ơn ông!

Minh Loan

—————–

Năng lượng mới (Diễn đàn) 18-6-2020:

https://petrotimes.vn/luat-can-song-voi-thoi-gian-572699.html

(1.241/1.241)

 

Số lượng luật phải sửa đổi quá nhiều gây ra khó khăn rất lớn

Minh Loan

Số lượng luật được ban hành nhiều, tốc độ tương đối nhanh, các vấn đề chính về kinh tế đều đã được điều chỉnh bằng luât. Tuy nhiên, theo Luật sư Trương Thanh Đức, số lượng luật phải sửa đổi quá nhiều, gây ra khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp.

Phóng viên Tạp chí Năng lượng Mới/Petrotimes đã có cuộc trao đổi với về vấn đề này.

PV: Thưa ông, là luật sư có nhiều đóng góp đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, ông đánh giá như thế nào về công tác xây dựng luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế của Quốc hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển?

Luật sư Trương Thanh Đức: Qua những năm đổi mới chúng ta đã hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật kinh doanh nói riêng tương đối nhanh chóng, mạnh mẽ. Pháp luật đã đổi mới, cởi mở hơn nhiều so với trước, thậm chí hiện nay, một năm làm luật bằng 20 năm so với thời tôi đang học luật.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhiều hiệp định thương mại với hàng loạt các đối tác quốc tế cũng được kí kết. Theo đó, nhiều văn bản pháp luật cũng buộc phải thay đổi kịp thời để phù hợp và giúp doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng nắm được thời cơ hội nhập.

Nhìn chung, số lượng luật được ban hành nhiều, tốc độ tương đối nhanh, các vấn đề chính về kinh tế đều đã được điều chỉnh bằng luật, đặc biệt là quan điểm về đổi mới, hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển kinh tế kinh tế thị trường rất rõ từ cấp cao nhất cho đến cơ sở.

Tuy nhiên, “tuổi thọ” của các đạo luật quá ngắn, số lượng luật và vấn đề phải sửa đổi quá nhiều, đã gây ra rất nhiều khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và cả các cơ quan quản lý. Luật cần bảo đảm tính ổn định cao thì mới đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tốt. Có thể so sánh thế này, kinh tế phát triển rất mạnh, bộ mặt đất nước thay đổi rất nhiều nhưng quy hoạch kiến trúc cổ từ thời Pháp thuộc của thành phố Hà Nội, đã qua hơn trăm năm nhưng vẫn rất chắc chắn, đẹp và không bị lạc hậu, trong khi trong khi các khu vực mới quy hoạch thì phải chỉnh sửa liên tục mà vẫn gặp nhiều bất cập. Làm luật phải có là những “công trình” sống với thời gian như kiến trúc, chứ cứ nay xây rồi mại lại phá bỏ, đào bới, sửa chữa liên tục thì thành phố lúc nào cũng ngổn ngang, bụi bặm, mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường và đặc biệt là rất lãng phí.

PV: Là thành viên Tổ Công tác Thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, ông đánh giá thế nào về những thay đổi tích cực cũng như mặt hạn chế của hai đạo luật này qua nhiều lần sửa đổi?

Luật sư Trương Thanh Đức: Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp là hai đạo luật quan trọng trong hệ thống pháp luật về kinh doanh, tác động trực tiếp đến sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp và sự thuận lợi của môi trường đầu tư kinh doanh. Các Luật Doanh nghiệp là lĩnh vực đổi mới nhất, tiến bộ nhất, quan điểm thông thoáng nhất mang lại lợi ích phát triển nhất cho đất nước này.

Tuy nhiên, ngay Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hiện hành mới được ban hành từ năm 2014 (có hiệu lực từ 1/7/2015), bên cạnh những mặt được thì vẫn còn nhiều điểm hạn chế, bất cập. Quá trình thực thi hai Luật này cho thấy còn không ít vướng mắc phát sinh, trong đó, có sự khác nhau, không tương thích, mâu thuẫn trong chính nó cũng nhữ với một số quy định của các luật khác.

Vì vậy khá nhiều nội dung đang được dự kiến sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ tổng tộng 75 điều luật trên tổng số 289 điều của 2 Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp (kể cả việc thay thế cụm từ) và 9 luật khác. Trước đó cũng đã sửa đổi 3 điều và 1 phụ lục Luật Đầu tư vào năm 2016. Tuy nhiên, việc sửa đổi không phải là đổi mới thật sự, mà chủ yếu là sửa sai. Nếu việc sửa đổi còn luẩn quẩn, không rõ mục tiêu, sẽ dẫn đến nguy cơ còn phải sửa đổi nhiều lần nữa.

Có thể nói, với nhiều quy định đổi mới đột phá, nhưng Luật Doanh nghiệp cũng tạo ra nhiều bẫy rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp, thành viên công ty, khách hàng và ngân hàng như ngành nghề kinh doanh, người đại diện theo pháp luật, con dấu, nhiệm kỳ và bầu thành viên hội đồng quản trị,… Chẳng hạn, nếu đã là ngành, nghề được tự do kinh doanh thì không còn bất kỳ lý do gì để duy trì việc kê khai, thông báo ngành, nghề kinh doanh. Ngược lại đã là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần phải được tiếp tục ghi nhận trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

PV: Quan điểm của ông thế nào về việc ghi nhận hộ kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp?

Luật sư Trương Thanh Đức: Một trong những nội dung chính của Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) là phạm vi điều chỉnh, quy định đối tượng hộ kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp (Điều 1, Điều 2 và Chương VIIa của dự thảo luật). Ủy ban Kinh tế đã đề xuất ban hành luật riêng về hộ kinh doanh.

Khái niệm hộ kinh doanh đã xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1966. Từ sau năm 1976 đến trước khi ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005, chủ thể này được gọi là “hộ kinh doanh cá thể”. Hộ kinh doanh không phải là nằm ngoài luật hay chưa được luật điều chỉnh, mà đã được quy định trong cá 3 Luật Doanh nghiệp năm 1999, 2005 và 2014. Tuy nhiên vì các đạo luật này giao cho Chính phủ quy định chi tiết cho nên có thể nói Luật Doanh nghiệp tuy có điều chỉnh những vẫn gần như bằng không.

Đó là vấn đề bất cập rất lớn trong bối cảnh hệ thống pháp luật kinh doanh đã được liên tục hoàn thiện bằng nhiều đạo luật và đã có rất nhiều thay đổi. Thậm chí đến nay, các quy định của Chính phủ hạn chế đối với hộ kinh doanh như là chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm và sử dụng dưới 10 lao động là trái với quy định rằng quyền dân sự (trong đó có quyền tự do kinh doanh) chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật.

Mặt khác, vì hộ kinh doanh đã được đề cập trong 3 đời Luật Doanh nghiệp từ hơn 20 năm qua, nên quan điểm “đưa hộ kinh doanh vào dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) là không phù hợp vì hộ kinh doanh chưa thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp” của Ủy ban Kinh tế trở nên không hoàn toàn xác đáng.

Về bản chất pháp lý, hộ kinh doanh 1 thành viên (1 chủ) hoàn toàn tương tự như doanh nghiệp tư nhân. Chỉ có hộ kinh doanh có nhiều thành viên (nhiều chủ) thì mới không giống bất cứ loại hình kinh doanh nào ở trong nước cũng như trên toàn thế giới và cần phải được thay đổi. Vì vậy, về nguyên tắc hộ kinh doanh cần được đối xử như đối với doanh nghiệp tư nhân.

Tuy nhiên, vì phải có lộ trình giải quyết một cách hiệu quả và phù hợp nhất với thực tế, nên Quốc hội cần luật hóa theo hướng duy trì gần như toàn bộ hiện trạng, ngoại trừ những vấn đề xét thấy hợp lý hơn và thuận lợi hơn cho mô hình kinh doanh này.

Không thể chậm trễ hơn nữa trong việc sửa sai, nhưng cũng không nên dẫn đến một cái sai khác là coi hộ kinh doanh là một loại chủ thể thứ ba, ngoài hai loại chủ thể là cá nhân kinh doanh và pháp nhân thương mại. Cái khó, cái lúng túng của chúng ta chính là ở chỗ không nhận diện đúng về hộ kinh doanh và không mạnh dạn định nghĩa lại, xác định lại, chuẩn hóa lại cho đúng bản chất của hộ kinh doanh.

PV: Còn về đề xuất cấm dịch vụ đòi nợ thuê trong Luật Đầu tư thì sao?

Luật Đầu tư (sửa đổi) có nội dung về dịch vụ kinh doanh đòi nợ thuê. Hiện có hai luồng ý kiến cấm và không cấm. Tuy nhiên hiện nay Quốc hội đang nghiêng về phương án cấm. Hoạt động đòi nợ thuê, là một trong những biện pháp đòi nợ vẫn diễn ra một cách khá phổ biến xưa nay từ trước khi được quy định là một ngành nghề kinh doanh tại Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ngày 14-6-2007 của Chính phủ về “Kinh doanh dịch vụ đòi nợ”.

Việc cho rằng mọi tranh chấp, trong đó có nợ nần, đều được Tòa án giải quyết nên không cần dịch vụ đòi nợ thuê là sai lầm. Nếu như vậy thì hà cớ gì cả thế giới lại phải lập ra thêm trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp thay vì chọn cơ quan nhà nước đầy quyền lực?

Quan điểm cho rằng dịch vụ đòi nợ thuê đóng góp không đáng kể cho nền kinh tế, nên có cấm thì cũng không ảnh hưởng gì cũng là một nhân định rất sai lầm. Vì như vậy thì khác nào phủ nhận nhiều hoạt động rất tốn kém chi phí, tiền bạc chỉ vì lý do không thu được lợi nhuận cũng như đóng góp cho ngân sách.

Nếu cấm dịch vụ đòi nợ thuê, thì người ta sẽ vẫn tiếp tục đòi nợ giúp thông qua hợp đồng ủy quyền đòi nợ thuê. Không nhẽ lại cấm cả việc ủy quyền thực hiện công việc đòi nợ hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự?

PV: Có những văn bản Luật được sửa rất nhiều nhưng có những điều luật mặc dù tồn tại bất cập, doanh nghiệp kiến nghị nhưng qua bao năm vẫn không thay đổi, theo ông đâu là lý do?

Luật sư Trương Thanh Đức: Bên cạnh những đạo luật sửa đi sửa lại rất nhiều lần nhưng cũng có những luật hàng chục năm không sửa. Tất nhiên không phải vì chuẩn rồi không cần sửa. Những luật này thường liên quan đến vấn đề chuyên ngành, không có nhiều tác động mạnh đối với đời sống kinh tế xã hội, gây bức xúc trực tiếp đến nhiều đối tượng. Hoặc có thể luật đấy chưa phù hợp với quan điểm cần phải sửa của các nhà làm luật. Ví dụ, Luật Dầu khí ban hành từ năm 1993, đến nay đã qua 2 lần sửa đổi nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung theo phản ánh của doanh nghiệp thì có thể là nằm vào một trong hai lý do trên.

Hay như điều luật liên quan đến Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT). Có rất nhiều doanh nghiệp “kêu” bao năm nay xin được vào diện chịu thuế VAT vì nếu được miễn thuế thì toàn bộ chi phí phát sinh được các doanh nghiệp tính vào chi phí sản xuất, làm tăng giá thành sản xuất, giảm tính cạnh tranh. Như vậy, khi đưa vấn đề này vào luật, các nhà làm chính sách không lường được, tưởng rằng miễn thuế có lợi cho doanh nghiệp nhưng hóa ra lại gây khó khăn, bất lợi. Miễn giảm thuế VAT ở nước ta đang đi ngược với nhiều nước trên thế giới.

Đặc biệt là Luật Đất đai, sửa liên tục nhưng vấn đề vướng mắc, bất cập ngày càng nhiều không được sửa sai kịp thời, thậm chí đến mức vô lý như đã trả tiền thuê đất cho Nhà nước vài chục năm, trên đó có các bất động sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp, nhưng khi thay đổi mục đích sử dụng theo đúng yêu cầu của Nhà nước lại phải xóa cờ làm lại bằng cách đưa ra đấu giá như đất chưa thuộc quyền sử dụng của ai.

Tôi mong các nhà làm làm luật, hoạch định chính sách nhất là Chính phủ và Quốc hội cần tập trung nguồn lực vào việc hoàn thiện thể chế pháp luật vì nó ảnh hưởng vô cùng lớn đến mọi mặt của cuộc sống, quyết định đến sự ổn định và phát triển vững mạnh của đất nước.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,736