3.065. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Còn nhiều kẽ hở cho các “công ty ma” luồn lách

(KTĐT) – Thời gian gần đây, mức độ tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp của nhà đầu tư cá nhân ngày càng lớn do sức hấp dẫn của lãi suất trái phiếu.

Mức độ tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của nhà đầu tư cá nhân ngày càng lớn do sức hấp dẫn bởi lãi suất trái phiếu.

Theo FiinGroup, TPDN vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn và ổn định trong dài hạn; đóng vai trò rất lớn về huy động vốn trung và dài hạn cho sự phát triển của DN và nền kinh tế. Giá trị TPDN huy động được trong năm 2021 đã vượt xa giá trị huy động vốn cổ phần từ thị trường cổ phiếu và tiệm cận tới giá trị cho vay mới trung dài hạn từ các ngân hàng thương mại.

Nhu cầu vốn trung và dài hạn có xu hướng tập trung vào các nhóm ngành như bất động sản, xây dựng, điện hay vật liệu xây dựng và sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới.

Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2022 vẫn có khả năng tăng trưởng tốt do cung cầu duy trì ở mức cao. Nhu cầu phát hành để đảm bảo vòng quay vốn của các doanh nghiệp khá cao, cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh được kỳ vọng sẽ sôi động hơn 2021 khi nền kinh tế đang mở cửa trở lại sau đại dịch, là những lý do khiến nguồn cung TPDN dự kiến vẫn rất dồi dào.

Năm 2020 – 2021, các doanh nghiệp đã huy động trên 1.000.000 tỷ đồng từ trái phiếu riêng lẻ trong đó có trên 50% không có tài sản đảm bảo.

Sở dĩ các doanh nghiệp ưa thích hình thức phát hành trái phiếu riêng lẻ bởi thủ tục nhanh gọn hơn rất nhiều so với phát hành đại chúng.

Tại Việt Nam, hầu hết trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đang được đăng ký, lưu ký ở các thành viên lưu ký (công ty chứng khoán, chiếm trên 98%), phần đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam mới chiếm chưa đầy 2% quy mô thị trường.

Do chưa có hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp tập trung nên các giao dịch TPDN riêng lẻ thực hiện qua hình thức giao dịch thỏa thuận ngoài sàn, cụ thể là tại các công ty chứng khoán. Do chưa có hệ thống chuẩn hóa, nên các công ty chứng khoán mỗi nơi làm mỗi kiểu, cũng là một loại rủi ro tiềm ẩn trên thị trường.

Chính vì sự rủi ro tiềm ẩn trong thị trường trái phiếu, một số doanh nghiệp đã tận dụng những kẽ hở trong quy định pháp luật để huy động tiền vốn sử nhưng lại sử dụng sai mục đích.

Điển hình là vụ việc sai phạm và bị hủy kết quả 9 đợt phát hành trái phiếu của ông lớn bất động sản Tân Hoàng Minh đã dấy lên D câu hỏi về trách nhiệm thẩm định, cấp phép cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ (TPRL) ở đâu?

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, LS. Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVITrọng tài viên VIAC cho rằng  các doanh nghiệp muốn phát hành chứng khoán ra công chúng phải trải qua quá trình thẩm định, cấp phép của cơ quan quản lý là bình thường, bởi nó ảnh hưởng đến lợi ích của số đông. Tuy nhiên, với trái phiếu riêng lẻ quy định càng chặt, càng siết sẽ càng sai nguyên tắc thị trường.

Theo ông Đức, “Luật không hạn chế các cá nhân, doanh nghiệp vay vốn từ bạn bè, từ ngân hàng, từ các tổ chức, cá nhân để phát triển kinh doanh, nên cửa gọi vốn từ phát hành TPRL không thể bị quản bằng thẩm định, cấp phép như cách mà nhiều người đang đặt câu hỏi hiện nay”.

Dù thị trường phát triển nóng trong 2 năm qua, nhưng những chủ thể (doanh nghiệp) rắp tâm lừa nhà đầu tư chỉ là thiểu số. “Đại đa số doanh nghiệp muốn huy động vốn để thêm cơ hội phát triển, nên chính sách cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp lớn lên, đồng thời với việc phải xử lý thật nhanh, thật mạnh các sai phạm, lừa đảo trên thương trường để tạo kỷ cương cho tất cả các chủ thể”, luật sư Trương Thanh Đức kiến nghị.

Chủ tịch Vietinbank Capital Khổng Phan Đức cũng cho rằng mọi nhu cầu của doanh nghiệp đều chính đáng, cho dù đó là các nghiệp vụ kinh doanh hàm chứa rủi ro, thậm chí là rủi ro cao như nhu cầu khởi nghiệp, mở rộng kinh doanh, đầu tư dự án mới, cứu trợ mất thanh khoản, cứu trợ phá sản… đều đáng được tiếp cận nguồn vốn. Các nghiệp vụ kinh doanh rủi ro cao là nơi các nguồn vốn vay tín dụng không thể chạm tới, vì NHTM là một loại hình định chế tài chính được thiết kế chủ yếu để phục vụ nhu cầu vốn ngắn hạn và không chấp nhận rủi ro cao.

Nhà đầu tư cần phải nâng cao trách nhiệm của bản thân khi bước vào thị trường trái phiếu

Giám đốc Công ty Luật ANVI pháp lý phải tôn trọng nguyên tắc thị trường và nên “gói” trong 3 từ khóa: minh bạch, cảnh báo và chế tài. Đã gọi là thị trường thì hàng hoá có thể bán 1 đồng, cũng có thể bán 1 triệu đồng, tùy thỏa thuận giữa người mua và người bán. Việc của người tạo chợ là phải thúc đẩy sự minh bạch, giám sát để cảnh báo và có chế tài thật mạnh với các hành vi gian lận, trục lợi của các bên.

Theo ông Trương Thanh Đức, nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất 12 – 18% không thể đòi hỏi an toàn như gửi tiết kiệm hưởng lãi suất 5% được. Lợi nhuận cao luôn đi kèm rủi ro cao. Nhà đầu tư đòi hỏi thị trường trái phiếu riêng lẻ phải thật an toàn cũng giống như các doanh nghiệp đòi hỏi lãi suất vay bằng trái phiếu thấp như lãi suất ngân hàng. Đó là… hoang tưởng.

  1. Nguyễn Trí Hiếu cũng từng chia sẻ lãi suất cao đã hấp dẫn quá nhiều người đưa tiền vào trái phiếu, trong khi nhà đầu tư chưa ý thức rõ trách nhiệm của mình là phải tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình và tự chịu các rủi ro phát sinh trong việc đầu tư và giao dịch trái phiếu.

FiinGroup khuyến cáo nhà đầu tư phải biết tự bảo vệ mình trước sự hấp dẫn của lãi suất. Năng lực tín dụng của tổ chức phát hành mới là yếu tố tiên quyết trong việc đánh giá khả năng trả nợ, đáp ứng nghĩa vụ tài chính của tổ chức phát hành.

Như vậy, theo các chuyên gia, việc đòi hỏi về trách nhiệm thẩm định, cấp phép cho doanh nghiệp phát hành riêng lẻ là chưa phù hợp, mỗi nhà đầu tư khi tham gia vào thị trái phiếu riêng lẻ cần trang bị kiến thức đầy đủ và đánh giá năng lực của doanh nghiệp phát hành.

Linh Chi

————-

Kiến thức đầu tư (Câu chuyện đầu tư) 08-4-2022:

https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-con-nhieu-ke-ho-cho-cac-cong-ty-ma-luon-lach-55311.html

(316/1.303)

 

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,469